Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xây dựng mạng lưới dự phòng chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV

Thứ năm, 08:53 19/01/2017 | Y tế

GiadinhNet - Với phương châm: Lấy dự phòng là chính, trong đó giáo dục lối sống lành mạnh và các chuẩn mực đạo đức xã hội là trọng tâm, công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong thời gian vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Mặc dù vậy, theo dự báo của cơ quan chuyên môn, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại Điện Biên vẫn diễn biến phức tạp; vì thế, để ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch này, cần có sự vào cuộc, kết nối của toàn xã hội.


Phòng, chống HIV/AIDS là việc làm lâu dài. Chính vì thế sự vào cuộc của toàn xã hội sẽ giúp công cuộc ngăn chặn, đẩy lùi căn bệnh này đạt hiệu quả hơn. Ảnh: P.V

Phòng, chống HIV/AIDS là việc làm lâu dài. Chính vì thế sự vào cuộc của toàn xã hội sẽ giúp công cuộc ngăn chặn, đẩy lùi căn bệnh này đạt hiệu quả hơn. Ảnh: P.V

Cần sự kết nối của cộng đồng

Theo thống kê của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên: Trong năm 2016, toàn tỉnh có 7.984 người nhiễm HIV; trong đó, còn sống và đang quản lý 3.540 trường hợp. Trong năm qua, toàn tỉnh đã phát hiện thêm 258 người nhiễm HIV mới, tăng 97 trường hợp so với cùng kỳ năm trước.

Ông Hoàng Xuân Chiến, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên cho biết: Trước những nguy cơ, tác hại của đại dịch HIV/AIDS, nhiều năm qua, địa phương đã không ngừng tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS; triển khai nhiều hoạt động, biện pháp can thiệp ở các nhóm có nguy cơ cao, xây dựng mạng lưới dự phòng, chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV, như: Thu gom bơm kim tiêm bẩn tại các điểm nóng về tiêm chích ma túy; chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con... Gần đây nhất là thực hiện mục tiêu 90 - 90 - 90 của Liên Hợp Quốc. Bên cạnh triển khai nhiều chương trình, hoạt động, ngành Y tế tỉnh cũng tích cực quan tâm, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS từ tuyến tỉnh đến cơ sở.

Sự can thiệp bằng nhiều giải pháp của các ngành chức năng trong ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS thời gian qua đã cho thấy tín hiệu khả quan. Song cũng không thể phủ nhận sự đóng góp của toàn xã hội, như: Các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ kinh phí để người bệnh được điều trị HIV; sự động viên, chia sẻ kịp thời của người thân, gia đình, bạn bè với người nhiễm HIV giúp họ vươn lên trong cuộc sống… Từ đó, đem lại hiệu quả thiết thực trong phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Bảo đảm cho người nhiễm HIV được tiếp cận sớm với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Trong khuôn khổ Dự án “Cộng đồng phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh phía Bắc”, trong năm 2016, Trung tâm Nghiên cứu phát triển y tế cộng đồng đã phối hợp với UBND huyện Điện Biên Đông tổ chức Hội thảo Vận động phòng, chống HIV/AIDS nhằm thực hiện mục tiêu 90 - 90 - 90. Qua Hội thảo, nhiều người nhiễm HIV đã bày tỏ sự cảm ơn đến cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị, xã hội đã mang đến cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn thông qua sự động viên, cảm thông cũng như các chương trình, dự án về phòng, chống HIV/AIDS.

“Chúng tôi rất xúc động khi nhận được sự chia sẻ của các cấp, điều đó đã khẳng định sự quan tâm của toàn xã hội với những người có HIV. Qua đó, góp phần bảo đảm cho những người nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận sớm với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ, điều trị, đồng thời chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” - anh Lò Văn P, ở xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông - đại diện người có HIV chia sẻ tại buổi Hội thảo. Đây chỉ là một trong số rất nhiều hoạt động đã được triển khai trong thời gian qua nhằm giúp đỡ người nhiễm HIV vươn lên ổn định cuộc sống.

Công tác phòng, chống HIV/AIDS của Điện Biên thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, như: Việc khống chế lây nhiễm HIV còn hạn chế; các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp; sự phối hợp giữa các cơ quan ban, ngành, các tổ chức đoàn thể tuy đã phát huy tác dụng song hiệu quả chưa cao… Với mục tiêu khống chế lây nhiễm HIV/AIDS tại địa phương, ngành Y tế tích cực triển khai nhiều hoạt động thiết thực, đề ra các giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể. Tuy nhiên, phòng, chống HIV/AIDS là việc làm lâu dài, chính vì thế, sự vào cuộc của toàn xã hội sẽ giúp công cuộc ngăn chặn, đẩy lùi căn bệnh này đạt hiệu quả hơn.

Mô hình dịch HIV/AIDS có sự thay đổi

Theo nhận định của Bộ Y tế về tình hình lây nhiễm HIV, người nhiễm mới HIV trong giai đoạn hiện nay không còn tập trung trong nhóm có hành vi nguy cơ cao như trước đây, mà xảy ra đối với nhóm người dễ bị tổn thương.

