Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn gì, uống gì để giảm tình trạng ngạt mũi do COVID-19?

Thứ sáu, 09:49 28/04/2023 | Sống khỏe

COVID-19 có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên phổ biến nhất bao gồm sốt, ho, đau rát họng, đau cơ, ngạt mũi… Tình trạng ngạt mũi rất khó chịu khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Ngoài dùng thuốc thì nên ăn gì, uống gì để giảm ngạt mũi?

1. Người mắc COVID-19 cần làm gì khi bị ngạt mũi?

Ngạt mũi là một trong những triệu chứng thường gặp khi bị viêm nhiễm đường hô hấp. Tình trạng ngạt mũi gây nhiều khó chịu và nếu để kéo dài có thể gây bội nhiễm dẫn đến viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi...

Theo PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Hà Nội, ngạt mũi là một trong những biểu hiện rất hay gặp ở người mắc COVID-19. Ngạt mũi thường đi kèm chảy mũi và đau rát họng, thường xuất hiện vào ngày thứ 3 sau khi được xác định nhiễm SARS-CoV-2.

Tình trạng ngạt mũi làm cho người bệnh không ngủ được, thường phải há miệng ra để thở, dẫn đến khô họng và đau họng ngày càng nặng hơn.

Ăn gì, uống gì để giảm tình trạng ngạt mũi do COVID-19? - Ảnh 2.

Ngạt mũi là triệu chứng thường gặp ở người mắc COVID-19.

Để xử trí ngạt mũi, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ người bệnh có thể dùng các biện pháp như: xông hơi mũi bằng nước muối đẳng trương để làm loãng chất nhày và làm dịu kích ứng mũi; Nằm ngủ kê cao đầu…

Uống nhiều chất lỏng giúp làm loãng dịch trong hốc mũi, làm cho mũi thông thoáng và giảm ngạt. Tốt nhất là dùng nước ấm, nước gừng nóng, trà xanh hay ăn thức ăn cay cũng có tác dụng làm giảm nghẹt mũi.

2. Một số món ăn, thức uống giúp cải thiện tình trạng ngạt mũi

2.1. Nước trà ấm

Trà là thức uống có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong trà có nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp tăng cường miễn dịch chống lại nhiễm trùng đường hô hấp. Khi bị ngạt mũi, sổ mũi, đau họng, nhấm nháp một cốc trà ấm sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

2.2. Trà gừng

Một trong những lợi ích của trà gừng được nhiều người biết đến là nhanh chóng làm giảm cảm giác buồn nôn và có lợi cho hệ tiêu hóa.

Gừng là vị thuốc được chứng minh có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Nó kích thích hệ thống miễn dịch tự bảo vệ tốt hơn để chống lại các virus gây bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, cúm.

Gừng làm giảm viêm niêm mạc lót đường mũi và xoang. Tình trạng viêm này góp phần rất lớn vào việc tích tụ dịch và tắc nghẽn. Vì vậy, uống một cốc trà gừng nóng có hiệu ứng làm nóng đường hô hấp và gần như ngay lập tức giảm triệu chứng nghẹt mũi cũng như cảm giác choáng váng khi bị cảm lạnh, cảm cúm .

2.3. Trà gừng pha mật ong

Mật ong có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus, đồng thời giàu chất chống oxy hóa giúp giảm đau, dịu họng, giảm ho và tăng cường sức đề kháng.

Kết hợp trà gừng với mật ong uống ấm vừa có tác dụng thông mũi, giảm ho, dịu họng, loãng đờm, đồng thời cũng có thể cải thiện tâm trạng, giúp giảm mệt mỏi nhanh chóng.

2.4. Súp gà

Súp gà là món ăn chứa nhiều nước và rất giàu dinh dưỡng tốt cho người bệnh viêm đường hô hấp mệt mỏi, chán ăn. Súp gà cung cấp vitamin, khoáng chất, calo và protein . Đây là những chất dinh dưỡng rất cần thiết mà cơ thể cần để hồi phục sau khi bị ốm.

Các thành phần trong súp gà giúp ức chế sự di chuyển của bạch cầu trung tính, tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng và chất lỏng nóng làm loãng chất nhầy trong mũi, họng.

Thịt gà cũng chứa axit amin cysteine là một dạng cysteine giúp phá vỡ chất nhầy và có tác dụng kháng virus, chống viêm hiệu quả.

Ăn gì, uống gì để giảm tình trạng ngạt mũi do COVID-19? - Ảnh 4.

Súp gà.

2.5. Cháo trứng gà, tía tô

Trứng rất giàu protein, vitamin D và B12 và các khoáng chất như kẽm và selen... Tất cả các chất dinh dưỡng này đều có tác dụng tăng cường thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể chống lại nhiễm trùng đường hô hấp.

Tía tô là loại rau gia vị phổ biến có chứa tinh dầu. Trong Đông y, tía tô là vị thuốc phổ biến có tính ấm, vị cay, dùng trị cảm mạo, ngạt mũi, sổ mũi, đau đầu rất tốt.

Cách dùng: Nấu gạo tẻ thành cháo rồi đập lòng đỏ trứng gà vào đánh tan, cho thêm tía tô, hành và vài lát gừng quấy chín, ăn nóng giúp giải cảm, giảm đau đầu và nghẹt mũi hiệu quả.

2.6. Nước canh rau củ

Nước rau củ chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và ngăn ngừa tình trạng mất nước. Dùng rau củ nấu với nước dùng gà để uống có thể mang lại cảm giác dễ chịu, làm dịu cơn đau họng và làm thông mũi tự nhiên.

Thu Phương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
TRỰC TIẾP: Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

TRỰC TIẾP: Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 16 phút trước

Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Sôi động trước giờ diễn ra Lễ vinh danh Ngôi sao thuốc Việt lần 2

Sôi động trước giờ diễn ra Lễ vinh danh Ngôi sao thuốc Việt lần 2

Sống khỏe - 35 phút trước

SKĐS - Chỉ còn nửa tiếng nữa, Lễ vinh danh Ngôi sao thuốc Việt lần 2 sẽ chính thức được diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Trước lễ vinh danh, không khí đã vô cùng sôi động.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Ho rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe hô hấp khác nhau. Khi ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Đỗ Đạt gây bão mạng xã hội vì con gái quấy khóc đêm

Đỗ Đạt gây bão mạng xã hội vì con gái quấy khóc đêm

Sống khỏe - 5 giờ trước

Từ ngày trở thành "ông bố trẻ", tiktoker Đỗ Đạt rất stress đến mức ra ít video hẳn đi vì con liên tục quấy khóc đêm, khó ngủ.

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Bún tuy mềm và dễ ăn nhưng một số đặc điểm trong quá trình sản xuất khiến nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là trong mùa nắng nóng.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 6 giờ trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

10 thảo dược trị ho hiệu quả

10 thảo dược trị ho hiệu quả

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cơ thể mệt mỏi, học tập, làm việc giảm sút. Sử dụng thảo dược trị ho là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện có sỏi nhỏ trong niệu quản nhưng vì chủ quan, không điều trị dứt điểm dẫn đến thận bị mất chức năng, phải phẫu thuật cắt bỏ thận một cách đáng tiếc.

Top