Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 "đại kỵ" khi uống sữa đậu nành tự làm nhất định không được lặp lại

Thứ hai, 21:00 14/06/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet - Vào mùa hè, nhiều gia đình xay nước đậu nành để uống trong ngày, gần như thay nước lọc. Tuy nhiên, đây là một sai lầm.

Sữa đậu nành là thực phẩm có nhiều protein, giàu chất dinh dưỡng, giúp ngăn ngừa các triệu chứng của tim mạch, trong máu, cải thiện sự trao đổi xương cốt và phòng chống loãng xương…

5 đại kỵ khi uống sữa đậu nành tự làm nhất định không được lặp lại - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Bình quân mỗi 100ml sữa đậu nành chứa 58,3 kcal, 3,6g Protein, 0,8g chất xơ, 0,03g natri và rất nhiều các vitamin A, B1, B2, D, PP, K, E… cùng với một số men có lợi cho tiêu hóa.

Vào mùa hè, nhiều gia đình xay nước đậu nành để uống trong ngày, gần như thay nước lọc. Tuy nhiên, đây là một sai lầm, nếu duy trì thường xuyên sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.

Các chuyên gia chỉ rõ 5 sai lầm thường gặp khi uống sữa đậu nành cần sớm được loại bỏ:

Không uống như nước lọc

Các chuyên gia khuyến cao không nên thay thế sữa đậu nành cho nước lọc uống hàng ngày. Bởi sữa đậu nành uống nhiều sẽ khiến bạn khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong đó không được hấp thu hết. Tốt nhất, với một người trưởng thành, bạn chỉ nên uống 500ml sữa đậu nành/ngày là đủ dưỡng chất cần thiết vừa làm đẹp da, vừa giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

5 đại kỵ khi uống sữa đậu nành tự làm nhất định không được lặp lại - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Không uống lúc đói

Việc uống sữa đậu nành khi đói cũng không phải là lựa chọn tốt, vì khi đói vì hầu hết các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và sẽ được tiêu thụ trong cơ thể, sẽ không phát huy được công dụng của nó. Nếu bạn vẫn muốn dùng sữa đậu nành cho bữa sáng thì phải kết hợp với thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, bánh ngọt...

Không uống khi chưa đun kỹ

Sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa chất độc, dễ gây trở ngại cho quá trình chuyển hoá protein, từ đó dẫn đến hiện tượng ngộ độc. Không chỉ vậy, trong lúc nấu sữa đậu nành, nên mở nắp vung để các chất có hại trong sữa đậu có thể theo khói tản ra ngoài.

Không đựng trong bình giữ nhiệt

Để giữ ấm sữa, một số người lưu trữ sữa trong phích nước để giữ nhiệt tốt hơn. Nhưng họ vô tình không biết rằng nhiệt độ bên trong phích nước không phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành. Vi khuẩn sinh sôi có thể làm cho sữa bị ôi sau khoảng 3-4 giờ.

Không uống cùng thuốc

Bạn cũng không nên uống thuốc với sữa đậu nành. Cách uống này khiến sữa đậu nành bị giảm dinh dưỡng. Một số loại thuốc, đặc biệt là các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycin…có thể làm phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.

M.H (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vaccine phòng dại kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Sống khỏe - 4 giờ trước

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thức ăn và gây ra một số phản ứng có thể nghiêm trọng. Vậy người bị dị ứng thực phẩm nên ăn uống thế nào để phòng tránh dị ứng?

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Chất xơ có trong đậu ngự giúp đào thải cholesterol, giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch nguy hiểm dẫn đến đột quỵ, đau tim...

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Những thói quen tưởng chừng tiện lợi nhưng có thể gây nguy hại cho sức khoẻ.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Top