Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế thăm cơ sở y tế bị thiệt hại nặng nề nhất sau mưa lũ lịch sử tại Lệ Thủy, Quảng Bình

Thứ bảy, 22:12 24/10/2020 | Y tế

GiadinhNet - Chia sẻ với những khó khăn của ngành Y tế Quảng Bình, Lệ Thủy trong đợt mưa lũ lịch sử, GS.TS Nguyễn Thanh Long đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ y tế tại đây, đã hết sức cố gắng, cứu chữa, phẫu thuật cho bệnh nhân dù rất khó khăn.

Trong chương trình kiểm tra công tác ứng phó y tế trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, chiều 24/10, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, cùng đoàn công tác của Bộ Y tế đã tới thăm Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình), Trạm Y tế xã Liên Thủy và thăm một số hộ gia đình đặc biệt khó khăn tại xã này.

Bác sĩ soi đèn pin phẫu thuật cho bệnh nhân trong cơn mưa lũ lịch sử

Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy là một trong những cơ sở y tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua.

BS Thái Văn Công, Giám đốc Bệnh viện, cho biết trong những ngày mưa lũ, nước ngập vào Bệnh viện tới hơn 2m, khiến hệ thống máy chủ có nguy cơ cao bị hỏng nặng; 3 máy giặt, là, sấy; hệ thống xử lý nước thải; nhà máy phát điện ngập sâu; hệ thống mô tơ chạy máy phát điện hay bơm nước lên bể, hệ thống cứu hoả... đều đã hỏng. Ngoài ra, trang thiết bị văn phòng, hồ sơ bệnh án bị nước ngập hư hại... "Ước tính thiệt hại khoảng 15 tỷ đồng" - BS Công cho hay. 

Dù nhiều khó khăn, bệnh viện vẫn mổ đỡ đẻ 4 ca, mổ cấp cứu ruột thừa cho người dân trong huyện. Bệnh nhân được đảm bảo dinh dưỡng, thực phẩm an toàn trong thời gian phải ở lại viện, không trường hợp tử vong nào đáng tiếc xảy ra. 

BS Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Bình cho hay, tại địa phương này, Bệnh viện Đa khoa hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy chịu thiệt hại nhất. Hơn 100 trạm y tế xã bị ngâp lụt.  

Dù khó khăn, các y bác sĩ vẫn cố gắng khắc phục để đảm bảo cấp cứu, đỡ đẻ, phẫu thuật an toàn cho bệnh nhân. "Mất điện toàn viện, không ít ca bác sĩ phải dù dùng đèn pin hoặc dụng cụ khác để mổ cho bệnh nhân" - BS Cường nói. 

Trong hoàn cảnh mưa lũ, các cơ sở y tế càng thể hiện tình đoàn kết, tương trợ. Bệnh viện Đa khoa huyện Bố Trạch, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới hỗ trợ 50 bộ quần áo mổ cho Bệnh viện Lệ Thủy, 20 bộ cho Bệnh viện Quảng Ninh.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế thăm cơ sở y tế bị thiệt hại nặng nề nhất sau mưa lũ lịch sử tại Lệ Thuỷ, Quảng Bình  - Ảnh 1.

Cơ sở vật chất tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) bị hư hỏng nặng nề do nước lũ lên cao tới hơn 2m. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 15 tỷ đồng.

Chia sẻ với những khó khăn của ngành Y tế các tỉnh miền Trung nói chung, tỉnh Quảng Bình và huyện Lệ Thủy nói riêng phải chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt mưa lũ lịch sử, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ y tế tại đây, dù mưa lũ, nước lụt dâng cao nhưng đã hết sức cố gắng, cứu chữa, phẫu thuật cho bệnh nhân.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế thăm cơ sở y tế bị thiệt hại nặng nề nhất sau mưa lũ lịch sử tại Lệ Thuỷ, Quảng Bình  - Ảnh 2.

Hồ sơ bệnh án cùng nhiều giấy tờ bị ngấm nước, bùn non...

"Mất điện, phải dùng đèn pin và các dụng cụ khác để cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân, đó là trách nhiệm của chúng ta với nhân dân" - GS.TS Nguyễn Thanh Long cho hay. 

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế thăm cơ sở y tế bị thiệt hại nặng nề nhất sau mưa lũ lịch sử tại Lệ Thuỷ, Quảng Bình  - Ảnh 3.

Có nắng, công tác dọn dẹp vệ sinh môi trường, cảnh quan được bệnh viện tăng cường, đẩy mạnh.

Triển khai ngay công tác phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

Dù còn nhiều thách thức, Quyền Bộ trưởng đề nghị với ngành Y tế Quảng Bình, huyện Lệ Thủy cố gắng sớm khắc phục tất cả hậu quả nặng nề của đợt mưa lũ vừa qua, đặc biệt là với cơ sở y tế. Trong đó, theo Quyền Bộ trưởng, cần nhanh chóng sắp xếp đánh giá thiệt hại do mưa lũ, báo cáo Bộ Y tế để có giải pháp hỗ trợ; khẩn trương đưa các cơ sở y tế vào hoạt động, đảm bảo tính liên tục trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. 

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế thăm cơ sở y tế bị thiệt hại nặng nề nhất sau mưa lũ lịch sử tại Lệ Thuỷ, Quảng Bình  - Ảnh 4.

