Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn mặn lúc trẻ, về già lao đao - vì sao không thay đổi?

Thứ sáu, 14:54 15/09/2023 | Bệnh thường gặp

Ăn sáng bằng một tô phở, thêm chút mắm cho đậm đà rồi bữa trưa ăn đĩa cơm rang thêm chút xì dầu, đến tối đổi món rau luộc, thịt luộc chấm bát mắm ngon. Thực đơn kiểu này đang âm thầm tạo 'một gánh nặng' cho cơ thể và tăng nguy cơ bệnh tật do thói quen ăn mặn.

1. Không có muối , bất thành món ngon!

Chị Nguyễn Thu L. (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết trước khi luộc thịt, chị thường rửa kỹ thịt với muối, sau khi sơ chế sạch sẽ, chị cho thêm một chút bột canh vào nồi nước sôi để miếng thịt khi chín sẽ có vị ngọt đậm đà hơn.

Tất nhiên, thịt luộc phải có nước chấm đi kèm, bữa thì là bột canh vắt chanh ớt, bữa thì chấm với nước mắm pha tỏi giã nhuyễn, hôm thì đổi sang bát mắm tôm loãng thêm chút chanh, đường, ớt đánh sủi bọt lên. Vậy là tính sơ sơ, miếng thịt luộc từ lúc chưa luộc đến lúc thưởng thức đã 3 lần tiếp xúc, nêm nếm mắm muối.

Chưa kể đến món rau muống luộc, rau được ngâm kỹ 15 phút trong nước muối , rửa sạch rồi cho vào nồi luộc, chị L. lại vẩy thêm chút muối tinh để rau được xanh và giòn hơn. Vớt rau ra, chị lại thêm một ít bột canh để lát nữa vắt quả chanh không bị chua gắt. Lúc ăn rau muống luộc, tùy thuộc mỗi người lại chấm mắm cho vừa miệng. Món rau luộc nghe thì tưởng là giảm được lượng muối nhưng không phải, món này cũng lại có tới 3 lần được ngâm và thêm muối, gia vị.

Cách chế biến bữa ăn vô tình lạm dụng muối như chị Thu L. khá phổ biến đối với nhiều người mà không hề nghĩ điều này có ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe bản thân và những người xung quanh.

Ăn mặn không chỉ làm khát nước  - Ảnh 1.

Nêm muối quá mức không tốt cho sức khỏe.

2. Giảm ăn mặn và thay thế muối bằng các loại gia vị ít natri

Muối còn được gọi là natri clorua, có khoảng 40% natri và 60% clorua. Nó tạo hương vị cho thực phẩm và được sử dụng làm chất kết dính, chất ổn định. Muối cũng là một chất bảo quản thực phẩm vì vi khuẩn không thể phát triển khi có lượng muối cao.

Cơ thể con người cần một lượng nhỏ natri để dẫn truyền các xung thần kinh, co bóp và thư giãn cơ bắp, đồng thời duy trì sự cân bằng hợp lý giữa nước và khoáng chất. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy những người có chế độ ăn nhiều natri, ít kali có nguy cơ tử vong cao hơn do đau tim hoặc bất kỳ nguyên nhân nào. Những người có lượng natri tiêu thụ cao có nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào cao hơn so với những người có lượng natri tiêu thụ thấp.

Chưa có dữ liệu điều tra mới nhất về lượng muối trung bình người Việt Nam tiêu thụ là bao nhiêu nhưng theo kết quả điều tra toàn quốc năm 2015, trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 9,4g muối/ngày, trong khi Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5g muối/ngày (tương đương 1 thìa cà phê).

Xu hướng khẩu vị con người thường ăn mặn dần lên, điều này thực sự đáng báo động vì nguy cơ ăn mặn sẽ gây ra những bất lợi diễn tiến âm thầm tàn phá sức khỏe. Sử dụng quá nhiều muối, gia vị chứa muối và các thực phẩm chứa muối (chứa natri) làm tăng tình trạng mắc các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp , tim mạch, đái tháo đường, ung thư.

