Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiếp sức người bênh, giảm "cò" bệnh viện

Chấm dứt 70% tình trạng cò bệnh viện, xây dựng được 100 đội hình tình nguyện với hơn 10.000 tình nguyện viên tham gia giúp đỡ người bệnh trong bệnh viện là mục tiêu của Đề án “Tiếp sức người bệnh”.

Gian nan hỗ trợ dịch vụ y tế cho người bệnh

Đối với người bệnh phải nằm viện, ngoài quá trình điều trị căn bệnh họ đang mắc thì việc hỗ trợ dịch vụ y tế góp phần nâng cao đáng kể hiệu quả chữa trị. Những người thực hiện công việc này là lực lượng điều dưỡng viên, cán bộ nhân viên hành chính của bệnh viện. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Y tế, lực lượng điều dưỡng chỉ chiếm  khoảng  50%  nguồn  nhân  lực  bệnh viện nhưng đảm nhiệm tới 80% công việc chăm sóc điều trị cho người bệnh. Thực tế này cùng với tình trạng quá tải bệnh nhân dẫn đến việc đội ngũ điều dưỡng không thể thực hiện đầy đủ công tác chăm sóc người bệnh. Tại gần như tất cả các bệnh viện, việc chăm sóc người bệnh còn do người nhà bệnh nhân đảm nhận. Một người nằm viện có thể cần tới 1 hoặc vài người đi theo chăm sóc.

Thiếu hụt đội ngũ cán bộ chuyên môn, quá tải bệnh viện cũng dẫn đến nhiều hệ lụy mà nổi cộm là tình trạng “cò” bệnh viện. Theo báo cáo của Tổng hội Y học Việt Nam, tình trạng cò mồi, lừa đảo còn diễn ra ở các bệnh viện lớn. Để được khám trước, khám ngay và chọn bác sỹ, đội ngũ “cò” bắt tay với một số nhân viên y tế quản lý việc xếp hàng vào khám, sau đó “cò” lân la trà trộn vào đám đông người bệnh đưa ra đề nghị ưu tiên khám trước, khám bác sỹ giỏi..., Trung bình, mỗi bệnh nhân sẽ phải chi cho cò từ 20.000 đồng - 200.000 đồng tùy loại dịch vụ khám, chữa bệnh.

Như vậy, ngoài những chi phí mà bệnh nhân phải trả cho việc chữa trị trực tiếp thì sự tốn kém về tiền bạc để thực hiện các thủ tục hành chính thông qua “cò bệnh viện”, thuê người chăm sóc hoặc tự chăm sóc là rất lớn, đó là chưa kể đến những nguy cơ bị lừa đảo bởi “cò”, người chăm sóc người bệnh bị mất đi cơ hội làm ra thu nhập khi phải bỏ thời gian để chăm sóc người thân trong bệnh viện. Đồng thời, cũng xuất phát từ sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ và quá tải bệnh viện đã xuất hiện những loại hình cung cấp dịch vụ y tế theo các phương thức khác nhau nhưng cũng chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu về dịch vụ y tế hiện nay. Hơn thế, không phải gia đình người bệnh nào cũng có đủ khả năng tài chính để sử dụng các dịch vụ, nhất là những người bệnh nghèo.

Xuất phát từ thực tế trên, Phó Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam Nguyễn Bá Tĩnh cho biết, cần có những chương trình hoạt động để tăng cường xã hội hóa công tác chăm sóc người bệnh tại bệnh viện nhằm giảm tải cho hệ thống y tế và đáp ứng nhu cầu vô cùng bức thiết của người bệnh và gia đình họ, đặc biệt là những người bệnh nghèo.

