Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn đúng, đủ theo nguyên tắc này, cả đời không lo bệnh tật ‘hỏi thăm’

Chủ nhật, 08:50 29/05/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet – Các chuyên gia nhấn mạnh, một chế độ ăn uống lành mạnh và đủ chất dinh dưỡng là điều cần thiết cho sức khỏe, đồng thời tránh các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, ung thư…

Theo GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ở người, hệ vi sinh vật đường ruột có số lượng vi khuẩn lớn nhất và số lượng loài lớn nhất so với các khu vực khác của cơ thể. Sự phát triển của một hệ vi sinh vật đường ruột ổn định và đa dạng hỗ trợ điều hòa miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật, tiêu hóa thức ăn.

Thường xuyên tiếp xúc với một lượng lớn vi sinh vật, hệ thống niêm mạc ruột chỉ gồm một lớp tế bào để đảm bảo việc hấp thu nhanh dưỡng chất, nước và các chất điện giải cũng cấp chon nhu cầu cơ thể.

Để bảo vệ biên giới mỏng manh này, cơ thể thích nghi bằng cách tập trung các mô miễn dịch phía dưới niêm mạc ruột để kịp thời tối ưu hóa đáp ứng miễn dịch một cách liên tục.

Ăn đúng, đủ theo nguyên tắc này, cả đời không lo bệnh tật ‘hỏi thăm’ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa


Bên cạnh đó, các mô này cũng tiết kháng thể IgA để bảo vệ lớp mảng nhầy thành ruột không bị tổn thương trong quá trình tiêu hóa. Không chỉ vậy, miễn dịch đường ruột cùng với sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột cũng đang ngày càng được khẳng định là có vai trò quan trọng trong nhiều vấn đề sức khỏe mãn tính như hội chứng ruột co thắt, hội chứng chuyển hóa, béo phì, đái thảo đường type 2, bệnh tim mạch, ung thư, Parkinson…

Cũng theo Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chế độ ăn có vai trò rất quan trọng với sự phát triển và cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. Do đó, cần có chế độ ăn khoa học, lành mạnh "ăn đúng và ăn đủ" theo tháp dinh dưỡng hợp lý của Viện Dinh dưỡng cho các lứa tuổi.

Chế độ ăn ngoài việc cung cấp đủ năng lượng, chất đạm còn cung cấp đủ các vitamin và chất khoáng tham gia trong hệ thống miễn dịch như vitamin A, D, K, E, sắt, kẽm, selen, flavonoid và probiotic.

Một chế độ ăn uống lành mạnh và đủ chất dinh dưỡng là điều cần thiết cho sức khỏe, đồng thời tránh các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, ung thư...

Mặt khác, chế độ ăn thừa đạm so với khuyến nghị, ít rau củ quả, ăn nhiều những thức ăn nhanh, thức ăn không lành mạnh như đồ chiên rán quá nhiều dầu mỡ, nước ngọt, bánh kẹo, thức ăn nhanh… cũng ảnh hưởng tới sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột.

Nguyên tắc ăn uống lành mạnh

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, dinh dưỡng lành mạnh để đảm bảo sức khỏe được khuyến nghị thực hiện theo công thức 4:5:1 của Bộ Y tế. Cân đối và đủ về tỷ lệ các chất sinh năng lượng; đủ về các thành phần vitamin và muối khoáng; đa dạng các nhóm thực phẩm; cân đối các bữa ăn trong ngày (3 bữa chính, 1-2 bữa phụ) và đảm bảo thực phẩm sạch, an toàn thực phẩm.

Ăn đúng, đủ theo nguyên tắc này, cả đời không lo bệnh tật ‘hỏi thăm’ - Ảnh 2.


Theo đó, một người trung bình cần ăn khoảng 2.000 calo mỗi ngày để duy trì cân nặng. Lượng calo hàng ngày có thể thay đổi tùy theo tuổi, giới tính và mức độ hoạt động thể chất. Ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng và phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm, thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày.

