Hà Nội
23°C / 22-25°C

Uống rượu bia thường xuyên ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội tạng như thế nào?

Thứ năm, 16:21 23/05/2019 | Y tế

GiadinhNet - Rượu bia và các loại đồ uống có cồn nói chung gây rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Tạp chí Y học Hoa Kỳ gần đây đã xuất bản một bài báo tóm tắt những tác hại mà rượu có thể gây cho năm cơ quan chính của cơ thể. Cụ thể:

- Tim: Theo thời gian, uống quá nhiều có thể gây ra hiện tượng làm yếu dần sức mạnh cơ tim, dẫn đến lưu lượng máu vận chuyển đi đến các cơ quan trong cơ thể không đều.

Đó là lý do thực tế ở những người nghiện rượu thường bị bệnh cơ tim, có thể gây giãn và chảy xệ cơ tim. Bệnh nhân mắc bệnh cơ tim thường khó thở, rối loạn nhịp tim, mệt mỏi, gan to và ho dai dẳng. Uống rượu cũng làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và huyết áp cao.

Uống rượu bia thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội tạng - Ảnh 1.

Sau khi rượu bia vào cơ thể, chúng sẽ phá hủy nội tạng của bạn nghiêm trọng. Ảnh minh họa

- Não: Uống rượu vào thời điểm ban đầu sau khi rượu vào cơ thể ngay lập tức sẽ mang lại cho não cảm giác phấn khích, nhưng tiếc rằng sau đó không lâu, nó lại có tác động tàn phá não bộ.

Uống rượu làm chậm việc truyền thông tin giữa các chất dẫn truyền thần kinh và ethanol có trong rượu có thể gây tổn thương cho nhiều bộ phận của não.

Việc gây tổn thương lâu dài đối với các chất dẫn truyền thần kinh não có thể dẫn đến những thay đổi trong hành vi và tâm trạng của người uống rượu, cụ thể là gây lo lắng, trầm cảm, mất trí nhớ và co giật.

Nếu tình trạng dinh dưỡng của người uống rượu ở trong điều kiện kém, phù não sẽ xảy ra và các triệu chứng kèm theo đáng sợ hơn là mất trí nhớ, nhầm lẫn, ảo giác, mất khả năng phối hợp cơ và không có khả năng hình thành ký ức mới.

- Gan: Gan đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, kiểm soát nhiễm trùng và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có 2 triệu người mắc bệnh gan vì uống rượu bia quá nhiều.

Năm 2009, xơ gan được xếp hạng là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 12 trong số những người Mỹ và gần một nửa trong số đó có liên quan đến việc tiêu thụ rượu bia. Khoảng 1/3 các trường hợp ở Hoa Kỳ yêu cầu ghép gan cũng là do uống rượu.

- Tuyến tụy: Uống bia rượu quá nhiều có thể làm rối loạn chức năng của tuyến tụy, khiến cho nó tiết ra quá nhiều enzyme bên trong, thay vì vận chuyển enzyme vào ruột non.

Sự tích tụ các enzyme trong tuyến tụy cuối cùng dẫn đến viêm, triệu chứng này được gọi là viêm tụy. Viêm tụy có khả năng diễn ra nhanh như một cơn đau cấp tính. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, buồn nôn, nôn, tăng nhịp tim, tiêu chảy và sốt.

Tuy nhiên nó cũng có thể là một cuộc tấn công tụy có tính mãn tính, dẫn đến chức năng tuyến tụy hoạt động chậm, gây ra bệnh tiểu đường và thậm chí tử vong.

- Thận: Do rượu có tác dụng lợi tiểu, làm cho thận không thể thực hiện chức năng điều chỉnh dòng chảy của chất lỏng cơ thể một cách bình thường, dẫn đến sự phân phối các ion natri, kali và clorua bị rối loạn, gây mất cân bằng điện giải.

Uống quá nhiều bia rượu cũng có thể dẫn đến huyết áp cao, đây là nguyên nhân lớn thứ hai gây suy thận.

Uống rượu bia thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội tạng - Ảnh 2.

