Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tại sao bệnh viện hết tiền trả lương nhân viên?

Thứ hai, 11:42 04/01/2016 | Y tế

GiadinhNet - Trong thời buổi kinh tế thị trường, khi Nhà nước không thể đầu tư nguồn ngân sách khổng lồ cho y tế thì một loạt bệnh viện ở địa phương đã phải đối mặt với việc thiếu hụt tài chính. Câu chuyện 14 bệnh viện ở Đắk Lắk hết tiền trả lương cho nhân viên chỉ là ví dụ mở đầu cho sự khó khăn của nhiều bệnh viện đang phải đối mặt. Vì sao để các bệnh viện tuyến dưới không còn lâm vào cảnh khó khăn? Làm sao để người bệnh không "đổ dồn lên" tuyến trên? BS Trần Văn Phúc (Bệnh viện Xanh Pôn) đã có bài viết chia sẻ về vấn đề này. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả!

 

Viện phí không tăng đúng theo giá trị thực cùng với việc giảm ngân sách đang gây khó khăn cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân. ảnh minh họa
Viện phí không tăng đúng theo giá trị thực cùng với việc giảm ngân sách đang gây khó khăn cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân. ảnh minh họa

 

Thiếu tiền có phải là khó khăn lớn nhất của các bệnh viện?

So với các nước trong khu vực, nền y học hiện đại của Việt Nam có truyền thống lịch sử và tầm vóc đáng kể. Trong những năm tháng chiến tranh, y tế Việt Nam mặc dù rất khó khăn về kinh phí, nhưng đã sản sinh ra không chỉ những cá nhân kiệt xuất, mà còn có cả một đội ngũ đông đảo y bác sĩ với tay nghề rất vững vàng, rải đều ở mọi tuyến. Đến thời kì bao cấp, dù kinh tế lao đao, nhưng y tế vẫn phục vụ người bệnh vô điều kiện, sự chênh lệch chuyên môn giữa các tuyến không quá xa nhau, trình độ tay nghề giữa các bác sĩ không tồn tại khoảng cách quá lớn.

Ở thời kì này, sự tương tác giữa bác sĩ và người bệnh dựa trên nền tảng tình cảm, thay vì tiền bạc như thời buổi kinh tế thị trường. Hãy hình dung trong các làng quê nghèo khắp đất nước, bệnh viện là nơi thiêng liêng xếp vào bậc nhất trong tâm trí mỗi con người. Hầu hết người dân được sinh ra nhờ bàn tay của nhân viên y tế, khi ốm đau hay tai nạn thì bệnh viện sẽ là nơi để họ tìm đến, có người chọn bệnh viện để chết khi về già. Trong các giao điểm cuộc sống, với người bệnh là sự thân mật, còn với bệnh viện là những đức tính phi thường của người thầy thuốc, tiền bạc chỉ đóng vai trò thứ yếu.

Bước sang kinh tế thị trường, không thể phủ nhận nhiều bệnh viện đã tạo dấu ấn đáng kể với nền kinh tế quốc dân. Khi lợi nhuận bệnh viện tăng lên rất nhiều thì cũng bắt đầu xuất hiện sự cạnh tranh. Trong thời gian tới, không phải bệnh viện nào cũng tồn tại, mà sẽ có kẻ thắng, người thua. Nếu để cho các đơn vị tự chủ, xóa bỏ việc phân tuyến hay thông tuyến điều trị ngay từ bây giờ thì bệnh viện nào tồn tại được qua năm 2020 sẽ là người chiến thắng.

Ý thức được sự cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt, nhiều bệnh viện nghèo tuyến dưới đã quyết tâm đầu tư hạ tầng và thiết bị máy móc, nhưng vẫn không thu hút bệnh nhân đến điều trị. Lí do "người dân ít ốm" nên bệnh viện vắng là chưa thuyết phục. Nhiều căn bệnh bị bỏ qua do nghèo đói, nên khi kinh tế phát triển thì mặt bệnh cũng vì thế mà gia tăng, thay vì chỉ là phát hiện ra những căn bệnh nghiêm trọng. Vẫn cùng dòng máy siêu âm ấy với chất lượng tương đương, nhưng một bộ phận bệnh nhân vẫn "chạy" lên tuyến trên để khám chứ không tin tuyến cơ sở. Vậy sự đầu tư tiền bạc chưa phải là nguyên do chính gây thất bại bệnh viện.

