Hà Nội
23°C / 22-25°C

10 năm sau khi nhập viện vì nhuộm tóc, cô gái ân hận cả đời vì cuộc sống "địa ngục"

Thứ tư, 09:30 08/01/2020 | Sống khỏe

Một người phụ nữ 29 tuổi đã quyết định chia sẻ những gì cô đã phải chịu đựng trong gần 10 năm sau khi bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc khiến cô suýt mất mạng.

Quay trở lại năm 2010, cô gái trẻ Robyn Cherry đến từ Anh đã đến tiệm làm tóc để nhuộm màu nâu. Tuy nhiên sự việc sau đó đã khiến Robyn của 10 năm sau vô cùng hối hận và nói rằng đó là sai lầm tồi tệ nhất trong cuộc đời cô.

Robyn cho biết cô đều đặn tẩy màu tóc hai lần trong tháng. Và thông thường mỗi lần trước khi nhuộm, cô đều thực hiện Patch test hay còn gọi là test áp bì ( là một phương pháp thử nghiệm được sử dụng để xác định liệu một chất cụ thể gây viêm dị ứng trên da của bệnh nhân) khoảng 48 tiếng trước khi dùng.

10 năm sau khi nhập viện vì nhuộm tóc, cô gái ân hận cả đời vì cuộc sống địa ngục  - Ảnh 1.

Robyn Cherry trước khi nhuộm tóc.

"Tôi luôn thực hiện test áp bì 48 tiếng trước khi dùng. Lần này tôi muốn nhuộm tóc màu nâu và nhân viên ở tiệm làm tóc đã cho tôi tiến hành thử 1 ngày trước khi chính thức nhuộm tóc." Robyn nói.

Ngày hôm sau, thợ làm tóc đã đề nghị cô tới và nhuộm màu nâu cho cô dù mới chỉ qua 1 ngày thử nghiệm. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau khi rời tiệm, da đầu của Robyn bắt đầu nóng rát. Ban đầu cô vẫn nghĩ rằng đó là do mới nhuộm nhưng sáng hôm sau khi thức dậy, cô gái trẻ nhận ra khuôn mặt của mình sưng to gấp đôi.

"Đầu tôi trông giống như một quả cà chua, tôi rất sợ và đau đớn. Đầu tôi đang bị bỏng rất nhiều, tôi cảm thấy như nó sắp bật ra", Robyn nói.

Ngay khi xảy ra vấn đề, mẹ của Robyn đã đưa cô tới bác sĩ gia đình nhưng họ ngay lập tức yêu cầu cô tới bệnh viện. Trên đường tới viện, khuôn mặt của Robyn vẫn tiếp tục sưng to. Và khi tới nơi, mặt của cô đã sưng tới nỗi ngay cả đường thở cũng bị tắc nghẽn, khiến cô khó thở. Cô ngay lập tức được đưa đến đơn vị hồi sức.

"Tôi có thể cảm thấy mặt mình ngày càng to hơn và mắt tôi đã sưng lên. Tôi bị mù hoàn toàn, thật kinh khủng.", cô nói. "Tôi nghe các bác sĩ nói rằng tóc của tôi mọc ra thành từng đám và da đầu của tôi bị phồng rộp. Tôi ngất đi cứ sau vài phút vì đau và hoàn toàn cuồng loạn. Các bác sĩ đã tiêm adrenaline và steroid cho tôi. Họ nói rằng đó là phản ứng tồi tệ nhất họ từng thấy và nếu tôi để tình trạng này thêm một giờ nữa, tôi sẽ chết. Tôi đã rất sợ hãi và tiếp tục cầu xin họ giúp tôi."

10 năm sau khi nhập viện vì nhuộm tóc, cô gái ân hận cả đời vì cuộc sống địa ngục  - Ảnh 2.

Sau khi nhuộm tóc, khuôn mặt của Robyn bị sưng to.

Các bác sĩ sau đó phát hiện ra rằng cơ thể Robyn đã phản ứng kinh khủng với paraphenylenediamine (PPD), một thành phần phổ biến trong thuốc nhuộm tóc. Họ nói rằng việc thực hiện test áp bì trước khi nhuộm tóc nên được thực hiện trong vòng 48 tiếng thay vì 24 tiếng.

16 tiếng sau khi tới viện, hơi thở của Robyn trở lại bình thường và cô được xuất viện. Nhưng sau khi về nhà được 6 tiếng, đường thở của cô bị sưng tấy một lần nữa và Robyn lại được đưa trở lại bệnh viện.

Robyn đã ở trong và ngoài phòng cấp cứu liên tục sau bốn ngày bị dị ứng. Sau trải nghiệm đáng sợ, Robyn mới nhận ra rằng trước đây cô chưa từng gặp phản ứng dị ứng bởi PDD không có trong thuốc tẩy tóc mà chỉ có trong thuốc nhuộm.

10 năm sau khi nhập viện vì nhuộm tóc, cô gái ân hận cả đời vì cuộc sống địa ngục  - Ảnh 3.