Chia sẻ gánh nặng với nhân viên y tế, giúp người bệnh thấy ấm lòng hơn

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, từ 7h đến 12h sáng hàng ngày có từ 12 - 20 thanh niên tình nguyện hỗ trợ cán bộ y tế tại Khoa Khám bệnh tiếp đón, hướng dẫn, hỗ trợ trên

1.000 lượt bệnh nhi. Họ là những tình nguyện viên của Đội thanh niên tình nguyện “Hà Nội nghĩa tình” do Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố Hà Nội, Hội Thầy thuốc trẻ thành phố Hà Nội thành lập. Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, hàng ngày, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp đón từ 2.000 - 3.000 lượt bệnh nhi đến khám và khoảng 4.000 - 6.000 người nhà đi kèm; khoảng 80% là bệnh nhi dưới 6 tuổi, ở tỉnh xa hoặc lần đầu tiên đến Bệnh viện; các khu khám và xét nghiệm khó tìm; các thủ tục hành chính khá phức tạp… vì vậy, người bệnh rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn của các thanh niên tình nguyện. Và kể từ ngày mô hình tình nguyện “Hà Nội nghĩa tình” chính thức được khởi động tại Bệnh viện Nhi Trung ương vào ngày 26/3/2014, đến nay Bệnh viện đã có 4.735 lượt thanh niên tình nguyện tham gia hỗ trợ điều dưỡng, bác sỹ trong việc tiếp đón, hướng dẫn một số quy định, chế độ của Bệnh viện cho người bệnh, người nhà người bệnh đến khám; hỗ trợ vận chuyển,  phân loại người bệnh; hỗ trợ người nhà chăm sóc người bệnh. Với cử chỉ thân thiện, lời nói ấm áp, sự năng động, nhiệt tình, các thanh niên tình nguyện đã giúp rất nhiều người bệnh vơi đi những lo lắng, khó khăn khi đến Bệnh viện. Đồng thời, đã khẳng định được vai trò đội tình nguyện trong việc chia sẻ áp lực công việc với đội ngũ y, bác sỹ. Ngoài Bệnh viện Nhi Trung ương, nơi đầu tiên thí điểm mô hình, mô hình đã được triển khai ở 3 bệnh viện khác là Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Bệnh viện Xanh Pôn.

Tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày cũng có 30 sinh viên tình nguyện mặc áo màu đỏ hỗ trợ, hướng dẫn cho bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Họ bắt đầu làm việc từ 5h30 sáng và được chia thành từng cụm, túc trực tại các điểm trọng yếu của Bệnh viện, từ cổng vào đến các quầy thông tin, điểm giao giữa các khu, phòng khám. Là thành viên của đội “Blouse trắng tình nguyện” gồm hàng trăm sinh viên đến từ Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tình nguyện viên Nông Thị Hồng Gấm, sinh viên Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học cho biết: ngay từ sáng sớm khi Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh chưa làm việc, các tình nguyện viên đã có mặt để chuẩn bị công tác hướng dẫn người bệnh. Gấm và các bạn luôn tươi cười, ân cần, hỗ trơ, hướng dẫn bệnh nhân và người nhà làm các thủ tục, xếp hàng lấy số thứ tự rồi đến các điểm khám bệnh, xét nghiệm, quầy thuốc, căng tin, đặc biệt là trợ giúp người già, bệnh nhân nặng. “Tôi tự hào và hạnh phúc khi được đóng góp một chút công sức nhỏ bé để chia sẻ áp lực với nhân viên y tế cũng như giúp đỡ người bệnh. Hy vọng với sự hướng dẫn cặn kẽ, người dân sẽ tránh bị “cò mồi” dụ dỗ, trục lợi”, chị Gấm chia sẻ.

Sự nhiệt huyết của những tình nguyện viên đã góp phần quan trọng cùng đội ngũ y, bác sỹ tại nhiều bệnh viện thực hiện hiệu quả khẩu hiệu "Bệnh nhân đến tiếp đón niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, bệnh nhân về dặn dò chu đáo". Đánh giá về hiệu quả của mô hình đưa thanh niên tình nguyện vào các bệnh viện, Phó Chủ tịch Nguyễn Bá Tĩnh cho biết, thời gian qua, mô hình này đã hoạt động hiệu quả ở một số bệnh viện lớn, góp phần giảm tải công việc cho các  điều dưỡng viên, nhân viên hành chính và giảm bớt tình trạng “cò mồi” ở các bệnh viện.

