Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thủy đậu xuất hiện ở nhiều tỉnh phía Bắc

Thứ năm, 09:34 09/02/2017 | Y tế

GIadinhNet - Đến hẹn lại lên, đây là thời điểm miền Bắc và một số địa phương khác bước vào cao điểm nhiều bệnh truyền nhiễm mùa Đông - Xuân, trong đó có thủy đậu, tay chân miệng… Các Bệnh viện Bạch Mai, Nhi Trung ương, E, Việt Nam - Cu Ba… đã ghi nhận nhiều trường hợp khám, nhập viện vì căn bệnh này. Không ít trong số đó có những bé sơ sinh chỉ vài tuần tuổi đã mắc.

Điều trị cho bệnh nhân thủy đậu tại Bệnh viện E. Ảnh: TX
Điều trị cho bệnh nhân thủy đậu tại Bệnh viện E. Ảnh: TX

Mẹ con lây nhau, cùng vào viện

Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Trung ương, TS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết, trong tuần qua, có hơn 10 bệnh nhi nhập viện vì mắc thủy đậu. Có những ngày Khoa Truyền nhiễm đón 3-4 bệnh nhân. Đáng chú ý, có những bệnh nhi sơ sinh mới mấy tuần tuổi bị lây thủy đậu từ mẹ.

Tình trạng này cũng diễn ra tương tự tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM). Mặc dù chưa thống kê được số ca đến khám và điều trị ngoại trú, nhưng từ đầu năm đến nay, số ca mắc thủy đậu phải điều trị nội trú tại Khoa Nhiễm - Thần kinh của bệnh viện này đã là 24 ca. Không ít bệnh nhi dưới 3 tháng tuổi bị lây bệnh thủy đậu từ mẹ. Đặc biệt, Khoa hiện đang điều trị cho một bệnh nhi 20 ngày tuổi bị lây bệnh từ mẹ. Người mẹ cho biết, đây là lần đầu tiên mắc bệnh và cũng chưa tiêm ngừa vaccine thủy đậu. Cũng tại Khoa này, nhiều em bé cũng mắc thủy đậu dù đã tiêm ngừa một liều vaccine.

Theo các chuyên gia, bệnh thủy đậu có đặc tính lây lan rất nhanh. Trong môi trường khép kín (như gia đình, trường học, công ty…), nếu có một người mắc bệnh thủy đậu thì các thành viên khác rất dễ lây nếu không có biện pháp phòng ngừa và cách ly kịp thời.

Mắc thủy đậu từ ngày 5/2, bệnh nhân V.T.T.H (SN 1987, ở Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đi khám và nhập viện ngay ngày hôm sau trong tình trạng sốt cao, nổi mụn nước mặt và lan toàn thân. Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, nổi hết toàn bộ thân, đau đầu, mệt mỏi. Chị H cho biết, chị bị lây bệnh từ con trai 2 tuổi, bản thân bé cũng lây bệnh từ các bạn học trường mầm non. Sau một ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân vẫn sốt, nổi nốt ban toàn thân, đa lứa tuổi, đa hình thái (có những nốt bội nhiễm, dịch đục, mủ trắng, nốt mới mọc, nốt mọc lâu…).

Theo ThS.BS Vũ Mạnh Cường - Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện E), trong 1 tháng gần đây, tại khoa tiếp nhận và điều trị hơn 20 ca mắc bệnh thủy đậu, trong đó ghi nhận cả những trường hợp người lớn (từ 20-30 tuổi). Điều đáng nói là, nhiều người lớn mắc bệnh do chưa từng tiêm chủng vaccine phòng bệnh thủy đậu, chưa từng mắc bệnh và tiếp xúc với nguồn lây…

Còn theo thống kê của Khoa Nhi (Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba), từ ngày 1/1 đến ngày 8/2, tại đây ghi nhận 72 bệnh nhân (từ 12 tháng tuổi đến 11 tuổi) bị mắc thủy đậu.

Bệnh lành tính, nhưng cũng có biến chứng

TS.BS Lương Thị Thu Hiền, Trưởng khoa Nội nhi tổng hợp (Bệnh viên E) cho biết, thủy đậu là bệnh cấp tính do varicella zoster virus gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người này khác qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp. Dịch tiết ra từ người bệnh có thể lây gián tiếp cho người khác qua các đồ vật. Khi khởi phát bệnh, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân trong vòng 12-24 giờ. Người chưa mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vaccine đều cảm nhiễm với bệnh, thường xảy ra vào mùa Đông- Xuân.

Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện sau 10-14 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bỏng nước đầu tiên. Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt bỏng nước này sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi bỏng nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm trùng nốt bỏng nước có thể để lại sẹo.

BS Thu Hiền nhấn mạnh, đây là bệnh lành tính nhưng cũng có những biến chứng với mức độ từ nhẹ đến nặng. Bội nhiễm là biến chứng hay gặp nhất của bệnh thủy đậu. Nếu bội nhiễm nặng, vi khuẩn có thể xâm nhập từ bỏng nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, các biến chứng nặng như viêm phổi, não, tiểu não... là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, thường để lại di chứng sau này.

