Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Mức độ lây nhiễm tăng nhanh hơn, địa phương phải chủ động, tăng tốc hơn trong xét nghiệm

GiadinhNet - Mức độ lây nhiễm của dịch lần này cao hơn lần trước, là lý do khiến Bộ Y tế hành động quyết liệt như vậy. Quyền Bộ trưởng đề nghị các địa phương phải tăng tốc hơn, quyết liệt và nhanh hơn nữa trong vấn đề xét nghiệm.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Mức độ lây nhiễm tăng nhanh hơn, địa phương phải chủ động, tăng tốc hơn trong xét nghiệm - Ảnh 1.

Sáng 2/8, Bộ Y tế phối hợp BHXH Việt Nam tổ chức họp giao ban với Giám đốc Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đây là hoạt động định kỳ, sẽ tiến hành 3 lần/tuần để tăng cường các biện pháp ứng phó, phòng dịch COVID-19.

Dịch lần này mức độ lây nhiễm tăng nhanh hơn lần trước

Một trong những vấn đề được Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đặc biệt nhấn mạnh tại buổi giao ban là các địa phương phải tăng tốc, quyết liệt, nhanh chóng mở rộng xét nghiệm SARS - CoV-2 tại các cơ sở y tế được thanh toán bảo hiểm y tế.

Theo thông tin từ Quyền Bộ trưởng, Đà Nẵng là thành phố du lịch năng động, lượng người đi-đến lớn, theo truy vết, có khoảng 1,4 triệu người đã từng đi đến Đà Nẵng trong 1 tháng qua (1-29/7), riêng với khu vực 3 bệnh viện thì có tới 800.000 lượt người đến đây.

Để ứng phó một cách nhanh nhất tình hình dịch ở Đà Nẵng, Bộ Y tế đã "tung" một lực lượng rất lớn chưa từng có trong tiền lệ.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Mức độ lây nhiễm tăng nhanh hơn, địa phương phải chủ động, tăng tốc hơn trong xét nghiệm - Ảnh 3.

Lấy mẫu máu xét nghiệm cho người dân Đà Nẵng. Ảnh: Lê Bảo - Minh Thuỳ

Ngay khi phát hiện ra ca bệnh đầu tiên, Bộ Y tế đã cử những đoàn tinh nhuệ nhất, có kinh nghiệm chuyên môn cao nhất trên nhiều lĩnh vực từ điều trị, xét nghiệm, truy vết, điều tra dịch tễ, truyền nhiễm... vào Đà Nẵng. Đồng thời đã yêu cầu các bệnh viện cử liên tục cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm ở Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur TP HCM,... đến tăng cường cho Đà Nẵng...

Đơn cử, Bệnh viện Bạch Mai đã đưa gần 40 chuyên gia, giáo sư của các lĩnh vực vào hỗ trợ Đà Nẵng và Quảng Nam. Bởi các chuyên gia đánh giá, nguy cơ ở Quảng Nam cũng cao, thực tế là ở tỉnh này ngày càng phát hiện ra nhiều ca nhiễm.

Cùng đó, Bộ Y tế cũng gửi một loạt công điện, chỉ đạo gửi các địa phương làm sao tăng tốc truy vết tất cả những người đã đi đến Đà Nẵng, xét nghiệm những người đến những điểm Bộ Y tế đã khuyến cáo, đồng thời phải giám sát chặt chẽ. Về việc này, Hà Nội, TP HCM và một số địa phương thưc hiện khá nghiêm túc và khẩn trương.

"Nhưng vụ dịch lần này tốc độ lây nhiễm cao hơn lần trước. Đó là lý do khiến Bộ Y tế đã hành động quyết liệt như vậy" – Quyền Bộ trưởng nó và đề nghị các địa phương phải tăng tốc hơn, mạnh mẽ hơn, quyết liệt và nhanh hơn nữa trong vấn đề xét nghiệm.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Mức độ lây nhiễm tăng nhanh hơn, địa phương phải chủ động, tăng tốc hơn trong xét nghiệm - Ảnh 4.

Bộ Y tế và BHXH Việt Nam giao ban với Giám đốc Sở Y tế 63 tỉnh thành

Địa phương, dù chưa có ca nhiễm, phải chuẩn bị kỹ, sẵn sàng ứng phó

Hiện cả nước có khoảng 2.500 cơ sở y tế ký hợp đồng khám BHYT với BHXH. Mới đây, Bộ Y tế phối hợp BHXH ban hành hướng dẫn về mặt xét nghiệm. Đây là động thái Bộ Y tế mong muốn mở rộng xét nghiệm cho các cơ sở khám chữa bệnh có hợp đồng BHXH, BHYT. 

"Chúng tôi mong muốn xét nghiệm được thực hiện ở mọi cơ sở y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Khi người dân có yếu tố nguy cơ đến các cơ sở này sẽ được xét nghiệm và BHYT chi trả cho người đó" – Quyền Bộ trưởng cho hay.

Cũng tại buổi giao ban, Quyền Bộ trưởng cũng đề nghị các địa phương, dù có thể chưa có ca nghi nhiễm, ca nhiễm nhưng phải chuẩn bị đồng bộ, kỹ lưỡng, sẵn sàng triển khai các biện pháp phòng chống dịch, để làm sao khi có ca bệnh thì sẽ triển khai ứng phó một cách nhanh nhất, không bị lúng túng.

Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Y tế) cho hay, liên quan đến hướng dẫn mới nhất về thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19 đã nêu cụ thể các trường hợp thuộc diện được thanh toán. 

