Hà Nội
23°C / 22-25°C

4 sai lầm khi chữa bệnh cảm cúm khiến bệnh nặng hơn

Thứ bảy, 09:17 02/04/2016 | Sống khỏe

Nhiều người cho rằng bệnh cúm là bệnh phổ biến nên rất dễ chữa khỏi. Thế nhưng thực tế, không ít người lại có những quan niệm chữa bệnh cảm cúm sai lầm khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Hiện nay thời tiết giao mùa xuân - hạ với độ ẩm cao là môi trường rất thuận lợi cho các bệnh cảm cúm phát triển. Bệnh có thể biến mất sau 1-2 ngày nhưng với một số người có cơ địa yếu, bệnh có thể kéo dài và gây ra rất nhiều triệu chứng mệt mỏi, khó chịu. Mặc dù bệnh cảm cúm là bệnh rất phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách giúp mình nhanh khỏi bệnh. Thậm chí, không ít người lại có những quan niệm chữa bệnh cảm cúm sai lầm khiến bệnh trở nên nặng hơn.

1. Bệnh cảm cúm tự khỏi

Cảm cúm được coi là một trong những bệnh thông thường. Mỗi năm, người trưởng thành đều có thể bị cảm cúm 2-4 lần với những biểu hiện thông thường là đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể. Cũng từ suy nghĩ cho rằng đây là bệnh thông thường mà nhiều người để bệnh tự khỏi, không cần uống thuốc hay đi khám.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo các bác sĩ, khi người bị cảm cúm có triệu chứng sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể… kéo dài, cần phải uống thuốc và điều trị tích cực, nếu không có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất là đối với hệ thống tim mạch như gây ra viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, hô hấp, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, tai mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang , viêm họng…

2. Uống nhiều thuốc kháng sinh

Bên cạnh những người quyết tâm không uống thuốc khi bị cảm cúm thì lại có những người có quan điểm rằng, sau khi bị cảm cúm sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc như kháng sinh thì bệnh sẽ nhanh khỏi.

Thế những trên thực tế, cảm cúm là bệnh do virus mà theo khuyến cáo về y tế, các bệnh do nhiễm virus nói chung và bệnh cảm sốt, bệnh cảm cúm nói riêng đều không nên uống các loại thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn chứ không có tác dụng đối với virus. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc.

Kậy nên, không nên lạm dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp này để tránh lãng phí và làm cho tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đang có nguy cơ ngày càng gia tăng trong cơ thể.


Khi bị bệnh cúm hết sức lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh (Ảnh minh họa)

Khi bị bệnh cúm hết sức lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh (Ảnh minh họa)

3. Tự ý truyền nước

Nhiều người mới bị cảm cúm đã nghĩ ngay truyền nước để có thể nhanh khỏi. Tuy nhiên việc tự ý truyền nước mà không theo khám, xét nghiệm và chỉ định của bác sĩ hoàn toàn có thể dẫn đến đe dọa tính mạng.

Không phải thời điểm nào truyền nước biển vào cơ thể cũng tốt. Nó sẽ có tác dụng trong một số trường hợp bệnh nhân bị sốt, mất nước... nhưng đều phải dưới sự theo dõi và quyết định của bác sĩ khám, điều trị khi đã xác định cơ thể bệnh nhân đang trong tình trạng như thế nào và cần những loại dịch truyền gì. Nếu tự ý truyền nước một cách bừa bãi, truyền quá liều, truyền với tốc độ nhanh (tốc độ chảy của nước vào cơ thể) có thể gây ra dị ứng, sốc, nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn điện giải, phù phổi, sưng tim, tình trạng nghiêm trọng sẽ nguy hiểm tới tính mạng, thậm chí còn gây sốc và dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) thì chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước như những bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp …; người bệnh không thể ăn, uống được. Còn trong trường hợp người bệnh bị cảm cúm, cơ thể mất nước nhưng vẫn ăn uống được thì nên bù nước qua đường uống sẽ tốt hơn.

4. Xông hơi, xông nước lá càng nhiều càng tốt

Khi bị cảm cúm, người bệnh có các triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng... Theo Đông y, đây là do cảm phong hàn, các lỗ chân lông trong cơ thể bị bít lại dẫn đến ách tắc. Trong trường hợp này, bạn có thể xông hơi hoặc xông lá để giúp giãn mạch, mở lỗ chân lông, thải độc và virus ra ngoài.

Tuy nhiên việc dùng lá nấu nước xông cần hết sức lưu ý không nên đun nước xông sôi quá 15 phút vì sẽ làm các chất tinh dầu bay hơi hết. Trong lúc xông, người bệnh nên thở chậm và sâu vì tác dụng chủ yếu khi xông là qua đường hô hấp. Khi thấy trong mình đã nhẹ bớt, hết cảm giác sợ lạnh, sợ gió nên ngừng xông hơi dùng khăn khô lau mồ hôi, thay quần áo khô rồi nằm nghỉ.