Tiếp sức người bệnh

Tiếp nối thành công của các chương trình thiện nguyện, nhằm đáp ứng nhu cầu về chăm sóc cho bệnh nhân nghèo, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại các bệnh viện trung ương, bệnh viện tỉnh thông qua cung cấp đội ngũ nhân viên chăm sóc tình nguyện được đào tạo và hoạt động có tổ chức, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Trung tâm tình nguyện Quốc gia đã xây dựng Đề án “Tiếp sức người bệnh”. Phó Chủ tịch Nguyễn Bá Tĩnh cho biết, Đề án “Tiếp sức người bệnh” nhằm phát huy tinh thần xung kích và tình nguyện của tuổi trẻ trong việc giúp đỡ bệnh nhân và người nhà, góp phần giảm tình trạng quá tải trong việc đón tiếp, chăm sóc bệnh nhân. Đồng thời, tạo môi trường để đoàn viên, thanh niên, sinh viên ngành Y Dược rèn luyện, nâng cao kỹ năng thực hành xã hội, khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái. Đề án đặt ra mục tiêu chấm dứt được 70% tình trạng “cò” bệnh viện tại những bệnh viện thực hiện Đề án; đến hết năm 2015 xây dựng được 30 đội tình nguyện với hơn 3.000 tình nguyện viên tham gia giúp đỡ người bệnh và đến năm 2019 sẽ nâng lên

100 đội tình nguyện viên với 10.000 tình nguyên viên tham gia.

Mỗi đội tình nguyện có từ 50 - 100 tình nguyện viên là các đoàn viên, thanh niên, sinh viên đang học tập và sinh sống trên địa bàn các tỉnh, thành phố, trọng tâm là sinh viên năm thứ nhất các trường Y, Dược; sinh viên y tế công cộng, y học dự phòng và sinh viên khoa công tác xã hội, tâm lý các trường. Đặc biệt, các tình nguyện viện phải là những người có lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm; ý thức kỷ luật tốt. Các đội tình nguyện viên sẽ phối hợp với Phòng Công tác xã hội và các phòng chức năng của bệnh viện trực tại khu vực tiếp đón và tham gia hướng dẫn, giúp đỡ người bệnh và người nhà bệnh nhân tới khám và điều trị ngay từ cổng bệnh viện. Theo đó, các tình nguyện viên sẽ hướng dẫn người bệnh về các quy trình, thủ tục khám bệnh; hỗ trợ người bệnh di chuyển tới các khoa, phòng; hỗ trợ người bệnh làm thủ tục thanh quyết toán tại bệnh viện nhanh chóng và hiệu quả; hướng dẫn người nhà người bệnh sử dụng các dịch vụ hiện có tại bệnh viện (quán ăn, hiệu thuốc, quầy tạp hóa…); nhắc nhở người nhà người bệnh không hút thuốc lá trong bệnh viện. Đồng thời, giúp đỡ người nhà người bệnh có hoàn cảnh khó khăn chăm sóc người bệnh trong quá trình khám và điều trị tại bệnh viện; thăm hỏi, trò chuyện với người bệnh nhằm động viên tinh thần, tạo động lực, niềm tin cho người bệnh; tổ chức các hoạt động từ thiện, như: “Nồi cháo yêu thương”, “Bát cơm nghĩa tình” cho những người bệnh và người nhà người bệnh có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị trong bệnh viện và chương trình “Mang âm nhạc đến bệnh viện”.

Năm 2015, Lễ ra quân Đề án “Tiếp sức người bệnh” sẽ được tổ chức ở cấp Trung ương và ra mắt đội tình nguyện tại 30 bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện của 5 thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ. Đề án “Tiếp sức người bệnh” cũng là một trong 7 nội dung được ngành Y tế yêu cầu các bệnh viện cam kết triển khai để đi tới “đích” đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Theo Hương Mai

TTTTGDSK Trung ương

 

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 3 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 6 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Top