Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tâm sự nữ nhân viên y tế là F1 của bệnh nhân người Thụy Điển

GiadinhNet - "Trở thành F1 là điều khó tránh khỏi khi chúng tôi vẫn từng ngày làm việc trong bệnh viện..."

Tâm sự nữ nhân viên y tế là F1 của bệnh nhân người Thụy Điển - Ảnh 1.

Chị Lý Thị Hảo (Phòng Công tác Xã hội, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương) trở thành F1 trong đại dịch COVID-19 và sắp hoàn thành đợt cách ly. Dưới đây là chia sẻ của chị qua góc nhìn của người trong cuộc.

Đắn đo mãi rồi tôi cũng quyết chia sẻ một góc về công việc của người làm Công tác xã hội (CTXH) trong bệnh viện bởi có nhiều thắc mắc của mọi người. 

Khi biết tôi là F1, nhiều người ngạc nhiên, có những người bạn hỏi tôi: "Sao vậy? Công việc của bạn có liên quan gì đến bệnh nhân chứ?"...

Tâm sự nữ nhân viên y tế là F1 của bệnh nhân người Thụy Điển - Ảnh 2.

Công việc của các nhà Công tác xã hội trong mùa dịch. Ảnh: Phạm Yến

Ngạc nhiên cũng phải thôi, vì tôi đâu phải là bác sĩ, tôi đâu phải là điều dưỡng luôn bên cạnh bệnh nhân mỗi ngày. Tôi chỉ là một nhân viên Công tác xã hội làm trong bệnh viện. Vậy sao tôi lại trở thành F1? Và sự thật thì tôi đúng là F1.

Ngày đầu tiên của tháng 4, chị Bình – Trưởng khoa Ghép tế bào gốc gọi điện cho tôi, nói rằng khoa chị đang có một bệnh nhân người Thụy Điển, cần có bên Công tác xã hội cùng tham gia hỗ trợ người bệnh.

Tâm sự nữ nhân viên y tế là F1 của bệnh nhân người Thụy Điển - Ảnh 3.

Các nhà làm Công tác xã hội cùng tham gia với bác sĩ góp phần hỗ trợ người bệnh...

Tôi đón nhận với niềm hân hoan được chia sẻ một công việc không liên quan tới chuyên môn từ các bác sĩ khi có người bệnh cần sự giúp đỡ. Và dù sao thì đó cũng vẫn là công việc thường ngày của chúng tôi.

Chúng tôi có mặt bên những người bệnh, chúng tôi đến với họ trong tâm thế của người làm Công tác xã hội, sẵn sàng lắng nghe, động viên, trấn an những lo lắng, hoang mang mà họ chia sẻ khi nhận tin bệnh tật, khi lần đầu tiên "chân ướt chân ráo" đặt chân đến Viện.

Tâm sự nữ nhân viên y tế là F1 của bệnh nhân người Thụy Điển - Ảnh 4.

Lắng nghe, xác minh thông tin để lên kế hoạch trợ giúp người bệnh. Ảnh: Phạm Yến.

Sau những giờ tiếp cận, lắng nghe, chia sẻ, thu thập thông tin, xác minh thông tin, chúng tôi sẽ lên kế hoạch trợ giúp người bệnh. 

Có khi đó chỉ là sự chia sẻ về tinh thần, là những lời động viên mong người bệnh an lòng điều trị; Có khi là sự kết nối với cộng đồng để hỗ trợ người bệnh bớt đi những lo lắng về chi phí điều trị, chi phí sinh hoạt. Và chúng tôi quan tâm tới các vấn đề thuộc về tâm lý, tinh thần và xã hội của người bệnh.

Chúng tôi sẵn sàng cùng các y, bác sĩ giúp đỡ người bệnh trong khả năng tốt nhất có thể. Chúng tôi mong những người bệnh bớt đi gánh nặng tinh thần để yên tâm phối hợp điều trị. Chúng tôi mong vấn đề tài chính không hoàn toàn là áp lực lớn nhất của người bệnh. Và chúng tôi mong người bệnh không may mắc bệnh máu đến được với Viện tôi luôn có cơ hội tốt để điều trị...

Tâm sự nữ nhân viên y tế là F1 của bệnh nhân người Thụy Điển - Ảnh 5.

Nhân viên CTXH sẵn sàng cùng các y, bác sĩ giúp đỡ người bệnh trong khả năng tốt nhất có thể. Ảnh: Phạm Yến.


Tôi đã đến với bệnh nhân người Thụy Điển với tinh thần như thế. Chúng tôi hiểu phần nào ông hoàn toàn là người "yếu thế" khi một thân một mình ở một đất nước xa lạ, không người thân thích, không có bất cứ gì ngoài tấm thân bệnh tật và đang rất cần phải chữa trị.

Trong khi các bác sĩ của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đang làm mọi cách tốt nhất để điều trị cho ông, thì bệnh nhân vẫn trong tâm lý bất an, không muốn điều trị, không phối hợp, ông sẵn sàng bỏ điều trị - việc này sẽ thật nguy hiểm nếu ông tự ý bỏ điều trị.

Các bác sĩ và điều dưỡng của Viện đã làm những điều cần thiết, những thứ tốt nhất cho người bệnh. Cùng đó có biết bao nhiêu người đã luôn bên cạnh bệnh nhân, từ những người bảo vệ, những nhân viên vệ sinh, những nhân viên ở các khoa phòng khác… đã tiếp cận, điều trị, chăm sóc, hỗ trợ người bệnh.

Tâm sự nữ nhân viên y tế là F1 của bệnh nhân người Thụy Điển - Ảnh 7.

Tập thể Phòng CTXH của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Ảnh:Công Thắng.

Bởi vậy, khi là F1 tôi có hẳn "đồng đội" hùng mạnh bên cạnh.


Tôi đón nhận tin mình là F1 thật bình thản và chắc chắn là không thể tránh khỏi khi chúng tôi vẫn từng ngày làm công việc trong bệnh viện. Một góc nhỏ trong công việc của chúng tôi".

Phòng chống dịch bệnh, lấy cán bộ y tế làm đầu. Muốn hết dịch bệnh, ý thức tự giác của người dân là gốc. Các cụ xưa dạy rằng "lửa thử vàng gian nan thử sức". Tạo hóa dùng dịch bệnh để thử thách con người - đây là phép thử tự nhiên, trong hoàn cảnh điển hình thì tính cách điển hình của con người sẽ lộ diện. Người có bản lĩnh sẽ không hoảng loạn. Người tự giác sẽ không đi lại lung tung. Những người nhân ái cao thượng sẽ đi giúp người.

Lý Thị Hảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 17 giờ trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 2 ngày trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Y tế - 3 ngày trước

Sau lần quan hệ ngoài luồng, không an toàn, người đàn ông luôn nghĩ bản thân mắc bệnh lây nhiễm tình dục, khi khám được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Top