Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thụ tinh nhân tạo cho... muỗi

Thứ hai, 14:47 20/01/2014 | Y tế

GiadinhNet - Để phục vụ công tác nghiên cứu, Viện Sốt rét Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phải tiến hành một công việc vô cùng kỳ quặc: Nuôi muỗi. Công việc này góp một phần quan trọng vào việc nghiên cứu, tìm ra các vấn đề liên quan đến những loại bệnh do muỗi gây ra cho con người.

Thụ tinh nhân tạo cho... muỗi 1

Các nhân viên Khoa Côn trùng dùng máy soi để nghiên cứu muỗi và thực hiện việc thụ tinh nhân tạo cho chúng. Ảnh: Phượng Hoàng

 
Bật điều hòa cho muỗi…ngủ
 
TS Vũ Đức Chính, Trưởng khoa Côn trùng (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương) cho biết, để phục vụ công tác nghiên cứu côn trùng truyền bệnh và cách phòng chống bệnh, Khoa Côn trùng phải duy trì nhiều chủng muỗi. Số muỗi này không chỉ phục vụ công tác nghiên cứu  mà còn cung cấp muỗi cho các sinh viên ngành Y.
 
Việc bắt muỗi ngoài tự nhiên không phải lúc nào cũng được như mong muốn, nên trong Khoa Côn trùng luôn nuôi hàng ngàn con muỗi để thuận lợi trong công việc.
 
Các cán bộ của Khoa Côn trùng phải thay nhau chăm sóc đàn muỗi. Phòng nuôi muỗi luôn phải bật điều hòa cho phù hợp với điều kiện sống của chúng. Anh Nguyễn Văn Đạt, nhân viên trực tiếp chăm sóc đàn muỗi cho biết, công việc hàng ngày của anh là xem đàn muỗi có bị quá nóng hay quá lạnh hay không để điều khiển nhiệt độ phù hợp.
 
Anh cùng các nhân viên khác thường phải kiểm tra sự an toàn cho lũ loăng quăng, bọ gậy, vì đôi khi chúng sẽ bị kiến “xâm hại”. Chúng được ăn theo chế độ phù hợp, các khay nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ. Nhân viên ở đây cũng phải theo dõi sát việc phát triển của bọ gậy khi chúng biến thành loăng quăng, sau đó bắt riêng chúng ra, cho sẵn vào lồng để tránh bay ra môi trường bên ngoài.
 
Đối với muỗi lại có chế độ chăm sóc khác. Chúng được nhốt vào các lồng, thường xuyên cho đốt vật nuôi để lấy máu. Vật nuôi có thể là chuột bạch hoặc gà... Anh Đạt cho biết, những lúc muốn muỗi sinh sản, cần kích thích bằng cách cho chúng hút máu động vật, thậm chí là máu người.
 
Có một số chủng muỗi chỉ thích hút máu người nên nếu muốn chúng sinh sản, các nhân viên phải thay nhau chìa tay vào lồng nuôi cho muỗi đốt. Đương nhiên, các nhân viên phải bôi thuốc phòng bệnh từ trước.

Ép muỗi… đẻ

TS Vũ Đức Chính cho biết,  nuôi muỗi gặp nhiều vấn đề phức tạp. Các chủng muỗi sống ngoài tự nhiên có những cảm nhận riêng biệt. Chúng thường tìm những nơi có không gian, môi trường thuận lợi, các khu vực có nước với điều kiện đủ thức ăn thì mới giao phối và đẻ. Thế nhưng, trong điều kiện của phòng nghiên cứu, cho dù đã được điều chỉnh nhiệt độ và tạo các khay nước đủ thức ăn nhưng có một số loài muỗi vẫn kiến quyết… không chịu đẻ. Chính vì vậy, để duy trì chỉ có cách thụ tinh nhân tạo cho muỗi.

“Với những chủng muỗi không tự giao phối, chúng tôi sẽ tiến hành thụ tinh nhân tạo. Chúng tôi gây mê 2 con muỗi rồi cho chúng tiếp xúc với nhau. Đây cũng là kỹ thuật quan trọng, nếu gây mê quá liều sẽ làm cho muỗi chết”, TS Vũ Đức Chính chia sẻ.

Nhưng việc thụ tinh nhân tạo chưa hẳn đã khiến muỗi sinh đẻ được, vì có một số loài muỗi dù “mang bầu” nhưng không thể thích nghi với điều kiện môi trường phòng thí nghiệm và không chịu sà xuống nước để đẻ. Khi ấy, các nhân viên của Khoa Côn trùng lại phải đổi phương án là cắt bớt một cánh của muỗi cái rồi cho chúng nằm trên mặt nước có đủ thức ăn cho chúng sinh nở.

TS Vũ Đức Chính cho biết, việc bắt các chủng muỗi ngoài tự nhiên về nghiên cứu rất phức tạp. Để bẫy được muỗi, các nhân viên của Khoa Côn trùng phải dùng đèn lùa muỗi vào lồng. Một số loại muỗi chỉ có thể dùng chính cơ thể người để bẫy. Khi đó, các nhân viên của Khoa Côn trùng phải trực tiếp ngồi chìa chân cho muỗi đốt rồi dùng các dụng cụ chụp chúng lại.
 
Có loài muỗi chỉ đốt ban ngày, nhưng có một số khác lại chỉ đốt người vào ban đêm nên việc bắt muỗi cũng phải tuân theo quy luật này. Điều đáng nói, việc đi bắt muỗi ngoài tự nhiên rất dễ dẫn đến việc người ngồi làm “bẫy” sẽ bị muỗi truyền bệnh. Không ít người ở Khoa Côn trùng đi bắt muỗi đã bị sốt rét hoặc sốt xuất huyết… 

Hoàng Phương

hoangthanhthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 30 phút trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 46 phút trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 3 ngày trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Top