Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tranh cãi chuyện chiến sĩ CSCĐ cho bé trai cắn tay tránh nuốt lưỡi

Thứ hai, 10:31 05/08/2019 | Y tế

GiadinhNet - Chiến sĩ cảnh sát cơ động cho bé trai cắn tay để tránh bị nuốt lưỡi khi nhận thấy bé trai có biểu hiện bất thường. Sự cố xảy ra trong trận đấu nóng nhất vòng 19 V.League giữa chủ nhà Nam Định và Hoàng Anh Gia Lai diễn ra chiều 4/8.

Theo đó, lực lượng an ninh trên khán đài sân Thiên Trường phát hiện một bé trai có dấu hiệu co giật, khó thở giữa đám đông đang theo dõi trận đại chiến giữa chủ nhà Nam Định và đội khách HAGL.

Ngay lập tức, 2 chiến sĩ cảnh sát cơ động đã đưa cháu bé tách khỏi đám đông. Một chiến sĩ còn đưa tay vào miệng để giúp CĐV nhí này tránh bị nuốt lưỡi. Sau khi được sơ cứu và thở bình oxy, cổ động viên nhỏ tuổi của chủ nhà Nam Định đã được đưa đến bệnh viện gần nhất để tiếp tục theo dõi.

Tranh cãi chuyện cảnh sát cơ động cho bé trai cắn tay tránh nuốt lưỡi - Ảnh 1.

Cháu bé có dấu hiệu ngạt thở, ngất xỉu trên khán đài sân Thiên Trường. Ảnh: ĐH.

Hành động này của chiến sĩ cảnh sát cơ động khiến nhiều người rất xúc động. Hình ảnh lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội, đặc biệt trong cộng đồng mê bóng đá.

Thực tế, nhiều ca nuốt lưỡi đã diễn ra trong thể thao, đặc biệt là bóng đá. Điểm chung của các pha "giải cứu" nuốt lưỡi trên sân bóng hiện có công thức là: Cạy miệng (tách hàm), kéo lưỡi hoặc cho cắn một vật gì đó để không tụt lưỡi.

Chia sẻ liên quan đến việc sơ cứu các ca va chạm trên sân bóng, BS Lương Quốc Chính (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai) từng cho biết, các tình huống này trong y khoa được gọi tụt lưỡi. Khi nạn nhân hôn mê và nằm ngửa thì lưỡi sẽ bị tụt xuống họng gây cản trở hô hấp.

Việc tụt lưỡi có thể xuất hiện trong trường hợp bệnh nhân bị phù nề sàn miệng (hay gặp trong vết thương sàn miệng) hoặc gãy cành ngang hai bên, hoặc vỡ nát vùng cằm và cành ngang.

Theo BS Chính, động tác sơ cứu này là một hành động đẹp. Tất nhiên, theo BS Chính, từ góc độ y khoa, cách sơ cứu trên chưa hẳn là "hoàn hảo" - không phải dùng tay banh miệng và kéo lưỡi.

Các bác sĩ hồi sức cấp cứu cho biết bình thường con người không thể tự nuốt lưỡi. Nguyên do là trong miệng người có một bộ phận hình chữ thập, được gọi là thắng lưỡi hay hãm lưỡi. Thắng lưỡi liên kết đáy lưỡi với sàn miệng và cố định lưỡi tại đó. Vì vậy, lưỡi vẫn chỉ ở đáy miệng và bạn không bao giờ tự nuốt được lưỡi của mình.

Các chuyên gia cũng khẳng định trong tình trạng động kinh, nguy cơ cắn phải lưỡi rất ít, vì khi co giật cơ sẽ co cứng lại và tăng trương lực. Như vậy lưỡi sẽ tụt xuống, không cắn được. Điều đáng sợ nhất là tụt lưỡi gây ngạt và sặc đờm dãi vào phổi gây viêm phổi do nuốt.

Trong trường hợp này, nguyên tắc xử trí cơ bản nhất là lập tức phải khai thông đường thở nạn nhân bằng cách cho nằm nghiêng, tránh cho khối cơ lưỡi tụt ra phía sau, nhất là với người đang có rối loạn ý thức.

Có thể ngáng miệng nạn nhân bằng những vật dụng mềm như băng gạc, vải..., tránh dùng thìa hay đồng xu dễ gây tổn thương răng, hàm...

Tranh cãi chuyện cảnh sát cơ động cho bé trai cắn tay tránh nuốt lưỡi - Ảnh 2.

Đặt người bệnh nằm nghiêng là cách sơ cứu cơ bản đối với trường hợp bị co giật, có dấu hiệu nuốt lưỡi.

Các bác sĩ đặc biệt nhấn mạnh không dùng ngón tay đưa vào trong miệng người đang lên cơn co giật để cố định lưỡi. Bởi lực cắn của con người rất mạnh, dùng tay để cạy miệng nạn nhân trong khi họ đang co giật có thể khiến bạn bị cắn, thậm chí bị nghiến đứt gân ngón tay nguy hiểm cho cả người bệnh lẫn người sơ cứu.

Khi sơ cứu, không nên hô hấp nhân tạo bởi người bệnh dễ bị sặc. Không đưa đồ ăn, thức uống cho nạn nhân, không giữ chặt miệng và không cho bất kỳ thứ gì vào trong miệng người bệnh. Khi cho dị vật nào đó vào miệng bệnh nhân, sẽ gây nguy cơ đẩy dị vật nếu có vào sâu hơn và gây ngạt. Chưa kể nếu cơn co giật mạnh, sẽ làm tổn thương mạnh hơn.

BS Chính lưu ý trong bất cứ trường hợp cấp cứu nào (tình trạng bất tỉnh hoặc co giật do chấn thương sau ngã cao), trong khi chờ đợi y tế tới, cần tuân thủ nguyên tắc cấp cứu cơ bản theo các bước A (Airway control - kiểm soát đường thở) – B (Breathing support - hỗ trợ hô hấp) –C (Circulating support - hỗ trợ tuần hoàn).

Nhiều người hâm mộ vẫn lên tiếng bảo vệ và cho rằng ở thời điểm thập tử nhất sinh như vậy, việc có một người đủ bình tĩnh, ứng cứu để bệnh nhân không bị nguy hiểm tính mạng là điều quan trọng nhất.

Nên và không nên làm gì khi gặp người có biểu hiện nuốt lưỡi?

NÊN: - Đặt người bệnh xuống sàn, nhẹ nhàng đổi tư thế sang nằm nghiêng; Thu dọn các vật thể sắc nhọn xung quanh, tránh gây tổn thương cho người bệnh; Kê đầu người bệnh bằng gối mềm hoặc áo khoác; Nới lỏng tất cả những thứ có nguy cơ cản trở việc hô hấp (cà vạt, khuy áo cổ, khăn quàng cổ...); Gọi cấp cứu nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút.

TRÁNH: Giữ chặt người bệnh; Cho bất kỳ thứ gì vào trong miệng người bệnh; Hô hấp nhân tạo khiến người bệnh dễ sặc hơn.

T.Nguyên

vo thu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 giờ trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Top