Đặc biệt, Vụ trưởng Nguyễn Nam Liên lưu ý với các địa phương, trường hợp cơ sở y tế chỉ định xét nghiệm nhưng không đủ điều kiện xét nghiệm thì chuyển bệnh phẩm đến cơ sở y tế khác đủ điều kiện xét nghiệm. Cơ quan BHXH thanh toán theo giá quy định tại Thông tư 13/2014/TT-BYT.

Tại TP HCM, đại diện Sở Y tế cho hay thành phố lớn nhất cả nước này có 200 cơ sở ký hợp đồng với BHXH để khám BHYT. Còn tại Hà Nội, TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, con số này là 600, trong đó có 10 đơn vị có khả năng đủ con người và máy móc (trong số này có 3 bệnh viện tư nhân) làm xét nghiệm. Tại Thủ đô, công suất tối đa để xét nghiệm trong một ngày là 3.300 mẫu, trong đó Trung tâm Kiểm soát bệnh tật có thể làm 500 mẫu, số còn lại là ở các bệnh viện. Hà Nội cũng đang đào tạo thực hiện lấy mẫu tại các trạm y tế. Ông Hiền khẳng định, Hà Nội đủ khả năng lấy mẫu.

"Cần phải khoanh vùng càng nhanh càng tốt, càng có hiệu quả trong việc khống chế ổ dịch ở Đà Nẵng".

(GS.TS Nguyễn Thanh Long)

GS.TS Nguyễn Thanh Long cho hay, ngày hôm qua, số lượng xét nghiệm đã cao hơn cả thời gian cao điểm nhất trong tháng 4 (thời điểm có lượng xét nghiệm rất lớn), tuy nhiên vẫn phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ này. Các cơ sở y tế, đặc biệt Sở Y tế, phải tiến hành tập huấn ngay cho các cơ sở y tế trên địa bàn về cách thưc lấy mẫu, cách phòng lây nhiễm trong cơ sở y tế và các cơ sở khác.

"Phải huy động tổng lực cho tình huống xấu nhất", Quyền Bộ trưởng nói. 

Các cơ sở y tế có ký hợp BHYT đều phải thực hiện việc xét nghiệm dưới nhiều hình thức (lấy mẫu, gửi về cơ sở có đủ điều kiện...), cơ sở này có thể là nhà nước, tư nhân, khối Y tế dự phòng, quân đội, thú y... Phải mở rộng cơ sở được làm xét nghiệm. "Phải triển khai ngay, tăng cường kiểm tra giám sát các cơ sở này. Đối tượng cần xét nghiệm đã thống nhất và hướng dẫn rõ, chúng ta phải phát hiện càng sớm càng tốt, phát hiện ổ dịch sớm chừng nào thì khống chế kiểm soát tốt chừng đó" - GS Nguyễn Thanh Long khẳng định.

Song song với mở rộng xét nghiệm trong khối khám chữa bệnh, các cơ sở phải đẩy mạnh hơn trong giám sát cộng đồng. Với Hà Nội ngoài test nhanh, phải làm thực hiện PCR với các trường hợp có chỉ định.

"Đề nghị địa phương rất khẩn trương, chủ động trong xét nghiệm, không chờ đợi Trung ương, thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ", Quyền Bộ trưởng khẳng định.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng nhấn mạnh thêm đây là chiến lực cực kỳ quan trọng trong giai đoạn hiện nay để phát hiện sớm các ca bệnh. Các ca bệnh hiện nay được phát hiện chủ yếu trong bệnh viện. Nếu không phát hiện sớm ca mắc thì sẽ phải tiến hành cách ly toàn bộ bệnh viện.

Tại hội nghị giao ban, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn nhấn mạnh, các cơ sở y tế trước hết phải thực hiện theo đúng tinh thần các văn bản hướng dẫn. Các địa phương cần thống kê ngay các cơ sở y tế có đủ năng lực xét nghiệm cả PCR và test nhanh để thông báo cho cơ quan BHXH địa phương để cơ quan BHXH nắm được, từ đó chủ động trong việc có thể phối hợp thực hiện.

Chia sẻ với những băn khoăn của các Sở Y tế về việc mua sắm, đầu thấu vật tư, tuy nhiên, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cũng lưu ý các cơ sở khám chữa bệnh phải hoàn toàn có thể tham khảo giá của các lần đấu thầu trước để có sự phù hợp.

Cũng tại hội nghị, ông Sơn cho biết đã yêu cầu Ban thực hiện chính sách BHYT báo cáo Tổng giám đốc BHXH Việt Nam tạm ứng một phần kinh phí cho các cơ sở khám chữa bệnh để các cơ sở chủ động trong phòng chống dịch.

Về mức giá thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19, Bộ Y tế nêu rõ, áp dụng mức giá quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 5/7/2019 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế quy định thống nhất dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.

Cụ thể, với dịch vụ số 1735, thực hiện xét nghiệm vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng bằng phương pháp Real-time PCR có mức giá là 734.000 đồng/mẫu xét nghiệm.

Còn với dịch vụ số 1736, thực hiện xét nghiệm vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng bằng phương pháp test nhanh mức giá thanh toán sẽ là 238.000 đồng/mẫu xét nghiệm.

Danh sách các đơn vị đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm được công bố trên cổng thông tin điện tử của Cục Y tế Dự phòng.


Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 1 ngày trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Top