Được biết, sáng qua, để giúp nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ, Quân khu 4 đã cử 200 cán bộ, chiến sĩ thuộc Sư đoàn 324 hành quân từ Nghệ An vào Quảng Bình.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế thăm cơ sở y tế bị thiệt hại nặng nề nhất sau mưa lũ lịch sử tại Lệ Thuỷ, Quảng Bình  - Ảnh 5.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ lời cảm ơn trân trọng tới cá nhân Trung tướng Nguyễn Doãn Anh - Tư lệnh Quân khu 4, Sư đoàn 324 và Trung đoàn 1 và các cán bộ, chiến sĩ đã không quản khó khăn, xa xôi, thực hiện nghiêm mệnh lệnh Quân khu kịp thời vào hỗ trợ cho Quảng Bình khắc phục hậu quả mưa lũ. Tại đây, Quyền Bộ trưởng đã trao tặng cho các cán bộ, chiến sĩ cơ số thuốc, 10.000 viên Aquatabs, các bộ dụng cụ phòng chống bão lụt và 10 triệu đồng.

GS.TS Nguyễn Thanh Long lưu ý, sau mưa lũ, rất cần quan tâm vấn đề dịch bệnh phát sinh. Cùng đó, cần đề phòng có nhiều bệnh nhân bị chấn thương, tai nạn thương tích do làm lại nhà, lợp lại nóc nhà.. Do đó, Quyền Bộ trưởng khuyến cáo ngành Y tế huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và các tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ cần phối hợp, triển khai ngay công tác phòng chống dịch bệnh. Trước mắt, cần đảm bảo người dân được hưởng dịch vụ nước sạch và dịch vụ y tế, không bị bệnh sau lũ (như bệnh lây qua đường tiêu hóa, côn trùng đốt, da,...). 

Trực tiếp chứng kiến toàn hộ hồ sơ bệnh án lưu trữ bị hư hại, hệ thống máy chủ hỏng, toàn bị dữ liệu bị hỏng, Quyền Bộ trưởng yêu cầu tỉnh báo cáo, đồng thời giao các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ phối hợp giải quyết sớm nhất để duy trì hoạt động khám chữa bệnh, nhất là với bệnh nhân bảo hiểm y tế. 

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế thăm cơ sở y tế bị thiệt hại nặng nề nhất sau mưa lũ lịch sử tại Lệ Thuỷ, Quảng Bình  - Ảnh 6.

Quyền Bộ trưởng thăm hỏi, động viên một bệnh nhân mắc tim bẩm sinh phức tạp, có hoàn cảnh khó khăn, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy.

"Bộ Y tế sẵn sàng hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề vì bão lũ", Quyền Bộ trưởng khẳng định và cho hay ngay khi xảy ra mưa lũ đã có những Công điện và cử các đoàn công tác các bệnh viện, Viện vào Quảng Bình, Quảng Trị và các tỉnh miền Trung khác trong phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh. 

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế thăm cơ sở y tế bị thiệt hại nặng nề nhất sau mưa lũ lịch sử tại Lệ Thuỷ, Quảng Bình  - Ảnh 7.

Quyền Bộ trưởng tới thăm, động viên, tặng quà cho các gia đình khó khăn, chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề sau đợt lũ lịch sử tại xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy.

Tới đây, Bộ tiếp tục tăng cường sự hỗ trợ này bằng cách thành lập các đoàn, sao cho mỗi tỉnh ít nhất có 2 đoàn (giúp các địa phương phục hồi công tác khám chữa bệnh không để bị gián đoạn và công tác phòng chống dịch bệnh). 

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế thăm cơ sở y tế bị thiệt hại nặng nề nhất sau mưa lũ lịch sử tại Lệ Thuỷ, Quảng Bình  - Ảnh 8.

GS.TS Nguyễn Thanh Long trao tặng 100 cơ số thuốc, 100.000 viên khử khuẩn nước, bộ dụng cụ phòng chống lụt bão, sản phẩm dinh dưỡng... cho đại diện Sở Y tế tỉnh Quảng Bình, trao tặng 50 triệu hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy khắc phục hậu quả thiên tai.

Về phòng chống dịch, Bộ Y tế đã hỗ trợ bè cứu sinh, phao cứu sinh, đặc biệt là cloromin B, thuốc sát trùng, viên sát khuẩn nước quan điểm là không để địa phương thiếu. Quyền Bộ trưởng giao cho các đơn vị sẽ cấp cho mỗi địa phương 2 triệu viên viên khử khuẩn Aquatabs và 2 tấn Cloramin B.

122327251_840862043382709_1289839990686307094_n

TS Đặng Quang Tấn (bìa phải) tặng quà của Bộ Y tế cho một hộ gia đình khó khăn tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, chịu ảnh hưởng nặng nề vì mưa lũ.

Thừa ủy quyền của Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, sáng 24/10, đoàn công tác của Bộ Y tế do TS Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, làm Trưởng đoàn đã đến Quảng Trị, Trung tâm Y tế huyện Triệu Phong cơ sở 2, làm việc về công tác khắc phục hậu quả mưa lũ của ngành y tế trên địa bàn.

Nhấn mạnh công tác vệ sinh môi trường sau bão lũ rất quan trọng vì nguy cơ bệnh truyền nhiễm xuất hiện và gia tăng, đặc biệt là bệnh liên quan đến tiêu hoá, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh do dinh dưỡng không đáp ứng, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đề nghị ngành y tế địa phương cần quan tâm tiếp tục đến vấn đề này, tránh để dịch bệnh sau mưa lũ bùng phát.

Song song với khắc phục hậu quả và phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ, TS Đặng Quang Tấn nhấn mạnh Quảng Trị cũng cần chú trọng đến công tác phòng chống dịch COVID-19 bởi hiện nay dù Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch bệnh nhưng tình hình dịch trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Công tác giám sát, cách ly phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là người nhập cảnh phải được thực hiện đúng quy định.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 16 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Top