Còn theo BS Vũ Mạnh Cường, trẻ em trong độ tuổi từ 2-8 tuổi có nguy cơ mặc bệnh cao nhất. Người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai, mắc thủy đậu có khả năng biến chứng và nặng hơn trẻ em.

Các bác sĩ tư vấn, tiêm ngừa vaccine thủy đậu là biện pháp phòng ngừa một cách chủ động và hiệu quả. Phụ nữ trước khi mang thai 1-2 tháng nên chích ngừa thủy đậu. Trong trường hợp chích ngừa xong mới biết có thai thì cũng không nên quá lo lắng, vì gần như không có ảnh hưởng gì đến thai nhi. Phụ nữ đang cho con bú vẫn có thể chích ngừa thủy đậu bình thường.

BS Vũ Mạnh Cường khuyến cáo, đối với người có tiếp xúc với nguồn lây trong 3 ngày đầu vẫn có thể tiêm phòng vaccine phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Đa số người mắc chưa được tiêm vaccine phòng thủy đậu, tuy nhiên cũng có một số trường hợp đã tiêm vaccine rồi vẫn mắc bệnh. Trên thực tế, nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối.

Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt bỏng rạ và thường là không bị biến chứng. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, mỗi người cần tiêm đủ 2 liều vaccine thủy đậu. Tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.

Các chuyên gia cũng cảnh báo, có rất nhiều quan niệm sai lầm khi chữa thủy đậu như kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn…Việc không tắm, ủ ấm cho trẻ sẽ khiến cho bệnh càng nặng thêm, dễ dẫn đến nhiễm trùng và biến chứng. Nhiều người còn lấy gốc rạ tắm hoặc đốt để lấy nước uống (do suy nghĩ bệnh thủy đậu là bệnh trái rạ nên dùng gốc rạ để chữa). Trong khi nếu sử dụng cách này, có thể dễ dẫn đến ngộ độc.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bệnh

Thủy đậu có tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng rất cao, dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu.

- Trẻ sốt nhẹ trong vài ngày liền kèm biếng ăn, lười vận động… lúc này cha mẹ nhớ giảm nhiệt độ cơ thể cho con bằng cách chườm nóng cho trẻ.

- Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân bị thủy đậu, trẻ sẽ phát bệnh trong vòng 10 ngày hoặc có thể chậm hơn là sau 20 ngày. Với các biểu hiện như: trẻ nổi mụn ở vùng đầu và mặt, sau đó lan ra toàn thân trong vòng 24 giờ. Mụn chứa dịch màu trong.

Tùy theo mức độ nặng, nhẹ mà cha mẹ có thể chọn điều trị bệnh theo phương pháp Đông y hoặc y học hiện đại. Khi con có dấu hiệu bị thủy đậu, nên đưa trẻ đi khám để các bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý: Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc để điều trị cho trẻ mà cần đến bệnh viện để được thăm khám và kê đơn thuốc đúng liều lượng, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Một số sai lầm khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu

Kiêng tắm: Khi trẻ bị thủy đậu, mẹ thường kiêng tắm cho trẻ, đó là một sai lầm. Bởi nếu không vệ sinh cơ thể các nốt mụn sẽ bị nhiễm trùng, tuy nhiên nếu tắm cho trẻ, nên tắm ở những nơi kín gió, tắm bằng nước ấm. Để tránh vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng da cho bé.

Bôi methylen chi chít khắp người: Nhiều bà mẹ khi thấy con bị thủy đậu liền vội vàng bôi thuốc xanh khắp người cho con. Tuy nhiên, đây là cách điều trị sai lầm, các bác sĩ khuyến cáo, chỉ khi mụn nước vỡ, thì mới chấm trực tiếp thuốc xanh methylen vào các nốt vỡ để làm lành vết thương và sát trùng. Chú ý không bôi mỡ tetracycline, mỡ penicillin hay thuốc đỏ. Ngoài ra không được chọc mụn nước ra vì dễ gây nhiễm trùng và lây sang vùng da lành.

Tắm nước lá: Các mẹ thường tắm cho trẻ bằng lá bàng, lá trà xanh, lá tre, hay lá trúc đào… điều này hoàn toàn sai lầm, do da trẻ còn yếu và mỏng nên dễ bị kích ứng hoặc dị ứng, khi tắm lá sẽ làm bệnh nặng hơn.

Trẻ mọc càng nhiều mụn bọc càng nhanh khỏi bệnh: Các mẹ thường quan niệm rằng, trẻ mọc càng nhiều mụn bọc càng nhanh khỏi bệnh. Đây là quan niệm sai lầm, bệnh thủy đậu cần phát hiện và điều trị sớm, để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé, để lâu sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu trẻ bị thủy đậu thì có các biểu hiện như: Ho, sốt tăng cao, trẻ chậm chạp kèm ho…thì cần đưa con đi khám bác sĩ ngay. Đây là biến chứng của bệnh thủy đậu, rất có thể trẻ bị viêm da, viêm phổi, viêm màng não.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top