Cụ thể, mô hình dịch HIV/AIDS thay đổi từ nguyên nhân chính lây truyền qua đường tiêm chích, sang nguyên nhân chính do lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục. Người nhiễm mới HIV trong giai đoạn hiện nay tập trung trong nhóm những người dễ bị tổn thương như vợ, bạn tình của người nhiễm HIV, cụ thể hơn là vợ bạn tình của người nghiện chích ma túy. Trong năm 2016, cả nước báo cáo có 227.225 người nhiễm HIV; 85.753 người giai đoạn AIDS và 89.210 người nhiễm HIV đã tử vong. Trong số người đang nhiễm HIV, chỉ có 202.508 số trường hợp báo cao theo từng tỉnh, khoảng 24.717 trường hợp không có địa chỉ được báo cáo từ trước đến nay, số này có thể không có trong thực tế, do nhiều người nhiễm HIV đi xét nghiệm lặp lại nhiều lần và sử dụng các tên giả và khai địa chỉ không rõ ràng. Trong số người nhiễm HIV của tỉnh báo cáo, chỉ khoảng 80-85% trường hợp quản lý và theo dõi được.

Phân tích số trường hợp mới phát hiện nhiễm HIV, nam giới chiếm 69,8%; nữ giới chiếm 30,2%, lây nhiễm qua đường tình dục chiếm 56%, lây nhiễm qua đường máu chiếm 34%, mẹ truyền sang con 2%, còn lại không rõ.

Quang Long

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trong thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều

Hà Nội gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trong thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tính từ đầu năm 2024 đến giữa tháng này, Hà Nội ghi nhận 513 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Còn 164 người nghi ngộ độc sau ăn cơm gà Trâm Anh đang nằm viện

Còn 164 người nghi ngộ độc sau ăn cơm gà Trâm Anh đang nằm viện

Y tế - 1 ngày trước

Bác sĩ Trịnh Ngọc Hiệp, Phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa cho biết, tất cả các bệnh nhân phải nhập viện nghi ngộ độc sau ăn cơm gà quán Trâm Anh (đường Bà Triệu, Nha Trang) sức khỏe đã ổn định.

Uống nhầm thuốc giảm cân của chị gái mua trên mạng, bé 3 tuổi phải nhập viện cấp cứu

Uống nhầm thuốc giảm cân của chị gái mua trên mạng, bé 3 tuổi phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi ăn nhầm 7/14 viên thuốc giảm cân được chị gái mua ở trên mạng về, bé gái nôn nhiều, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, được đưa đi cấp cứu.

Vụ ngộ độc cơm gà: Số ca lên tới 345, xác định tác nhân gây bệnh

Vụ ngộ độc cơm gà: Số ca lên tới 345, xác định tác nhân gây bệnh

Y tế - 3 ngày trước

Kết quả cấy phân của 2 bệnh nhi ngộ độc thực phẩm nghi do ăn cơm gà, kết quả cho ra dương tính với vi khuẩn Salmonella, tác nhân chính gây nhiễm khuẩn đường ruột. Các ca ngộ độc tiếp tục tăng cao.

Bé gái 5 tuổi bị chó dữ cắn trọng thương vùng mặt

Bé gái 5 tuổi bị chó dữ cắn trọng thương vùng mặt

Y tế - 4 ngày trước

Sáng 15/3, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 cho biết, các bác sĩ Bệnh viện vừa tiến hành xử lý vết thương nặng ở vùng mặt cho một bệnh nhi do bị chó dữ tấn công.

Thông tin mới nhất vụ 222 người phải nhập viện sau ăn cơm gà ở Nha Trang

Thông tin mới nhất vụ 222 người phải nhập viện sau ăn cơm gà ở Nha Trang

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cơ quan chức năng đang tổ chức điều tra, xác định định rõ nguyên nhân và sẽ công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Đã có 222 người ngộ độc nhập viện, nghi do ăn cơm gà Trâm Anh ở Khánh Hoà

Đã có 222 người ngộ độc nhập viện, nghi do ăn cơm gà Trâm Anh ở Khánh Hoà

Y tế - 4 ngày trước

Đến chiều 14/3, các cơ sở y tế ở Khánh Hòa đã ghi nhận 222 trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm do ăn cơm gà tại quán gà ở TP Nha Trang.

Đi khám chữa răng, bé trai 8 tuổi nghịch ngợm nuốt cả kim diệt tủy

Đi khám chữa răng, bé trai 8 tuổi nghịch ngợm nuốt cả kim diệt tủy

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Trong quá trình diệt tủy răng, do bệnh nhi hiếu động nên kim diệt tủy đã bị rơi vào đường tiêu hóa.

22 trường hợp tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ tiếp tục gia tăng

22 trường hợp tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ tiếp tục gia tăng

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023

Sợi tóc thắt vào chân, bé gái 4 tháng tuổi suýt mất ngón

Sợi tóc thắt vào chân, bé gái 4 tháng tuổi suýt mất ngón

Y tế - 5 ngày trước

Một bé gái 4 tháng tuổi ở TP Vinh (Nghệ An) được người nhà đưa đến bệnh viện với ngón chân sưng đỏ do bị một sợi tóc rụng thắt vào.

Top