Theo ThS.BS Ngô Thị Hà Phương - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tại Việt Nam, phần lớn lượng natri đưa vào cơ thể là các gia vị được nêm nếm trong quá trình chế biến món ăn. Do đó, chúng ta nên giảm lượng muối, gia vị mặn chứa nhiều muối trong chế biến món ăn và thay thế bằng các loại gia vị khác để làm tăng cảm giác ngon miệng bù cho giảm vị mặn do hạn chế muối. Thay vì muối, có thể sử dụng các loại thảo mộc và gia vị để thêm hương vị.

ThS.BS Hà Phương tư vấn nên cân nhắc sử dụng các gia vị chứa muối để đảm bảo mùi vị không thay đổi như bột canh, hạt nêm, nước tương (xì dầu) và nước mắm chứa hàm lượng muối (natri) ít hơn mà vẫn giữ nguyên vị ngon của thực phẩm.

Ước tính 2,5 triệu ca tử vong có thể được ngăn chặn mỗi năm nếu mức tiêu thụ muối toàn cầu giảm xuống mức khuyến nghị.
Tổ chức Y tế Thế giới

3. Cách giảm muối trong khẩu phần ăn

Cải thiện thói quen ăn uống trong đó có giảm ăn mặn cần được xác định là trách nhiệm cá nhân với sức khỏe đồng thời góp phần cải thiện hành vi của cộng đồng, giảm gánh nặng nguy cơ bệnh tật. Hãy cố gắng giảm ăn mặn từ hôm nay nếu bạn và mọi người đang có chế độ ăn nhiều muối, gia vị bằng cách sau:

  • Không nêm nếm mắm muối cho trẻ tập ăn dặm.
  • Không thêm muối khi chế biến thức ăn.
  • Không để lọ muối trên bàn.
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhẹ có vị mặn.
  • Lựa chọn sản phẩm có hàm lượng natri thấp hơn.

Ngoài ra, tùy vào món ăn, hãy thử thêm các loại thảo mộc thơm (ví dụ hành tây, tỏi, hạt tiêu, lá nguyệt quế, húng quế, bạc hà, lá oregano, quế), giấm hoặc nước cốt chanh, cà chua trong khi nấu. Mua nước sốt, gia vị, nước dùng có ít muối. Giảm lượng nước sốt làm sẵn và các hương liệu khác dùng trong nấu ăn. Hãy thử món ăn trước khi thêm muối.

Dần dần, mọi người sẽ thích nghi với việc giảm dần lượng muối trong thực phẩm và khẩu vị sẽ ổn định hơn. Sau một thời gian để điều chỉnh vị giác, khi đã quen với việc ăn ít muối hơn, chúng ta sẽ nhận thấy nhiều hương vị hơn từ thực phẩm đã giảm muối.

Ăn mặn không chỉ làm khát nước  - Ảnh 3.

Không thêm muối khi chưa nếm thử món ăn.

4. Những quan niệm sai lầm về muối trong chế độ ăn

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, rất nhiều người có suy nghĩ sai lầm về việc giảm muối và bổ sung muối, điển hình là một số quan niệm dưới đây:

- Một số người cho rằng, vào ngày nóng ẩm khi đổ mồ hôi, chúng ta cần nhiều muối hơn trong chế độ ăn uống. Điều này là sai vì lượng muối mất đi qua mồ hôi rất ít nên không cần thêm muối ngay cả trong ngày nóng ẩm, điều quan trọng nên làm không phải là tăng muối mà cần phải uống nhiều nước.

- Quan niệm muối biển không tốt hơn muối sản xuất - Bất kể nguồn muối nào, lạm dụng natri trong muối mới gây ra hậu quả xấu cho sức khỏe.

