Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn chuối có chữa được mất ngủ?

Thứ bảy, 07:30 12/03/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Một quả chuối và chút bột quế nấu nước uống có thể thay thuốc an thần để trị mất ngủ. Bài thuốc được nhiều cư dân mạng nhiệt tình hưởng ứng, nhưng sự thực có đúng như vậy không?

Chưa có kiểm chứng khoa học nào nói chuối và bột quế là vị thuốc trị mất ngủ. Ảnh: T.G
Chưa có kiểm chứng khoa học nào nói chuối và bột quế là vị thuốc trị mất ngủ. Ảnh: T.G

Hỗn hợp chuối-bột quế có tác dụng gấp trăm lần thuốc an thần?

Một giấc ngủ sâu giúp cơ thể khỏe mạnh, thoải mái, tràn trề sinh lực – đó là mong ước của chị Kim Hạnh (ở Mỹ Đình, Hà Nội). Chị Hạnh thường xuyên bị mất ngủ và khi đã ngủ lại rất dễ bị đánh thức dù chỉ tiếng động nhỏ. Chị vô tình đọc được thông tin về việc một bé trai ở Anh bị mất ngủ nên hay nghịch ngợm, quấy khóc, chạy lung tung ban đêm khiến bố mẹ và bác sĩ tìm đủ cách như nghe nhạc nhẹ, bật đèn ngủ màu ấm, đắp chăn thật dày và cả thay đổi bố cục phòng ngủ, thuốc cải thiện giấc ngủ… để chữa trị nhưng đều vô hiệu. Khi được chuyên gia y học về giấc ngủ hướng dẫn cho cậu bé ăn nửa quả chuối trước khi ngủ thì sau 3 ngày, cậu bé bắt đầu thay đổi và cứ vào 20h là bé ngủ và ngủ một mạch tới 7h sáng hôm sau.

Tiếp đó, chị Hạnh còn đọc được công thức làm trà chuối - bột quế chữa mất ngủ được lan truyền trên mạng Internet với công thức: Dùng 1 quả chuối, 1 lít nước, 1/2 thìa cà phê bột quế. Cắt bỏ hai đầu quả chuối, thái lát nhưng để nguyên vỏ rồi cho vào nồi nước luộc sôi kỹ khoảng 10 phút. Chắt nước chuối luộc đổ vào ly, rắc nhúm bột quế vào để tăng hương vị. Một giờ trước khi đi ngủ thì uống nước chuối có bột quế. Sau khi uống ly nước chuối - bột quế 10 phút thì ăn hết quả chuối luộc.

Bài thuốc còn hướng dẫn kỹ cần dùng chuối còn vỏ nên phải chọn chuối không bị tẩm ướp hóa chất độc hại. Do đó cần mua loại chuối không bị ngậm hóa chất. Sau khi uống trà chuối sẽ có một số phản ứng như đi tiểu nhiều sau khi uống nước nấu chuối chừng 20 phút.

Hỗn hợp nước chuối và quế chế biến thành “trà” sẽ tạo giấc ngủ ngon đang được cư dân mạng lan truyền là tốt hơn thuốc an thần gấp 100 nghìn lần, bài thuốc tự nhiên chữa cả bệnh khó ngủ lâu năm không có tác dụng phụ mà ít người biết. Với lời giải thích của nhiều người thì theo Đông y, chuối tiêu giàu dinh dưỡng, vị ngọt, tính bình, có thể bổ tỳ vị, nhuận tràng, lợi tiểu, chữa bệnh ngoài da, mệt mỏi… Còn quế vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, tác động vào hai kinh can và thận. Quế có thể chữa các chứng chân tay lạnh, tả lỵ hoặc đau bụng do lạnh, bế kinh, tiêu hóa kém, đau khớp… Ngoài ra, quế có thể giúp cơ thể thúc đẩy tiêu hóa, tuần hoàn máu, cân bằng lượng đường trong máu giúp các kích thích tố cho phép rơi vào giấc ngủ dễ dàng. Quế là nguyên liệu có hương ngọt thanh, dịu nhẹ giúp thức uống thơm ngon, thư giãn, tăng cường tuần hoàn máu và ổn định hệ tiêu hóa. Trong quế có hàm lượng vitamin A, niacin, axit pantothenic và pyridoxine cao rất tốt cho sức khỏe. Nhưng lưu ý dùng quế đúng liều hướng dẫn, kẻo lạm dụng cũng không tốt.

