Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sâu răng nguy hiểm không kém bệnh ung thư

Thứ tư, 08:00 06/05/2015 | Y tế

GiadinhNet - Tỷ lệ trẻ sâu răng ngày càng cao là do thói quen ăn nhiều chất ngọt và vệ sinh răng miệng không đúng cách.

Đây là kết quả một cuộc khảo sát của Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam. Khảo sát “Tình trạng sức khỏe răng miệng của người dân Đồng bằng sông Cửu Long và các yếu tố liên quan” tiến hành ngẫu nhiên ở 2.370 người dân sống ở khu vực này. Kết quả ghi nhận: Gần 91% trẻ dưới 6 tuổi bị sâu răng. Ở lứa tuổi 12 và 15, tỷ lệ này lần lượt là hơn 59% và gần 70%. Con số này ở nhóm 35-44 tuổi là hơn 82%.

Khảo sát này cũng cho thấy, 65% phụ huynh từng đưa con đi khám, chữa răng nhưng chỉ trong trường hợp răng trẻ bị lung lay hoặc đã hỏng không thể phục hồi. Trong khi đó, theo các bác sĩ, quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là điều tối quan trọng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo: Sâu răng nằm trong top 3 nguy cơ hàng đầu đe dọa sức khỏe, chỉ sau bệnh về tim mạch và ung thư.

P.Vinh/Báo Gia đình & Xã hội

Cứu sống trẻ bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh

Một bé trai 5 ngày tuổi bị hôn mê do tăng amoniac máu đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cứu sống bằng phương pháp lọc máu liên tục trong 50 giờ. Em bé này sinh thường. 4 ngày sau, bé xuất hiện tình trạng vàng da, bỏ bú và hôn mê sâu do rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Bé không tự thở và sốc, không đáp ứng kích thích, nguy hiểm tính mạng.

Các bác sĩ đã tiến hành hồi sức với thở máy cho bé, chống sốc, bù toan, kháng sinh đường toàn thân. Xét nghiệm ban đầu cho thấy, amoniac máu cháu bé tăng cao 1148 umol/L, trong khi trị số bình thường là 10-57 umol/L. Sau 50 giờ lọc máu cho bé, amoniac giảm xuống còn 124 umol/L. Bé đã tỉnh lại, có nhịp tự thở, đáp ứng kích thích. Bệnh nhi được cai máy thở sau đó 2 ngày.

Amoniac là một chất độc tạo ra trong quá trình chuyển hóa các amino axit trong cơ thể, được giải độc nhờ các men chuyển amoniac thành urê và thải ra ngoài. Trẻ bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh do thiếu các men chuyển khiến việc chuyển hóa amoniac thành urê không thể thực hiện được. Điều này dẫn đến tăng cao amoniac trong máu, trẻ hôn mê, tổn thương não và sẽ nhanh chóng tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.  Đây là lần đầu tiên biện pháp điều trị lọc máu liên tục được thực hiện tại Khoa Hồi sức sơ sinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1.    

L. Hoa/Báo Gia đình & Xã hội

Gần 500 bệnh viện ký cam kết tham gia Chiến dịch vệ sinh bàn tay

Ngày 5/5, Bộ Y tế  đã phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới và Bệnh viện Bạch Mai tổ chức Lễ phát động bảo vệ sự sống: Hãy vệ sinh tay. Theo các chuyên gia, nhiễm khuẩn bệnh viện hoàn toàn có thể ngăn ngừa được, trong đó rửa tay là một biện pháp đơn giản, ít tốn kém và hiệu quả nhất.

Tính đến ngày 13/4/2015, có gần 500 bệnh viện ký cam kết tham gia Chiến dịch vệ sinh tay với Bộ Y tế, đã có 73 bệnh viện đăng ký tham gia Chiến dịch này trên website của Tổ chức Y tế Thế giới. Việt Nam là nước đứng hàng thứ 4 trong số 24 nước đăng ký hưởng ứng Chiến dịch thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tại buổi lễ, đã diễn ra Lễ ký kết thực hiện Chiến dịch của 5 bệnh viện lớn. Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Y tế đã tặng bằng khen cho 6 tập thể và 16 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn năm 2014. Trong ngày, còn diễn ra cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức, thực hành vệ sinh tay” trong các cơ sở khám, chữa bệnh toàn quốc.

Hoàng Phương/Báo Gia đình & Xã hội

Vụ ngộ độc do ăn bánh mỳ ở Quảng Ngãi: Có tụ cầu vàng trong mẫu xét nghiệm

Ngày 5/5, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ngãi đã công bố kết quả kiểm nghiệm đối với 10 mẫu thực phẩm tại một tiệm bánh mỳ ở đường Quang Trung, thành phố Quảng Ngãi.

Sau khi ăn bánh mỳ của tiệm này, trong hai ngày 23-24/4, đã có 28 người bị ngộ độc phải nhập viện. Theo kết quả kiểm nghiệm, các mẫu thực phẩm lấy tại tiệm bánh mỳ này đều bị nhiễm vi khuẩn, trong đó đáng chú ý là nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng - loại vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tử vong cho người sử dụng.

Trong 10 mẫu thực phẩm tại tiệm bánh mỳ trên gồm chả, trứng chiên, bò khô, patê, rau sống, rau chua, tương ớt, ruốc, bánh mỳ và bơ, chỉ có hai mẫu là tương ớt, bánh mỳ có hàm lượng vi sinh ở mức cho phép; tám mẫu còn lại đều bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng và vi khuẩn coliform.

Tụ cầu vàng thường xuất hiện trong thực phẩm khi người chế biến không có bảo hộ, tay có các mụn nhọt, vết lở loét... Người nhiễm tụ cầu vàng nhẹ thì gây cảm sốt, nôn ói, khó thở, nặng hơn khi nhiễm vào máu, tụ cầu sẽ gây áp xe phổi, viêm tủy xương hoặc gây viêm màng não mủ.

Cơ quan chức năng đã tiến hành lập biên bản đình chỉ hoạt động của tiệm bánh mỳ này để xử lý theo quy định của pháp luật.     

T.Hương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 3 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 6 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Top