Đặc biệt khi bị cúm mọi người cần tránh không xông hơi nước lá quá nhiều, quá lâu vì có thể gây ra nhiều mồ hôi dẫn tới cơ thể mất nước. Theo y học cổ truyền, khi cơ thể suy nhược dương khí yếu. Nếu bị cảm mà xông ra nhiều mồ hôi sẽ càng làm thoát khí dương ra ngoài, khiến cơ thể suy kiệt hơn. Sau khi xông nên ăn cháo nóng, thêm một ít rau thơm như tía tô, kinh giới, quế hoặc vài lát gừng tươi hay củ hành, tiêu. Cảm sẽ khỏi nhanh trong vài ba ngày.


Không nên xông nước lá quá nhiều trong chữa bệnh cúm (Ảnh minh họa)

Không nên xông nước lá quá nhiều trong chữa bệnh cúm (Ảnh minh họa)

ThS.BS Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, những người mắc bệnh cảm cúm có các triệu chứng như sốt cao, ho khan, nhức đầu, đau họng, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu, có thể bị nôn hoặc tiêu chảy.... Nếu bị cúm nhẹ, mọi người có thể chữa trị ở nhà, nghỉ ngơi, uống nhiều nước nóng, súc miệng nước muối.

Nếu ho nhiều, tức ngực, khó thở, kéo dài… cần đến bệnh viện khám để được xử trí kịp thời những diễn biến nặng có thể xảy ra. Khi bệnh cúm biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng lan rộng rất nguy hiểm đến tính mạng như chủng virus H1N1, H5N1 hiện nay.

Cần ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin để nâng cao sức đề kháng. Chú ý giữ ấm vừa phải, lưu thông không khí trong phòng. Ngủ và nghỉ ngơi hợp lý.

Theo Tri Thức Trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Y tế - 8 giờ trước

Thị trường dược phẩm có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh và những xu hướng mới nổi của thị trường dược phẩm toàn cầu.

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Sau ăn nấm khoảng 2 tiếng, bốn cháu nhỏ từ 4-7 tuổi có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt...

7 thực phẩm có lợi cho sức khỏe phụ nữ mãn kinh

7 thực phẩm có lợi cho sức khỏe phụ nữ mãn kinh

Sống khỏe - 8 giờ trước

Mãn kinh là thời kỳ diễn ra nhiều thay đổi về thể chất và tâm sinh lý của phụ nữ. Giai đoạn này chị em cần chú ý điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện những vấn đề sức khỏe thường gặp sau mãn kinh.

9h ngày 15/5, Họp báo công bố Lễ trao danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần thứ 2

9h ngày 15/5, Họp báo công bố Lễ trao danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần thứ 2

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Theo Ban Tổ chức, đã có hàng trăm doanh nghiệp và sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham gia bình chọn danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

3 khung giờ ăn vào sẽ khiến cân nặng của bạn tăng vù vù, ai muốn giảm cân nên tránh!

3 khung giờ ăn vào sẽ khiến cân nặng của bạn tăng vù vù, ai muốn giảm cân nên tránh!

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Để việc ăn kiêng để giảm cân hiệu quả, bạn không chỉ phải kiểm soát về loại thức ăn, lượng đồ ăn, cách ăn mà còn là cả thời gian ăn.

5 loại thịt cung cấp protein tốt cho việc giảm cân

5 loại thịt cung cấp protein tốt cho việc giảm cân

Sống khỏe - 12 giờ trước

Có nhiều người đã lựa chọn ăn chay để giữ sức khỏe và giảm cân. Tuy nhiên, thịt không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn là sự bổ sung tuyệt vời cho kế hoạch giảm cân.

Quy chế bình chọn danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần thứ 2

Quy chế bình chọn danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần thứ 2

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH – Các doanh nghiệp tham gia bình chọn danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 phải đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí khắt khe mà Ban Tổ chức đưa ra.

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 14 giờ trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Sống khỏe - 15 giờ trước

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Vậy những triệu chứng tay chân miệng ở trẻ như thế nào?

Giải thưởng "Ngôi sao thuốc Việt": Vinh danh những doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm chất lượng, hiệu quả

Giải thưởng "Ngôi sao thuốc Việt": Vinh danh những doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm chất lượng, hiệu quả

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, “Ngôi sao thuốc Việt” không chỉ là một danh hiệu cao quý mà còn là một tầm vóc mới của doanh nghiệp và sản phẩm thuốc Việt trong khát vọng vươn cao, vươn xa, đưa ngành Dược Việt Nam bước ra thế giới.

Top