Bác sĩ xác định Robyn đã dị ứng với PPD - một thành phần có trong thuốc nhuộm.

10 năm sau khi bị dị ứng thuốc nhuộm, Robyn giờ đây thậm chí còn dị ứng với hầu hết các loại thực phẩm, gia vị, các loại hạt, rượu và quần áo. Cô không thể ăn ở nhà hàng, mặc quần áo đẹp hoặc đi uống nước với bạn bè. Cuộc sống của cô trở thành một địa ngục trần gian.

Nguyên do là PPD đã khiến cơ thể của Robyn rơi vào trạng thái sốc, điều đó có nghĩa là cô bị dị ứng nặng với các vật dụng hàng ngày. Điều này bao gồm cả dị ứng với ánh sáng mặt trời. Mỗi khi cô đi ra nắng, da cô sẽ bị phồng rộp mưng mủ. Cô cũng sẽ nổi mề đay khắp người và cảm thấy choáng váng.

10 năm sau khi nhập viện vì nhuộm tóc, cô gái ân hận cả đời vì cuộc sống địa ngục  - Ảnh 4.

Sau 10 năm bị dị ứng thuốc nhuộm, Robyn giờ đây còn mắc bệnh dị ứng với ánh nắng, đồ dùng như quần áo,... (Ảnh minh họa)

Năm 2011, Robyn được chẩn đoán mắc bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng và nổi mề đay do sáng mặt trời - một tình trạng hiếm gặp khiến cô nhạy cảm với ánh nắng.

"Tôi phải dùng thuốc kháng histamine và steroid cực mạnh trong suốt quãng đời còn lại. Vào mùa hè, tôi không thể tận hưởng kỳ nghỉ ở bãi biển hoặc thậm chí dành cả ngày trong một khu vườn. Việc đi nhuộm tóc ngày hôm đó là quyết định tồi tệ nhất của tôi nhưng thật đáng tiếc là tôi không thể cứu vãn được nữa. Hiện tại, tôi chỉ muốn cảnh báo người khác về sự nguy hiểm của việc nhuộm tóc. Hãy luôn luôn thực hiện test áp bì trước khi nhuộm tóc và thực hiện trong 48 tiếng."

Lưu ý khi nhuộm tóc

Nhuộm tóc là nhu cầu làm đẹp cần thiết nhưng không nên lạm dụng vì thuốc nhuộm tóc có nhiều tác hại cho tóc và sức khỏe. Chỉ nhuộm khi cần thiết. Những người có cơ địa dị ứng như nổi mề đay, viêm da cơ địa, hen, chàm, eczema, dị ứng thức ăn, thuốc... cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc nhuộm tóc. Tuyệt đối không dùng lại các thuốc mình đã biết chắc hoặc đã nghi ngờ là gây dị ứng. Nên thử thuốc trước khi nhuộm. Chỉ nên sử dụng các sản phẩm thuốc nhuộm có nguồn gốc, uy tín. Trước khi nhuộm, nên thử một vùng ở mặt trong cánh tay và để 1 giờ nếu không có phản ứng gì mới tiến hành nhuộm lên tóc. Tránh để thuốc nhuộm chạm vào chân tóc. Tốt nhất là 3-6 tháng mới nhuộm một lần.

Test áp bì (xét nghiệm dị ứng bằng một tấm dán) là một phương pháp thử nghiệm được sử dụng để xác định liệu một chất cụ thể gây viêm dị ứng trên da của bệnh nhân. Bất kỳ cá nhân bị nghi ngờ bị viêm da tiếp xúc dị ứng (allergic contact dermatitis) hoặc atopic dermatitis cần thử nghiệm patch test.

Patch test giúp xác định những chất nào có thể gây ra phản ứng dị ứng kiểu trễ ở bệnh nhân và có thể xác định các chất gây dị ứng không được xác định bằng xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm skin prick. Nó có mục đích tạo ra một phản ứng dị ứng địa phương trên một khu vực nhỏ của lưng bệnh nhân, nơi các hóa chất pha loãng được nhúng vào.

Xét nghiệm này sử dụng các dị nguyên đã chế sẵn (mỹ phẩm) áp lên vùng da lành, mỗi dị nguyên một vị trí. Sau 48 giờ hoặc 96 giờ, nếu có dấu hiệu của dị ứng khi tiếp xúc với dị nguyên nào thì đó là nguyên nhân gây bệnh.

Các dị nguyên gây dị ứng cho da có ở trong thuốc, trong hoá mỹ phẩm như: xà phòng, chất tẩy rửa, dầu gội, sữa rửa mặt, sữa tắm, thuốc nhuộm, nước hoa, son phấn…và trong các ngành công nghiệp như: thuộc da, thuốc lá, cao su và các ngành công nghiệp khác.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Nghiên cứu cho thấy có một số phụ gia thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng rò rỉ ruột. Bài viết cung cấp một số thông tin để bạn đọc tham khảo.

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột...

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Top