Các bác sỹ nói gì?

Về bài thuốc uống nước chuối luộc - bột quế, Thầy thuốc ưu tú Trần Văn Bản (Trung ương Hội Đông y Việt Nam) cho hay, trong Đông y, chuối và bột quế không phải là hai vị thuốc chữa mất ngủ, mà thường trị mất ngủ bằng lạc tiên, lá vông… Ông Bản khuyên người dân không nên tin dùng những bài thuốc chưa có kiểm chứng khoa học, trong đó có những bài thuốc rất “vớ vẩn” dùng chẳng có tác dụng gì.

ThS.BS Trần Thuấn, Trưởng khoa Đông y (Bệnh viện Xanh Pôn) cũng cho rằng, chưa thấy có nghiên cứu y học nào về tác dụng của bài thuốc hỗn hợp chuối luộc – bột quế có tác dụng cải thiện giấc ngủ kỳ diệu như lời đồn thổi. Nhưng quế là vị đại nhiệt, không phải ai cũng dùng được, nhất là những người âm hư dương thịnh, người cao huyết áp, người đang bị viêm nhiễm cấp tính…

Ngày nay do thông tin trên mạng Internet rộng rãi, người dân tiếp nhận nhiều cách chữa bệnh mà đúng – sai, lợi – hại không biết rõ. Do đó, người bệnh cần cẩn trọng trước khi áp dụng các bài thuốc trên mạng vào cơ thể. Không nên vì những lời phóng đại thuốc quý, thần kỳ, trị bá bệnh… mà tuỳ tiện sử dụng. Dù thuốc Tây y hay Đông y cũng đừng tự tiện đưa vào người khi chưa có ý kiến của bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình.

Các bác sĩ khuyên: Khi có vấn đề về giấc ngủ, tốt nhất hãy sớm đi khám bệnh xem đó là dấu hiệu thiếu khoáng chất do ăn uống, hay do tâm lý lo nghĩ… Nếu thiếu dưỡng chất sẽ được tư vấn ăn uống đủ chất, vận động nhiều vào ban ngày để dễ ngủ ban đêm. Nếu vấn đề là tâm lý sẽ được hướng dẫn tập trung giải quyết để tâm lý được thoải mái. Các thuốc an thần có thể giúp lấy lại giấc ngủ, nhưng không diệt tận gốc rễ bệnh. Một số loại thuốc ngủ giúp ngủ nhanh, nhưng không tốt cho sức khỏe nếu dùng lâu dài. Đặc biệt, người bị mất ngủ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc ngủ vì dễ bị lệ thuộc thuốc.

Người bệnh nên gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị bệnh mất ngủ, không nên tự tiện dùng các loại thuốc không biết rõ tác dụng phụ của nó. Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, giảm bớt lo âu (tâm yên), sinh hoạt đúng giờ giấc, có chế độ ăn uống đầy đủ với thực phẩm lành mạnh… để có giấc ngủ ngon. Tăng cường thể dục thể thao, hàng ngày luyện hít thở sâu, nhịp thở chậm, bình tĩnh để cơ thể thư giãn, và tập vài kỹ thuật nhỏ hỗ trợ giấc ngủ khác do bác sĩ hướng dẫn để giúp não và cơ thể thư giãn trước giờ ngủ.

Mẹo để dễ ngủ

-Không nên bật đèn vì giấc ngủ sẽ không sâu do ánh sáng kích thích não bộ. Các loại ánh sáng của tivi, máy tính, điện thoại cũng kích thích hệ thần kinh, dẫn đến khó ngủ, nhất là ở cự li gần. Do đó không nên sử dụng trên giường trước khi ngủ.

- Nên dùng đồng hồ báo thức, không dùng điện thoại báo thức để tránh tiện thể đọc báo, chơi game, lướt net… gây mất ngủ.

- Tránh tập thể thao trước khi ngủ. Chỉ làm việc nhẹ nhàng như đan móc, nghe nhạc nhẹ… Hoặc đọc sách, tạp chí giúp mắt nhanh mỏi và đi vào giấc ngủ (tránh đọc sách hấp dẫn vì sẽ ham đọc hơn).

- Hạn chế các chất kích thích như cà phê, rượu và thuốc lá. Không nên uống nhiều nước trước khi ngủ vì dậy đi vệ sinh sẽ khó ngủ lại.

Uyển Hương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 6 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 11 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

Top