Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 thói quen khi ngủ khiến đường huyết tăng vọt

Thứ năm, 20:09 22/09/2022 | Bệnh thường gặp

3 thói quen khi ngủ khiến đường huyết tăng vọt: Chất lượng giấc ngủ kém và thời gian ngủ bị rối loạn trong thời gian dài có thể khiến khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm, đẩy nhanh quá trình lão hóa, rối loạn nội tiết.

Giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết đến sức khỏe. Ngủ quá ít - hoặc quá nhiều - đều có thể liên quan đến các vấn đề về lượng đường trong máu, không chỉ ở những người mắc bệnh tiểu đường mà còn ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh. Dưới đây là những thói quen ngủ như thế, nếu bạn đang phạm phải thì phải nhanh chóng thay đổi kẻo không sớm thì muộn, bệnh tiểu đường cũng sẽ tìm đến.

Thời gian bạn đi ngủ có thể dự đoán nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Những người thuộc diện "cú đêm" có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường loại 2 hơn những người đi ngủ sớm. Đó là kết quả của một nghiên cứu của các nhà khoa học ở Mỹ. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng dậy sớm còn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim.

3 thói quen khi ngủ khiến đường huyết tăng vọt - Ảnh 1.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Rutgers ở New Jersey nhận thấy thời gian thức dậy có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể bạn.

Cụ thể, hội "cú đêm" được phát hiện được phát hiện là ít hoạt động hơn vào ban ngày, do vậy việc sử dụng chất béo làm năng lượng bị hạn chế. Từ đó dẫn đến tích tụ chất béo có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch.

Trong khi đó, những người dậy sớm được phát hiện là đốt cháy chất béo để lấy năng lượng nhiều hơn là carbohydrate, do đó làm giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường và tim mạch.

Tác giả cao cấp của nghiên cứu, Giáo sư Steven Malin, cho biết: "Sự khác biệt trong chuyển hóa chất béo giữa những người dậy sớm và người thức khuya cho thấy nhịp sinh học của cơ thể (đồng hồ cơ thể) có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể chúng ta sử dụng insulin".

3 thói quen khi ngủ khiến đường huyết tăng vọt - Ảnh 2.

Cũng tìm hiểu về mối liên hệ giữa thói quen ngủ và bệnh tiểu đường, các nhà nghiên cứu ở Hàn Quốc đã phát hiện ra rằng những người thức khuya qua 12 giờ đêm có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường, ngay cả khi họ có ngủ đủ vào ngày hôm hôm sau. Các tác giả của nghiên cứu cho biết những người thức khuya có xu hướng tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng của màn hình tivi và điện thoại. Thói quen này tác động đến nồng độ insulin trong máu và khả năng điều chỉnh đường huyết của cơ thể. Nghiên cứu được chia sẻ trên trang Men's Health.

Ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều không có lợi cho kiểm soát đường huyết

Mọi người đều cần giấc ngủ ngon, nhưng nó đặc biệt quan trọng khi bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2. "Ngủ không đủ giấc có thể tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu, ngắn hạn và dài hạn", Gregg Faiman, bác sĩ nội tiết tại Bệnh viện Đại học ở Ohio cho biết. "Trên thực tế, giấc ngủ cũng cần thiết cho sức khỏe của bạn như dinh dưỡng và tập thể dục", ông nói.

3 thói quen khi ngủ khiến đường huyết tăng vọt - Ảnh 3.

Ngủ quá ít sẽ gây căng thẳng cho cơ thể khiến cơ thể giải phóng hormone, bao gồm cả cortisol. "Cortisol làm tăng kháng insulin và tăng lượng đường trong máu", tiến sĩ Faiman nói. Mặt khác, ngủ quá nhiều cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2020 trên Diabetologia, những người mắc bệnh tiểu đường ngủ nhiều hơn (hoặc ít hơn) hơn 7 giờ có nguy cơ tử vong sớm cao hơn, so với những người có đủ 7 giờ.

Bật đèn khi ngủ cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2

Các chuyên gia cho rằng điều này có liên quan đến việc tiết melatonin bất thường. Nhóm nghiên cứu tại Đại học Yale đã tiến hành một cuộc khảo sát theo dõi trong thời gian dài đối với 20 người ở độ tuổi 18-40. Nghiên cứu phát hiện ra rằng việc ngủ trong điều kiện có nhiều ánh sáng lâu dài thì mức độ kháng insulin sẽ tăng lên đáng kể và khả năng đáp ứng của các tế bào đối với hormone insulin của con người giảm xuống.

Tốt nhất bạn nên bịt mắt hoặc tắt đèn khi ngủ để tránh ánh sáng ảnh hưởng tới đường huyết và giấc ngủ của bạn.

Bệnh tiểu đường loại 2 là khi insulin mà tuyến tụy tạo ra không thể hoạt động bình thường hoặc tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin.Điều này có nghĩa là lượng đường trong máu (đường) trở nên quá cao.Theo NHS, các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 cần chú ý bao gồm:

- Đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm

- Cảm thấy khát mọi lúc

- Cảm thấy rất mệt mỏi

- Giảm cân mất kiểm soát

- Ngứa quanh "vùng kín", hoặc liên tục bị tưa miệng

- Vết thương lâu lành

- Bị mờ mắt


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Cơ thể nữ giới luôn thay đổi, nhưng đôi khi những thay đổi lại là dấu hiệu bệnh ung thư ở phụ nữ.

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Tập thể dục là cách tốt nhất để phòng bệnh đau vai gáy cổ cho dân văn phòng, những người ngồi nhiều, ít vận động.

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Móng tay, chân cùng với da, tóc thuộc lớp ngoài của cơ thể. Đôi khi màu sắc, thay đổi của móng tay, chân cũng là biểu hiện tình trạng sức khỏe bên trong của người.

4 cách tự nhiên chữa mất ngủ hiệu quả

4 cách tự nhiên chữa mất ngủ hiệu quả

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến, có thể sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ hoặc thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại được.

9 biểu hiện cho thấy bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng

9 biểu hiện cho thấy bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Rối loạn trầm cảm nặng có thể bắt đầu ở bất kì tuổi nào, thường nhất trong lứa tuổi 20 -50. Theo các nhà nghiên cứu, tần suất rối loạn trầm cảm nặng bệnh ngày càng gặp nhiều ở nhóm người dưới 20 tuổi có lẽ liên quan đến lạm dụng rượu hoặc ma tuý.

4 việc cần làm ngay khi ngủ dậy để phòng ngừa đột quỵ

4 việc cần làm ngay khi ngủ dậy để phòng ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Đột quỵ sau khi ngủ dậy vào sáng sớm có thể gây ra rất nhiều các biến chứng sức khỏe nguy hiểm.

Chú rể ở Nam Định nhập viện ngay trong ngày cưới vì chấn thương tinh hoàn

Chú rể ở Nam Định nhập viện ngay trong ngày cưới vì chấn thương tinh hoàn

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Trong lúc vui chơi và nhảy cùng bạn bè trong ngày cưới, chú rể có trèo lên ghế nên bị ngã đập vùng hạ bộ vào thành ghế...

Top