Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao GS Nguyễn Anh Trí được… yêu

Thứ bảy, 20:00 17/02/2018 | Y tế

GiadinhNet - Một buổi sáng đầu tháng 10/2017, truyền thông trong nước “dậy sóng” với những thông tin về cuộc chia tay về hưu của nguyên Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương Nguyễn Anh Trí trong sự luyến tiếc bùi ngùi của hàng nghìn cán bộ, nhân viên, bệnh nhân tại Viện này. Không ít người băn khoăn vì sao lại có cuộc chia tay “hiếm có” tiền lệ như thế? Và, chúng tôi quyết định sẽ trực tiếp “chất vấn” GS Nguyễn Anh Trí, lý do vì sao ông được… yêu?


Giáo sư Nguyễn Anh Trí nhận được rất nhiều tình cảm từ các bệnh nhân và các đồng nghiệp của mình.

Giáo sư Nguyễn Anh Trí nhận được rất nhiều tình cảm từ các bệnh nhân và các đồng nghiệp của mình.

Một bài học lớn từ người Nhật

- Ông “giáo dục” nhân viên về tình yêu thương bệnh nhân như thế nào, thưa Giáo sư?

Năm 1993, sau khi bảo vệ xong luận án Phó Tiến sĩ về huyết học ở tuổi 36, tôi được cử sang Nhật Bản học về công nghệ y tế. Gần 2 năm học tại xứ sở hoa anh đào dạy cho tôi nhiều điều. Trong đó, bài học đầu tiên người Nhật dạy tôi cũng là bài học về mối quan hệ với bệnh nhân: “Người bệnh nuôi sống chúng ta. Và: Chúng ta đang bán kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân”.

Trời đất ơi! Nghe nó sặc mùi “tư bản”. Tôi không tin và trộm nghĩ: Sao ở đây lại “ác” thế?”

Nhưng sự thật không có “tội ác” nào! Gần 40 năm gắn bó nghề y, đến giờ này, tôi khẳng định: Đó là chân lý đúng, rất phù hợp ở một môi trường chuyên nghiệp. Cách giáo dục của người Nhật rất thiết thực, dễ hiểu.

Nghề nào cũng có đối tượng phục vụ. Ca sĩ hát thì phải có người nghe. Cầu thủ đá bóng thì phải có người xem. Nghề y cũng vậy. Bác sĩ mà không có bệnh nhân tới khám chữa bệnh thì không còn ý nghĩa gì. Bệnh nhân không chỉ là khách hàng, mà phải là khách hàng đặc biệt. Mình là thầy thuốc, mình cần và phải có bệnh nhân. Vậy tại sao bệnh nhân đến mà mình lại làm cho khách hàng không hài lòng, đó là điều hết sức vô lý.

Người bệnh có thể thông qua BHYT, qua tiền túi… hay bằng bất cứ hình thức nào, nhưng chắc chắn là đang trả tiền cho cán bộ y tế để họ có được kết quả xét nghiệm. Và thầy thuốc sống bằng chính nguồn đó. Con họ bị sốt, họ cần biết được con họ có số lượng tiểu cầu là bao nhiêu; người mắc bệnh tiểu đường họ cần biết chỉ số đường huyết của họ đến đâu rồi. Một chỉ số hồng cầu cho con số là 4,1 triệu, nó là phi vật thể nhưng đừng tưởng nó vô tri vô giác. Nó chứa đựng không chỉ kiến thức, trình độ, công nghệ, máy móc, hoá chất, cách tổ chức làm việc, mà còn là cả trách nhiệm của cán bộ y tế nữa. Anh đang bán kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân. Họ trả tiền để mua. Không có bất kỳ lý do gì để anh đưa kết quả sai cho họ. Số sai là giết người. Và đó là tội ác. Đưa ra con số chính xác, theo triết lý tôi học được, đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là nhân văn, đạo đức. “Giác ngộ” được điều này, tôi như bừng tỉnh. Tôi đã áp dụng đúng nguyên lý học được của người Nhật đó vào việc giáo dục cán bộ nhân viên ở Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương.

Tôi nói với nhân viên tôi là: “Chưa bao giờ Viện trưởng lấy tiền túi của mình ra để trả lương, thưởng cho mọi người cả, mà tất cả tiền đó có được đều là thu được trực tiếp hoặc gián tiếp từ bệnh nhân. Bệnh nhân nuôi sống chúng ta đấy chứ! Và tất cả mọi người cần làm việc thật tốt, phục vụ thật tốt để xứng đáng với những gì mình nhận được!”

Thương người bệnh phải bằng hành động thiết thực

- Quả đúng là giáo dục tình thương yêu không thể giáo điều. Ông có kỷ niệm nào chia sẻ để cho thấy sự thiết thực của ông?

