Hà Nội
23°C / 22-25°C

4 điều quan trọng cần chuẩn bị trước khi mang thai lần đầu

Thứ hai, 11:44 15/11/2021 | Dân số và phát triển

Các chuyên gia cho biết, có rất nhiều yếu tố cần chuẩn bị trước khi mang thai để đảm bảo tỷ lệ thụ thai cũng như sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Mang thai và sinh nở là bước ngoặt cực kỳ quan trọng trong cuộc đời mỗi người phụ nữ, đặc biệt là lần mang thai đầu tiên. Tuy nhiên, với các chị em phụ nữ mang thai lần đầu tiên, cần đặc biệt chú ý đến 4 điều sau:

1. Khám tiền sản

Khám tiền sản là bước cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá bạn nên mang thai vào thời điểm đó hay không và cần chuẩn bị những gì để mẹ và bé đều khỏe mạnh, hạn chế tối đa biến chứng thai kỳ, dị tật bẩm sinh. Bạn nên khám tiền sản càng sớm càng tốt, thậm chí là ngay khi có ý định kết hôn.

Khám tiền sản bao gồm khám sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản. Với khám sức khỏe tổng thể, bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu, thiếu sắt, bị tiểu đường, hay các bệnh về đường máu có khả năng lây truyền sang con khi mang thai hay không.

 - Ảnh 1.

Bên cạnh đó, bạn có thể sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm tìm kháng thể đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho thai kỳ như cúm, rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B.

Còn khi khám sức khỏe sinh sản, thường sẽ phải thực hiện trên cả vợ và chồng. Chị em sẽ trải qua các bước kiểm tra từ đơn giản đến chuyên sâu nhằm đánh giá khả năng thụ thai, phát hiện các di truyền bất thường có thể di truyền sang con, các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục như viêm gan B, HIV, giang mai…

2. Tiêm phòng

Trước khi quyết định mang thai, chị em phụ nữ nên tiêm ít nhất 4 mũi vaccine dự phòng quan trọng sau:

- Sởi, quai bị, rubella: tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

- Thủy đậu: tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.

- Cúm: tiêm trước khi mang thai 1 tháng.

- Viêm gan B: tiêm đủ ba mũi trước mang thai 7 tháng (mũi hai cách mũi một 1 tháng, mũi 3 cách mũi hai 6 tháng). Nên xét nghiệm trước khi tiêm, nếu bạn đủ kháng thể không cần tiêm.

3. Chế độ ăn uống và thể dục

Khi có kế hoạch mang thai, phụ nữ nên xây dựng chế độ ăn uống đa dạng. Không chỉ bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng như chế phẩm từ sữa, thịt bò, thịt gà, trứng gà… mà còn cần ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi. Đặc biệt, cần tăng cường bổ sung sắt, axit folic, canxi và các loại vitamin.

 - Ảnh 2.

Dù là thói quen và sở thích phổ biến ở người trẻ tuổi, nhưng các chị em chuẩn bị mang thai lần đầu nên hạn chế các thực phẩm hoặc đồ uống có chứa caffeine và bia rượu. Nếu vẫn không thể bỏ được cà phê, hãy nhớ không được uống quá 200ml mỗi ngày.

Ngoài ra, đừng thức khuya và cố gắng ngủ ít nhất 6 tiếng 1 ngày, giữ cân nặng ổn định. Vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng nhưng đều đặn, tăng cường sự dẻo dai như yoga, thiền, bơi lội, đạp xe, chạy bộ…

4. Chuẩn bị tâm lý

Ngoài sức khỏe thì tâm lý là yếu tố rất quan trọng khi quyết định mang thai và sinh nở. Rất nhiều chị em trẻ đang quen với cuộc sống tự do tự tại, thoải mái hoặc cảnh ân ái “vợ chồng son” nên khó thích ứng với việc mang thai trong lần đầu.

Điều này dẫn đến việc mặc dù có kế hoạch cho việc mang thai nhưng họ vẫn luôn cảm thấy căng thẳng, lo lắng, dễ thay đổi và cảm thấy mình chưa sẵn sàng. Cũng có nhiều phụ nữ cũng mắc chứng “trầm cảm sớm” do quá mong mỏi có con hoặc kỳ vọng quá nhiều sau cuộc sống hôn nhân.

 - Ảnh 3.

Các chuyên gia cho biết, cách tốt nhất để chuẩn bị tâm lý cho lần đầu tiên mang thai là chỉ có thai khi cả vợ và chồng đều sẵn sàng, vui vẻ và khỏe mạnh để đón nhận đứa bé. Đồng thời, người mẹ cũng cần tìm hiểu kỹ về cách tính ngày thụ thai, các dấu hiệu thai kỳ, cách chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ và nuôi dạy trẻ ngay từ sớm để giảm bớt áp lực về tâm lý.

Ngoài ra, bản thân việc tâm lý không thoải mái hay chưa sẵn sàng cũng góp phần làm giảm tỷ lệ thụ thai và tăng chứng trầm cảm sau sinh. Cũng nên học cách điều chỉnh cảm xúc, tìm cho mình 1 sở thích lành mạnh để nuôi dưỡng tâm hồn, giữ sức khỏe tinh thần ổn định cho cả mẹ và bé.

Khuê Lăng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Top