Để người bệnh không vượt tuyến

Bệnh viện được điều khiển bởi ba yếu tố theo đúng tuần tự, đó là chất lượng - dịch vụ - chi phí. Đây cũng là ba yếu tố cần thiết để cạnh tranh. Nhưng thực tế một số nhà quản lí bệnh viện họ lại tập trung nhiều sự chú ý đến vấn đề chi phí, đưa yếu tố này lên hàng đầu, còn yếu tố chất lượng lại xếp sau! Viện phí chỉ được tăng cầm chừng, thậm chí người ta còn tìm cách hạ chi phí cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để "an lòng" người dân.

Ví dụ một ca siêu âm, theo khung viện phí quy định 28.000 đồng thì chưa đủ chi trả tối thiểu cho tiền điện nước và hao hỏng máy, nói gì đến tiền lương cho người làm việc. Đó chính là nguyên nhân làm cho các bệnh viện không đủ sức cạnh tranh trong một thị trường cạnh tranh toàn cầu ở mức độ chi tiêu. Viện phí không tăng đúng theo giá trị thực cùng với việc giảm ngân sách đang gây khó khăn cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe công, làm tổn thương không chỉ với y tế, mà còn với cả chính người bệnh.

Khi chi phí đi ngược hướng với chất lượng thì đương nhiên tai biến y khoa sẽ có cơ hội gia tăng. Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 100.000 ca tử vong do tai biến y khoa, tương đương với 200 chiếc Boing 747 bị tai nạn. Nếu có 200 chiếc Boing bị tai nạn, đó là nỗi ô nhục với cả ngành hàng không thế giới. Câu hỏi đặt ra là, với sự bất cập về chi phí như y tế của ta hiện nay, thì đang có bao nhiêu bệnh viện nguy hiểm? Và chưa cần đợi câu trả lời thì người bệnh đã tự động bỏ  lên tuyến trên cho an toàn. Vì với họ, sức khỏe là quý giá nhất và quan trọng nhất.

Thấy người bệnh bỏ đi, các nhà lãnh đạo bệnh viện lại loay hoay tìm cách giữ chân bệnh nhân, chấp nhận cung cấp những gói dịch vụ khám chữa bệnh giá rẻ, chấp nhận lỗ. Đó chính là cái vòng luẩn quẩn kéo chất lượng xuống, làm xói mòn niềm tin ở người bệnh.

Sự cạnh tranh giữa các bệnh viện, thực chất là xoay quanh vấn đề chất lượng đội ngũ nhân viên y tế. Nó không phải là tòa nhà đẹp hay các thiết bị y tế hiện đại. Nhiều bệnh viện tuyến dưới không thiếu tiền, mà họ thiếu một đội ngũ ổn định các bác sĩ có trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm. Việc tuyển dụng được các bác sĩ dày dạn kinh nghiệm luôn là trở ngại đối với các bệnh viện tuyến dưới, bất chấp những nỗ lực của Bộ Y tế vừa khuyến khích, vừa tìm mọi cách để đưa bằng được bác sĩ giỏi đến vùng sâu, vùng xa. Bác sĩ giỏi sẽ không rời bỏ bệnh viện lớn vì họ biết rằng, về tuyến cơ sở sẽ không có bệnh nhân để làm việc.

Vậy tại sao bệnh viện tuyến cơ sở không tự tìm cách đào tạo nhân lực cho riêng mình? Lúc này, lúc khác bệnh viện cơ sở đã làm, nhưng lại không đủ kiên nhẫn để theo đuổi thời gian đào tạo lâu dài, bởi đào tạo lâu dài thì  mới có thể thu hoạch được những thành quả.

 

Một câu chuyện về các bệnh viện tuyến dưới đang "nóng" thời gian qua. Đó là chuyện về 14 bệnh viện ở Đắk Lắk hết tiền trả lương nhân viên. Theo đại diện Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, dự toán năm 2015 mà UBND tỉnh giao cho 14 bệnh viện trên phải thu là gần 311,6 tỉ đồng, trong đó 35% dành cho quỹ cải cách tiền lương sẽ khoảng 35 tỉ đồng. Thế nhưng, đến hết tháng 12/2015, 14 bệnh viện chỉ thu gần 282 tỉ đồng. Như vậy, quỹ chi tiền lương chỉ còn gần 20 tỉ đồng, tức là thiếu hơn 15 tỉ đồng tiền lương so với dự toán. 

BS Trần Văn Phúc/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 12 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Top