Tôi phải khẳng định, phần lớn những người lựa chọn ngành y để theo đuổi đều là người xuất phát từ tình yêu thương bệnh nhân. Tình yêu thương đó phải được thường xuyên nhắc nhở, tự thân phải hâm nóng. Về lý thuyết là thế. Nhưng tình yêu thương phải được thể hiện ra, chứ không phải là những chuyện giáo điều khô cứng.

Nghề y là nghề rất dễ có điều kiện thể hiện tình thương người. Nó khác nghề kỹ sư xây dựng, hoạ sĩ hay ca sĩ… Tôi kể chuyện này để bạn dễ hình dung. Khoảng 9 giờ sáng ngày cận Tết 2005, tức là 2 năm sau khi tôi trở thành Viện trưởng, trời rét ngọt, một cô gái trẻ gõ cửa phòng tôi, giới thiệu là trình dược viên. Dù tôi đã cấm tiệt các đối tượng “trình dược viên” vào phòng riêng nhưng cô gái vẫn mạnh dạn vào và thưa chuyện: “Ở dưới khu điều trị, có hai bố con người dân tộc có lẽ từ Sơn La xuống, co quắp nằm chờ được khám từ 4h30 chiều thứ Sáu tuần trước đến nay, chú ạ! Họ trải qua 3 đêm, 2 ngày ở hành lang viện với manh áo mưa mỏng tang”. Trời đất ơi! Tôi chạy ngay ra khỏi phòng làm việc, lệnh nhân viên phải cho người bệnh nhập viện ngay, thủ tục sẽ hoàn thành sau. Sao lại đối xử thế được? Lạnh như thế này, nằm nền hành lang sao mà chịu nổi!

Sau lần đó, tôi lệnh toàn viện, từ nay trở đi, có bệnh nhân đến là giải quyết, kể cả ngoài giờ, làm bất kỳ kỹ thuật gì, ngày nghỉ cũng đến làm, tôi đều chấm công. Tuyệt đối không được để người bệnh nằm hành lang, rét mướt, hay nắng nôi. Nằm chật, nằm ghép cũng được, còn hơn là phơi sương, phơi gió.

Vì quá cảm kích tấm lòng của cô trình dược viên đó, tôi đặc cách tuyển dụng cô vào làm việc. Hoá ra, cô gái Nam Định đó học về Công nghệ thông tin, nhưng nhà nghèo, ra trường không xin được việc nên học thêm trung cấp Dược đi làm trình dược viên. Giờ, cô cũng đã làm việc tại Khoa Công nghệ thông tin được 12 năm.

Đừng nói chuyện yêu thương người bệnh như ruột thịt nếu không có hành động thiết thực. Tôi đi dạy cũng luôn lấy những điều thiết thực dễ hiểu để giảng. Đơn cử như dạy về rối loạn đông máu, tôi mở bài bằng kỹ thuật… đánh tiết canh, từ đó phân tích từng việc, giải thích rõ nguyên lý, sinh viên học rất hứng thú và thấm nhanh lắm.

Phong bì chân thành không xấu, “mơi” mới là xấu!

- Đúng là nghề y có điều kiện nhất để thể hiện tình thương yêu con người. Nhưng cũng là môi trường dễ khiến người ta bức xúc vì sự va chạm “lòng người”. Ông nghĩ sao?

Tôi hiểu ý của bạn về chuyện thái độ, phong bì. Đúng không? Thái độ thì tôi nói ở trên. Ở Viện Huyết học, tôi yêu cầu nhân viên không chỉ tiêm truyền, chọc tuỷ nhẹ nhàng, mà sau đó, còn yêu cầu nhân viên phải hỏi han, mỉm cười và dìu bệnh nhân dậy khỏi giường đưa ra tận cửa. Nó thật sự không khó, mà cũng không tốn kém gì cả. Bởi, họ đang đem tiền đến nuôi chúng ta cơ mà! Sau 14 năm 5 tháng tôi làm Viện trưởng, điều tôi hài lòng nhất là xây dựng được một văn hóa riêng của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Đó là chào hỏi người bệnh, người nhà bệnh nhân, văn hóa từ khi đi thang máy hay chào cờ nghiêm trang mỗi sáng thứ hai. Đó là văn hóa và cũng là thể hiện y đức mà không phải theo “lệnh”, theo giấy tờ hành chính, đây là những gì tự nhiên nhất đã ăn vào tiềm thức.

Chuyện phong bì, tôi nói thẳng, thù lao, tặng quà, kể cả đưa tiền cho bác sĩ nếu là tấm lòng chân thành, không vụ lợi của người thầy thuốc thì nó cũng không có gì là xấu. Điều đáng sợ nhất và xấu xa nhất là anh “mơi” người ta. Mà, tôi cam đoan là không nghề nào dễ “mơi” bằng nghề y.

