Hà Nội
23°C / 22-25°C

8 chùm ca bệnh ở Hà Nội đang được kiểm soát ra sao?

GiadinhNet – Sở Y tế Hà Nội cho biết, 5/8 chùm ca bệnh đã được kiểm soát nguồn lây, tuy nhiên, Hà Nội vẫn còn lo ngại từ 3 điểm nóng còn lại là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW 2, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều và chùm ca bệnh liên quan tới Bắc Ninh.

8 chùm ca bệnh ở Hà Nội đang được kiểm soát ra sao? - Ảnh 1.

Chiều 10/5, ông Đinh Tiến Dũng – Bí thư Thành ủy Hà Nội chủ trì buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 Hà Nội.

Thông tin về tình hình dịch, bà Trần Thị Nhị Hà – Giám đốc Sở Y tế cho biết, từ 29/4/2021 đến nay, Hà Nội ghi nhận 46 ca mắc ngoài cộng đồng tại 11 quận, huyện. 28 điểm tạm thời phong tỏa để khoanh vùng, dập dịch.

Theo đó, Hà Nội đã kiểm soát nguồn lây của 5/8 chùm ca bệnh. Cụ thể, chùm ca bệnh liên quan tới Hà Nam, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, ca bệnh Ấn Độ, chuyến bay VN160.

3 điểm nóng còn lại là ổ dịch Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW 2 (11 F0; 217 F1) và ổ dịch Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (2 F0; 71 F1) và chùm ca bệnh liên quan tới Bắc Ninh (các ca bệnh tại Bắc Ninh có liên quan tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW 2; có 14 F0 và 122 F2 thuộc Hà Nội).

8 chùm ca bệnh ở Hà Nội đang được kiểm soát ra sao? - Ảnh 2.

Toàn cảnh buổi làm việc chiều nay (10/5).

Giám đốc Sở Y tế nhận định: "Ổ dịch của 2 bệnh viện và đặc biệt là từ ổ dịch tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh đang là mối quan ngại lớn, số ca mắc vẫn tiếp tục được ghi nhận, vì vậy cần tập trung giải pháp để nhanh chóng kiểm soát nguồn lây từ các ổ dịch này".

Trước tình hình cấp bách trên, Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Hà Nội nhận định, các ca bệnh tại Hà Nội đều xác định được nguồn lây nhiễm nhưng nguy cơ phát sinh thêm các ca mắc mới trong công đồng vẫn rất cao bởi 4 nhóm nguy cơ chính, gồm: Chùm ca bệnh tại Gia Lâm và các ca mắc mới có liên quan đến ổ dịch tại Thuận Thành - Bắc Ninh; mầm bệnh từ các ổ dịch tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều; số mắc mới liên tục gia tăng tại 8 địa phương có địa bàn giáp ranh và lượng người quay trở lại Hà Nội làm việc, học tập rất lớn.

Do đó, Hà Nội xác định xét nghiệm đóng vai trò quan trọng, quyết định việc xác định sớm ca bệnh để chủ động bao vây, khoang vùng, xử lý, cắt đứt nguồn lây nhiễm, không để lan rộng, ngành y tế đã tập trung nâng cao năng lực xét nghiệm: tăng cường năng lực lấy mẫu, các đơn vị nâng công suất xét nghiệm lên 10 lần (từ 3.000 lên 30.000 mẫu/ngày).

8 chùm ca bệnh ở Hà Nội đang được kiểm soát ra sao? - Ảnh 3.

25 gia đình tại phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được cách ly y tế nghiêm ngặt do hai mẹ con có nguồn lây từ Thuận Thành, Bắc Ninh. Ảnh: B.Loan

Đồng thời, do yêu cầu cấp bách về thời gian nên các lực lượng phải triển khai công việc khẩn trương bất kể ngày đêm và nhiệm vụ này đã diễn ra trong thời gian dài.

Ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND TP khẳng định Gia Lâm là địa bàn có nguy cơ rất cao, do giáp ranh với vùng dịch tại huyện Thuận Thành.

Vì vậy huyện Gia Lâm cần tăng tốc thực hiện các giải pháp, chốt chặn toàn bộ các đường ngang, ngõ tắt; các tổ COVID-19 cộng đồng của huyện tăng cường nắm bắt di biến động của người dân thời điểm trước, trong và sau khi huyện Thuận Thành giãn cách xã hội.

Ông Ngọc Anh cho biết, theo các chuyên gia đánh giá, sắp tới sẽ còn gia tăng các ca bệnh, cần chú trọng nguy cơ F0 từ địa bàn các tỉnh giáp ranh với Hà Nội.

Trước việc nhiều nơi chưa thực hiện quyết liệt như ở công viên, vườn hoa vẫn tụ tập, Chủ tịch UBND TP kiến nghị xem xét tạm dừng thêm loại hình kinh doanh không thiết yếu như bia hơi… Hà Nội sẽ có quy định cụ thể từ khoảng cách giãn cách người với người đến việc tránh tụ tập đông người ra sao.

Tốc độ dập dịch "như thời chiến"

Trước tình hình dịch phức tạp, kết luận buổi làm việc, ông Đinh Tiên Dũng – Bí Thư Thành ủy yêu cầu thực hiện tốt 3 nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó cần ưu tiên phòng, chống dịch COVID-19 với tinh thần "chống dịch như chống giặc", thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ, "thần tốc" hơn nữa công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với mục tiêu cao nhất vì sức khỏe, tính mạng và sự bình yên của nhân dân.

Bí thư Thành ủy khẳng định, Hà Nội không giãn cách phong toả một cách cực đoan ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội, mà bình tĩnh xử lý, đưa ra những giải pháp đúng, hiệu quả, không bỏ lọt các F.

Để làm được việc đó, các địa phương phải thực hiện khẩn trương, tốc độ "như thời chiến", tăng cường ứng dụng thông tin qua các kênh, bảo đảm kịp thời cho phục vụ yêu cầu lãnh đạo chính xác, hiệu quả, phải có báo cáo giờ, thậm chí từng phút theo diễn biến của dịch.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Y tế - 8 giờ trước

Thị trường dược phẩm có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh và những xu hướng mới nổi của thị trường dược phẩm toàn cầu.

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Sau ăn nấm khoảng 2 tiếng, bốn cháu nhỏ từ 4-7 tuổi có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt...

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 14 giờ trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 3 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 tuần trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 tuần trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 tuần trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Top