Khẩu phần ăn cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản... đậu, đỗ) cũng như chất béo động vật và thực vật. Dùng chất béo có nguồn gốc từ cá, các loại đậu đỗ, dầu thực vật, hạn chế các chất béo từ các thịt gia cầm như gà, vịt, thịt động vật như lợn, bò...

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, chế độ ăn nên theo tháp dinh dưỡng/người/ngày đối với từng lứa tuổi. Ví dụ, với người trưởng thành, tháp dinh dưỡng như sau: Đường: <5 đơn vị (1 ĐV=1 thìa đường 5 gram); muối: <5g (5gram = thìa muối 5gram, 8gram bột canh); dầu, mỡ: 5-6 đơn vị (1 ĐV= thìa dầu 5g=thìa mỡ 5 g=bơ 6g); sữa: 3-4 đơn vị (1 ĐV= cốc sữa 100ml=sữa chua 100g=phomai 15g); thịt/thủy sản/trứng/đậu đỗ: 5-6 ĐV (1ĐV=31g thịt lợn; 42g thịt gà =35g cá = 47g trứng = 30g tôm = 58g đậu phụ); rau: 3-4 đơn vị (1ĐV=80g rau chín); quả: 3 ĐV(1ĐV=80g ĐV ăn được); ngũ cốc: 12-15 đơn vị (1 ĐV=55g cơm tẻ (1/2bát)=37g bánh mì=95g khoai tây=84g khoai lang); Nước: 8-12 đơn vị (1 ĐV=200 ml nước).

Đặc biệt, để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nâng cao hệ miễn dịch, vị chuyên gia này nhấn mạnh, mọi người cần thay đổi chế độ ăn theo nguyên tắc: giảm chất béo bão hòa (C14,C16); bột tinh chế; đường tinh; muối và món ăn nhiều muối; thịt nguội. Đồng thời tăng rau xanh, quả chín; chất xơ, các vitamin, nhất là vitamin D, các khoáng chất sắt, kẽm, canxi; bổ sung lợi khuẩn, probiotic…

Nguyễn Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Diễn viên kiêm người mẫu Đức Tiến qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang đi show ở Atlanta, bang Georgia khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.

Danh sách thực phẩm có hại với người viêm tuyến giáp

Danh sách thực phẩm có hại với người viêm tuyến giáp

Sống khỏe - 4 giờ trước

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp cải thiện sức khỏe cho những người mắc bệnh viêm tuyến giáp. Để ngăn ngừa suy giáp, người bệnh cần tránh hoặc hạn chế tối đa những thực phẩm gây viêm trong cơ thể.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Làm gì để ngăn tóc bạc sớm khi còn trẻ?

Làm gì để ngăn tóc bạc sớm khi còn trẻ?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Tóc bạc cũng là một phần trong quá trình lão hóa, thường xuất hiện khi bước vào độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, nhiều người tóc bạc sớm khi ở độ tuổi thiếu niên hoặc đôi mươi, khiến họ trông già hơn tuổi thật. Vậy cần làm gì đến ngăn tóc bạc sớm?

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư của Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện NCHN) tại Đà Lạt sản xuất đã được vinh danh tại Ngôi sao thuốc Việt lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phối hợp với Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức.

Loại hạt rẻ tiền tốt cho người bệnh tiểu đường và bệnh xương khớp, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại hạt rẻ tiền tốt cho người bệnh tiểu đường và bệnh xương khớp, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc uống nước đậu đen thường xuyên có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

5 bước quan trọng để giảm cân thành công

5 bước quan trọng để giảm cân thành công

Sống khỏe - 12 giờ trước

Giảm cân chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là khi bạn muốn duy trì thành quả đó bền vững. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch cụ thể, khoa học và kiên trì, bạn sẽ thực hiện được điều đó.

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

Sống khỏe - 21 giờ trước

Sau bữa cơm tối có món canh nấm đất, 6 người trong một gia đình có dấu hiệu lạ, trong đó 3 người biểu hiện nặng hơn, phải vào viện cấp cứu.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Yến mạch là một trong những thực phẩm lành mạnh hàng đầu tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân. Nhưng ăn không đúng lại có tác dụng ngược. Vậy nên ăn yến mạch thế nào là tốt nhất để giảm cân?

Top