Nếu thường xuyên uống nhiều rượu, nó thực sự có thể khiến tế bào trong não bạn teo nhỏ đi. Kết quả là bạn sẽ bị sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ và khả năng học hỏi. Ảnh minh họa

Trong một nghiên cứu công bố tháng 4 vừa qua trên The Lancet - một tuần san về y khoa, các nhà khoa học Anh và Trung Quốc khẳng định, ngay cả khi uống rượu với mức độ nhẹ đến vừa phải cũng làm tăng huyết áp và khả năng đột quỵ. Kết quả này có được sau khi các nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm theo dõi 500.000 người Trung Quốc trong 10 năm, phản bác lại các tuyên bố trước đây rằng nếu uống một hoặc hai ly rượu mỗi ngày có thể tốt cho sức khỏe. Cụ thể, trong công bố của nhóm nghiên cứu của Đại học Oxford, Đại học Bắc Kinh và Viện Hàn lâm Y khoa Trung Quốc, nếu một người uống một đến hai ly rượu mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ từ 10 đến 15%.

Trong một báo cáo khác tại Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, có khoảng 18 triệu người ở nước này bị rối loạn sức khỏe do sử dụng rượu, bia. Mức độ lạm dụng rượu, bia sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, bao gồm các tổn thương gan và não, tăng nguy cơ ung thư, đồng thời gây sang chấn tâm lý và các vụ tự tử... Ngoài ra, uống rượu thường xuyên sẽ nhanh chóng thu hẹp nguồn tài chính và tàn phá sự nghiệp của mỗi cá nhân. Tại Mỹ, ước tính việc uống rượu gây ra hậu quả là 171 tỷ USD mỗi năm cho các chi phí liên quan chăm sóc sức khỏe và suy giảm năng suất của người lao động.

Tại Việt Nam, rượu, bia là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới độ tuổi 15-49. Theo Nghiên cứu của WHO phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia trên 14.990 nạn nhân tai nạn giao thông nhập viện tại 6 tỉnh thì 28% người đi xe máy có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép (50 mg/dl), 63,4% người lái xe ô tô có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép (0 mg/dl). Thông tin từ Khoa cấp cứu Bệnh viện Việt Đức, chỉ trong 4 ngày tết Mậu Tuất 2018 có gần 500 ca tai nạn giao thông nhập viện, trong đó hơn 60% có liên quan đến sử dụng rượu, bia.

Thống kê hàng năm có khoảng 800 ca tử vong do bạo lực có liên quan đến sử dụng rượu, bia; khoảng gần 30% số vụ gây rối trật tự xã hội có liên quan đến sử dụng rượu, bia; tỷ lệ trẻ em Việt Nam chịu tác hại từ việc sử dụng rượu, bia của người khác thuộc nhóm 2 nước cao nhất.

Tình trạng người dân ở các khu vực kém phát triển hơn uống rượu, bia ở mức có hại hiện nay là yếu tố nguy cơ có thể góp phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Tác hại từ việc sử dụng rượu, bia của người lớn đối với trẻ em được ghi nhận phổ biến hơn ở các hộ gia đình ở nông thôn, thu nhập thấp và có người sử dụng nhiều rượu, bia. Phụ nữ và trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số đang là đối tượng gánh chịu tác hại từ việc sử dụng rượu, bia, trong đó người dân tộc thiểu số chịu hậu quả cao gấp 3 đến 4 lần so với người Kinh.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, sử dụng rượu, bia có thể gây ra gánh nặng kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội do các phí tổn về chăm sóc sức khỏe, giảm hoặc mất năng suất lao động và giải quyết các hậu quả xã hội khác. Chi tiêu cho rượu, bia chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi tiêu của hộ nghèo và là nguyên nhân làm cho tình trạng nghèo đói tăng thêm.

Vì vậy, việc phòng chống tác hại của rượu, bia là một yêu cầu cần thiết phải được Nhà nước và xã hội quan tâm giải quyết với các biện pháp đồng bộ, toàn diện, trong đó có việc ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Việc ban hành Luật với các biện pháp mạnh mẽ sẽ góp phần hạn chế gánh nặng do tác hại của rượu, bia gây ra đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội để bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước”, Bộ trưởng Bộ Y tế lý giải về sự cần thiết xây dựng và ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Lily (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 10 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Top