Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao có thể ghép phổi cho người lớn từ người hiến còn sống nhưng "không ai làm thế"?

GiadinhNet- Về nguyên tắc, có thể ghép phổi từ người cho sống đối với người nhận là người lớn "nhưng không ai làm thế".

Vì sao ghép phổi cho người lớn nên tìm nguồn từ người cho chết não? - Ảnh 1.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch - Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho hay, để ghép phổi có 2 nguồn tạng. Nguồn thứ nhất là từ người cho chết não, tuỳ từng bệnh nhân cần ghép có thể lấy một bên phổi hoặc cả hai bên. Trường hợp thứ hai là ghép phổi từ nguồn cho sống.

Ở Việt Nam, hiện đã ghép phổi từ cả hai nguồn này. Trong đó, trường hợp ghép phổi từ người cho sống là bé trai 7 tuổi ở Quản Bạ, Hà Giang (thực hiện ngày 21/2/2017 tại Bệnh viện 103). Ca mổ kéo dài khoảng 11 giờ với sự tham gia của các chuyên gia tới từ Nhật Bản và hơn 100 nhân viên y tế của Học viện Quân y 103. 3 kíp mổ hoạt động đồng thời, trong đó 2 ca lấy thùy dưới phổi của bố và bác ruột để thay thế cả 2 lá phổi cho bé Lý Chương Bình bị hỏng toàn bộ lá phổi do giãn phế quản. Sau ghép, phổi bệnh nhi sẽ nở dần.

Vì sao ghép phổi cho người lớn nên tìm nguồn từ người cho chết não? - Ảnh 3.

Các bác sĩ tiến hành ghép phổi cho bé Bình. Ảnh: BVCC

BS Ước đánh giá phương án ghép phổi từ người cho sống phù hợp với trẻ em do trọng lượng cơ thể thấp, thể tích phổi nhỏ nên có thể lấy 2 phần phổi nhỏ từ 2 người thân để ghép.

Chức năng phổi của người hiến không ảnh hưởng nhiều do chỉ cắt một phần nhỏ phổi. Tuy nhiên, người hiến không thể làm việc nặng hay chơi các môn thể thao gắng sức.

Về nguyên tắc, có thể ghép phổi từ người cho sống đối với người nhận là người lớn "nhưng không ai làm thế" - PGS Ước đánh giá. Đó là do phổi người lớn kích cỡ lớn, khối lượng cho sẽ lớn, như vậy sẽ "biến một người bình thường thành tàn phế". Do đó, thường sẽ ghép phổi cho người lớn từ nguồn cho là người chết não.

Ngoài ra, theo vị chuyên gia từng tham gia nhiều cuộc ghép tạng này, nếu ghép phổi người lớn từ người cho sống, sẽ cần ít nhất 3 đến 4 người cho. Đặc biệt, nếu ghép thành công, việc chăm sóc sau ghép, đặc biệt về miễn dịch sẽ vô cùng khó khăn.

Với nguồn tạng từ người chết não, ngoài việc đáp ứng thể tích, tức là phổi người tặng phải tương đương phổi của người nhận, không được chênh lệch quá 30% thì nguồn tạng ghép cũng phải đáp ứng các điều kiện về miễn dịch và nhiều chỉ số hoà hợp khác.

Ca ghép phổi đầu tiên từ nguồn cho chết não ở Bệnh viện Việt Đức diễn ra cuối năm 2018. Từ đó đến nay, Bệnh viện ngoại khoa hàng đầu cả nước này đã thực hiện 5 ca, đều từ nguồn cho chết não. Trong đó có ca bác sĩ vừa ghép phổi, vừa sửa tim. Trước mổ, các bác sĩ đo đạc kích thước phổi để phù hợp giữa người nhận và người cho. Song, trong khi ghép, 4/5 ca phải cắt bớt phổi người cho.

Một chuyên gia về lĩnh vực ghép tạng tại Việt Nam đánh giá, thành công kĩ thuật ghép phổi đến 85-90%, nhưng tỉ lệ sống lâu dài chỉ bằng 50% so với ghép tim. 50% bệnh nhân ghép phổi sống trên 5 năm, ghép tim thì hơn 10 năm.

Sáng ngày 21/5, Bộ Y tế cho biết 12 giờ qua không ghi nhận ca dương tính SARS-CoV-2, đánh dấu 35 ngày không phát hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trong số 324 ca nhiễm có 184 ca là người nhập cảnh, được cách ly ngay, còn lại lây nhiễm trong cộng đồng.

Tới sáng 21/5, số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly là gần 13.000. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện 307 người, tại cơ sở tập trung hơn 7.000, số còn lại tại nhà hoặc nơi lưu trú.

Tổng số ca nhiễm 324, trong đó 264 người khỏi bệnh. Trong 60 bệnh nhân đang điều trị, ba người xét nghiệm âm tính lần một, năm người âm tính lần hai, 2 người viêm phổi do virus phải thở oxy mũi.

Hiện có 1 bệnh nhân nguy kịch, đó là bệnh nhân 91 (43 tuổi, có yếu tố béo phì, điều trị hơn 2 tháng, đang ở ngày thứ 46 chạy ECMO - cách duy nhất duy trì sự sống, ngày thứ 27 mở khí quản). Bệnh nhân này đã có chỉ định ghép phổi từ nhiều ngày trước, tuy nhiên chưa thể ghép vì đang nhiễm trùng màng phổi dù đã được khẳng định khỏi bệnh COVID-19. Hiện bệnh nhân tiếp tục điều trị nội khoa để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

Kết quả chụp vi tính cắt lớp lần hai gần đây xác định phổi bệnh nhân 91 có những dấu hiệu phục hồi khoảng 20%. Các nhà chuyên môn trong cuộc hội chẩn trực tuyến toàn quốc 19/5 nhận định dung tích phổi trên phim chụp của bệnh nhân có tăng nhưng tiên lượng dè dặt về sự phục hồi của phổi.

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 6 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 20 giờ trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số và chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em còn gặp nhiều khó khăn, thử thách.

Top