- Đa số mọi người đều nghĩ và thực hành chế biến nêm nếm muối vì cho rằng món ăn không có muối thì không có vị. Mặc dù điều này ban đầu có thể đúng, nhưng vị giác sẽ sớm quen với việc ít muối hơn và có thể cảm nhận nhiều hương vị hơn.

- Không phải cứ thực phẩm nhiều muối mới có vị rất mặn vì một số thực phẩm chứa nhiều muối không có vị quá mặn khi chúng được trộn với những thứ khác như đường để giảm bớt vị mặn. Do đó, khi mua thực phẩm chế biến sẵn cần phải đọc nhãn thực phẩm để kiểm tra mức natri.

- Không phải chỉ người cao tuổi mới cần lo lắng về việc họ ăn bao nhiêu muối vì ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp ở mọi lứa tuổi.

Ăn mặn không chỉ làm khát nước  - Ảnh 4.

Nên tuân thủ khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới về mức tiêu thụ muối hằng ngày.

Đối với những người có chế độ ăn nhạt do bệnh lý cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên những người muốn giảm ăn mặn không nên giảm muối một cách thái quá đến mức ăn rất nhạt hoặc ăn nhạt hoàn toàn, điều này cũng gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe như có thể gây hạ natri máu khiến natri trong máu thấp bất thường. Các triệu chứng của hạ natri máu có thể bao gồm: buồn nôn, nôn, nhức đầu, thay đổi trạng thái tinh thần/lú lẫn, co giật, hôn mê.
Hoàng Nam
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bài tập giúp tốt cho người bị thiếu máu do thiếu sắt

Bài tập giúp tốt cho người bị thiếu máu do thiếu sắt

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Ngoài chế độ ăn uống đầy đủ, phù hợp, người bệnh thiếu máu do thiếu sắt cần kết hợp các phương pháp không dùng thuốc như tập luyện giúp người bệnh khỏe mạnh hơn.

Ăn uống vô độ, nữ sinh 20 tuổi nhập viện tâm thần

Ăn uống vô độ, nữ sinh 20 tuổi nhập viện tâm thần

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Lao vào ăn uống không thể kiểm soát, nữ sinh năm thứ hai đại học phải nhập viện tâm thần.

Bất ngờ loại quả có vị ngọt thanh nhưng không làm tăng đường huyết, đây là 5 lý do người bệnh tiểu đường nên ăn

Bất ngờ loại quả có vị ngọt thanh nhưng không làm tăng đường huyết, đây là 5 lý do người bệnh tiểu đường nên ăn

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) nếu tìm kiếm một loại trái cây ngọt mà không làm tăng đường huyết sau ăn thì có thể cân nhắc đến kiwi.

Điều chỉnh chế độ ăn cho người thiếu máu do thiếu sắt

Điều chỉnh chế độ ăn cho người thiếu máu do thiếu sắt

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ngày càng có nhiều người bị ảnh hưởng bởi bệnh thiếu máu do thiếu sắt hơn so với sự thiếu hụt vi các chất dinh dưỡng khác. Trong hầu hết các trường hợp, mức độ sắt có thể được tăng lên từ từ khi điều chỉnh chế độ ăn uống.

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Với người bị sốt siêu vi, chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi.

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Do chịu nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống, thanh niên 30 tuổi này chọn cách xả strees vào ăn uống. Anh thường xuyên ăn món mình ưa thích như gà rán, trà sữa...

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Vitamin tổng hợp (đa thành phần) rất phổ biến trên thị trường. Nhiều người chọn dùng vitamin tổng hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng cần chú ý tới các thành phần dưới đây… vì nếu lạm dụng hại nhiều hơn là có lợi.

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Tăng axit dạ dày có thể dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu và có vị chua trong miệng. Ngoài các thuốc kê đơn và không kê đơn, có thể thực hiện một số biện pháp tự nhiên giúp giảm đau do tăng axit dạ dày.

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Diễn viên kiêm người mẫu Đức Tiến qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang đi show ở Atlanta, bang Georgia khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Top