Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 thói quen trong ngày “đèn đỏ” tưởng vô hại nhưng có thể dẫn đến vô sinh

Chủ nhật, 13:50 13/10/2019 | Dân số và phát triển

Chăm sóc vùng kín đúng cách không chỉ là bí quyết giúp phụ nữ tự tin nhất mà còn là liệu pháp ngừa vô sinh tốt nhất.

Trong những ngày đèn đỏ , cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm, cổ tử cung mở rộng nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập. Vì thế, nếu chăm sóc vùng kín không đúng cách, chị em sẽ có thể mắc những bệnh phụ khoa như viêm nhiễm cơ quan sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục trên (tử cung, tai vòi và buồng trứng)... Nhiều bệnh phụ khoa có thể tái phát nhiều lần và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, thậm chí dẫn đến vô sinh.

Sau đây là những thói quen chăm sóc vùng kín sai lầm mà ai cũng có thể mắc phải:

1. Lười thay băng vệ sinh

Trong 3 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt , lượng dịch kinh nguyệt sẽ thải ra khá nhiều kéo theo vi khuẩn phát triển tại âm đạo và xâm nhập sâu vào cơ thể. Việc lười thay băng vệ sinh không những gây ra tình trạng "tràn bờ đê" mà còn tạo cơ hội vi khuẩn sinh sôi phát triển trong vùng âm đạo, dẫn đến viêm nhiễm vùng kín. Vì vậy, hãy kiểm tra lưu lượng máu thường xuyên và thay băng sau 2-4 giờ sử dụng.

5 thói quen trong ngày “đèn đỏ” tưởng vô hại nhưng có thể dẫn đến vô sinh - Ảnh 1.

2. Không rửa tay trước và sau khi thay băng vệ sinh

Hầu hết mọi người đều nhớ rửa tay sau khi thay băng vệ sinh nhưng trước đó thì không. Bàn tay có thể là nơi truyền vi khuẩn từ bên ngoài vào âm đạo và ngược lại, cũng là phương tiện đưa vi khuẩn ra ngoài.

Vi khuẩn tích tụ lâu ngày sẽ gây ra viêm nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như đe dọa đến khả năng làm mẹ của bạn. Vậy nên, chị em hãy nhớ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi thay băng vệ sinh để tránh những sai lầm không đáng có trong ngày đèn đỏ.

5 thói quen trong ngày “đèn đỏ” tưởng vô hại nhưng có thể dẫn đến vô sinh - Ảnh 2.

3. Sử dụng giấy vệ sinh "kém chất lượng"

Thói quen sử dụng giấy vệ sinh để lau vùng kín sau khi đi vệ sinh, kể cả sau khi thay băng vệ sinh đều có ở bất kỳ cô gái nào. Tuy nhiên, trên thị trường có khá nhiều loại giấy "kém chất lượng" hay những loại giấy tái chế chứa nhiều tạp khuẩn. Vô tình khi bạn dùng những loại giấy này để lau vùng kín sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong âm đạo.

4. Dùng băng vệ sinh siêu thấm hoặc có mùi thơm

Các sản phẩm siêu thấm tác dụng chính là hút hết dịch kinh nguyệt, nhưng "tác dụng phụ" là hút luôn những chất dịch giữ ẩm tự nhiên - nơi sinh sống của rất nhiều vi khuẩn lành tính, tạo điều kiện cho vi khuẩn yếm khí phát triển mạnh và gây bệnh.

5 thói quen trong ngày “đèn đỏ” tưởng vô hại nhưng có thể dẫn đến vô sinh - Ảnh 3.

Còn với băng vệ sinh có mùi thơm, mặc dù có thể khiến chị em tự tin hơn vì lấn át được mùi hôi của kinh nguyệt nhưng không an toàn cho da, đặc biệt là những ai có làn da nhạy cảm. Nguyên nhân là do các loại băng này thường được xử lý chung với chất hóa học để tạo mùi thơm. Các hóa chất này có thể làm tăng khả năng sinh sôi các vi khuẩn, gây hăm da, kích ứng, đỏ da…

5. Vệ sinh không đúng cách

Thường xuyên dùng vòi xịt xối trực tiếp vào âm đạo không những không giúp "cô bé" sạch sẽ hơn mà vô tình còn đưa vi khuẩn đi sâu vào bên trong. Ngoài ra, các loại dung dịch có tính tẩy rửa hoặc xà phòng đều có thể khiến vùng kín của bạn bị biến đổi độ pH sinh lý, tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công.

Ông Clair Paik - PGS.TS và trưởng khoa phụ khoa tại Đại học California (Mỹ) khuyên chị em nên tránh xa các loại xà phòng có mùi thơm và tuyệt đối không thụt rửa bên trong. "Hãy để cơ thể của bạn được thực hiện chức năng làm sạch vốn có của nó".

Một thói quen sai lầm khác của nhiều bạn gái là rửa từ sau ra trước khi vệ sinh vùng kín hoặc lúc đi vệ sinh. Chính thói quen này gây hại cho sức khỏe vì đã vô tình đưa vi khuẩn từ hậu môn lên âm đạo, gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục hay nhiễm trùng đường tiểu .

Vì vậy, cách vệ sinh tốt nhất là nhẹ nhàng rửa sạch vùng kín bằng nước muối loãng, rửa từ trước ra sau rồi thấm khô bằng giấy vệ sinh được khử trùng, hoặc khăn sạch.

Theo Healthywomen, thehealthy/afamily

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Top