Hà Nội
23°C / 22-25°C

Rớt nước mắt câu trả lời của cậu bé sống nhờ máu người lạ khi mẹ hỏi: 'Muốn có em trai hay gái'?

Thứ bảy, 07:00 02/11/2019 | Y tế

GiadinhNet - Tường 6 tuổi, quê Yên Bái, mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Em vẫn hay hỏi mẹ: "Mẹ cứ thích cho con đi viện thôi, sao mẹ không để con ở nhà?".

Con thích mẹ sinh em trai hay em gái?

- Con thích mẹ sinh em không bị bệnh như con.

Câu trả lời nghe đến nhói lòng và không giống với những em bé khác nhưng lại rất đúng với hoàn cảnh của bé Lê Văn Tường (6 tuổi, quê ở Yên Bình, Yên Bái). Tường mắc bệnh tan máu bẩm sinh - thalassemia, điều trị tại Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.

Rớt nước mắt câu trả lời của cậu bé sống nhờ máu người lạ khi mẹ hỏi: Muốn có em trai hay gái? - Ảnh 1.

Bé Tường còn quá nhỏ để hiểu vì sao suốt ngày em phải theo mẹ phải đến viện, phải truyền máu.

Tháng nào Tường cũng phải ở viện từ 1 đến 2 tuần. Tường vẫn hay hỏi mẹ: "Mẹ cứ thích cho con đi viện thôi, sao mẹ không để con ở nhà?".

Câu hỏi của con khiến chị Lương Thị Lâm nghẹn ngào: "Tôi không biết phải nói thế nào. Tôi cũng đâu muốn suốt ngày phải đi viện, vất vả lắm!". Tường không biết là nếu không có máu thì cháu không thể sống được. Chỉ vào viện quá ngày bác sĩ hẹn một tuần thôi thì cháu đã yếu lắm rồi. Để các cháu yếu lâu ngày sẽ bị suy tim.

Vợ chồng chị Lâm từng rất tuyệt vọng khi con sinh ra bị bệnh. Ngôi nhà sàn làm từ năm 2013 không có tường bao, chỉ che vách nứa mà anh chị cũng chẳng thiết sửa nhà. Để có tiền lo cho con, chồng chị Lâm phải đi làm thuê xa. Vợ chồng chị lại càng không dám nghĩ đến việc sinh thêm con.

Nhưng rồi, được cán bộ y tế ở Trung tâm Thalassemia tư vấn, đầu năm 2019, vợ chồng chị Lâm quyết định mang thai và chọc ối, làm xét nghiệm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thời gian đó, chị Lâm lo lắng, căng thẳng vô cùng. Nhiều đêm chị không ngủ được, chỉ sợ em bé trong bụng lại bị bệnh như anh trai.

Rớt nước mắt câu trả lời của cậu bé sống nhờ máu người lạ khi mẹ hỏi: Muốn có em trai hay gái? - Ảnh 2.

Chị Lâm nghẹn ngào khi nhận được tin, em bé trong bụng không mang bệnh tan máu bẩm sinh như anh trai - điều anh chị lo lắng khiến 6 năm trời không dám sinh thêm con.

Khi được ThS Vũ Hải Toàn, Phó Giám đốc Trung tâm Thalassemia gọi điện báo tin đứa con trong bụng chị không bị bệnh, chị ôm chầm lấy chồng khóc và reo lên: "Anh ơi, em sắp có một đứa con khỏe mạnh rồi!".

Đến nay, chị Lâm đã mang thai được gần 8 tháng. Chị mong chờ lắm đứa con khoẻ mạnh này. Em bé là nguồn động viên lớn lao, cổ vũ anh trai và bố mẹ trong chặng đường sắp tới.

Bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh máu di truyền bẩm sinh phổ biến trến thế giới và ở Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có khoảng trên 12 triệu người mang gene bệnh.

Theo ước tính, một bệnh nhân Thalassemia mức độ nặng từ khi sinh ra đến 30 tuổi cần truyền khoảng trên 1.000 đơn vị máu để duy trì đời sống.

Mỗi năm cần có trên 2.000 tỷ đồng để cho tất cả bệnh nhân có thể được điều trị (tối thiểu) và cần có khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn cho 20.000 người bệnh tan máu bẩm sinh thể nặng trên cả nước.

Thalassemia tuy là một bệnh mạn tính, người bệnh phải điều trị suốt đời nhưng lại là bệnh rất dễ phòng tránh. Người mang gene bệnh và cả người bệnh hoàn toàn có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh nếu kết hôn với người không mang gene.

Hiện nay, với các phương pháp chẩn đoán trước sinh (chẩn đoán thai nhi hoặc chẩn đoán trước chuyển phôi), hai người cùng mang gen vẫn có thể sinh ra những em bé không mang bệnh.

Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương hiện đang quản lý và điều trị nội trú - ngoại trú cho trên 3.000 bệnh nhân tan máu bẩm sinh. Hàng năm, Trung tâm tư vấn, chỉ định cho hơn 300 cặp vợ chồng sàng lọc, chẩn đoán trước sinh bệnh tan máu bẩm sinh, từ đó đã có hàng trăm em bé khỏe mạnh được sinh ra.

Võ Thu - Trương Hằng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top