Tôi ví dụ thế này: Người bệnh đang ốm, con cái vây xung quanh giường bệnh lo lắng. Chỉ một cái nhăn mặt của bác sĩ, kêu ca này khó lắm, tốn kém lắm. Đó là “mơi” tiền đấy, các con họ sẽ hiểu phải đến gặp bác sĩ ngay. Hay khi điều dưỡng treo bịch máu lên, lắc đầu bảo: “Máu này hiếm lắm. Bây giờ mỗi đơn vị máu này phải trên 1 triệu”. Đó là “mơi” chứ còn gì! Thế là người bệnh lại phải gom 1 triệu gửi nhân viên y tế. Còn nhiều câu chuyện lắm, tôi đều biết hết các bạn ạ!

Đời tôi, tôi nói thật, tôi nhận được nhiều quà, nhiều tiền từ người bệnh. Nhưng tôi khẳng định, tôi không bao giờ “mơi” tiền. Thậm chí nếu có nói gì đó khiến người ta hiểu nhầm là “mơi” tôi đã giật mình.

Còn việc cảm ơn, tình cảm thì câu chuyện gần như khác. Lúc tôi còn là bác sĩ trẻ, cả ngày chỉ ở Viện, nghiên cứu… Tết nghèo vô cùng, 28 Tết trong nhà vẫn không có gì. Tự nhiên 29, 30 Tết ùn ùn đồ đến, nào quất, đào, ngan, vịt, gà… Người bệnh, người nhà tới chơi, thấy nhà tôi chưa sắm được nải chuối đẹp thắp hương các cụ, họ phóng ra ngoài một lúc, rồi bỗng mang đến. Tôi khẳng định, đó là vì họ quý, họ trân trọng.

Dạy con ư? Nói ít thôi!

- Chúng ta nói rất nhiều về truyền cảm hứng yêu thương cho nhân viên, cho cộng đồng. Ở nhà, ông dạy con như thế nào?

Tôi có duy nhất một người con trai, năm nay 31 tuổi. Tôi dạy cháu rất ít. Tôi nghĩ giáo dục không nên nhiều lời, không nên xem con mình quá bé bỏng để suốt ngày nhắc con, sợ con quên đi, làm khác đi. Giáo dục, dung dưỡng lòng bao dung, tình yêu thương không gì bằng nêu gương. Khi con tôi đang học cấp 1, 2 tôi chỉ nói con cố gắng học cho giỏi. Lớn lên, khi con học cuối cấp 3, tôi dặn con học giỏi, làm người tốt để phụng sự đất nước, phụng sự Tổ quốc. Tôi nói nghiêm túc, không văn hoa đâu. Lúc đó con tôi im lặng. Thế là nó nghe mình rồi. Sau đó, con tôi đi học nước ngoài, tôi dặn: Con nhớ về với ba mẹ, về phụng sự đất nước. Lúc đó con tôi bảo: “Vâng, con chỉ đi học thôi, con không bao giờ có ý định ở ngước ngoài!”. Thế là mình yên tâm.

Giờ nó về thay mẹ điều hành một công ty tư nhân (bao gồm cả 1 bệnh viện) có cả đến gần 900 người làm việc, trải dài không chỉ ở Hà Nội mà cả ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tôi lại dạy nó cần hết sức quan tâm đến anh em, đội ngũ cán bộ trong cơ quan. Người làm nghề y, ngoài cần một công việc, họ cần nhất là sự tôn trọng. Đó là cái gốc, và giờ đã trở thành văn hoá của công ty. Giữ chân được người giỏi rất khó. Khi con tôi điều hành, nhiều người giỏi ở lại, Bệnh viện phát triển nhanh. Tôi thấy đó là thành công.

- Ông là Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân, Anh hùng Lao động, Công dân Thủ đô ưu tú, là Đại biểu Quốc hội, là nhạc sỹ, là nhà thơ… Nhưng ông thích được gọi là gì nhất?

Hãy gọi tôi là bác sĩ Trí. Tôi chỉ thích vậy thôi, thế là đong đầy yêu thương lắm rồi!

- Xin trân trọng cảm ơn Bác sĩ Trí!

Thành danh nhờ người bệnh

“Giáo dục không gì tốt bằng noi gương. Tôi lấy chính cuộc đời tôi ra để nói chuyện với anh em trong viện. Người bệnh không chỉ nuôi sống mà còn đem lại vinh quang cho thầy thuốc. Khi làm tiến sĩ tôi lấy số liệu ở đâu ạ? Ở chính bệnh nhân đấy chứ. Tôi có được giáo sư như hôm nay cũng chính là từ thực tiễn khám chữa bệnh. Từ họ tôi mới được thể hiện những gì mình đã học, đã nghiên cứu được. Nhờ có họ mà giá trị của tôi mới được bồi đắp, bồi đắp rồi mới được Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao quý như ngày hôm nay”.

GS.TS Nguyễn Anh Trí

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top