Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nơi nào sốt xuất huyết Dengue nhiều, nguy cơ Zika sẽ tăng?

Thứ sáu, 08:46 28/10/2016 | Y tế

GiadinhNet - TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Trung gian truyền virus Zika là muỗi Aedes aegypti. Loài muỗi này đồng thời cũng truyền bệnh sốt xuất huyết. Bệnh tăng theo chu kỳ sinh trưởng của muỗi. Muỗi Aedes phát triển ở miền Nam, Trung và Tây Nguyên nhiều hơn miền Bắc do các khu vực này đang trong mùa mưa. Điều này lý giải vì sao tính đến nay, 9 ca bệnh Zika đều xuất hiện ở khu vực phía Nam và Tây nguyên. Việc phòng, chống dịch bệnh (đặc biệt liên quan đến sốt xuất huyết và Zika) rất cần sự tự nguyện hợp tác, hưởng ứng của người dân.

Muỗi Aedes đang phát triển ở miền Nam, Trung và Tây Nguyên nhiều hơn miền Bắc, do các khu vực này đang trong mùa mưa nên việc phun hóa chất là hết sức cần thiết. Ảnh: P.V
Muỗi Aedes đang phát triển ở miền Nam, Trung và Tây Nguyên nhiều hơn miền Bắc, do các khu vực này đang trong mùa mưa nên việc phun hóa chất là hết sức cần thiết. Ảnh: P.V

Để người dân không bất hợp tác

Ngày 23/10 vừa qua, nỗ lực phun hóa chất diệt muỗi nhằm kịp thời phòng ngừa khả năng lan rộng virus Zika của Đội Phòng chống dịch thuộc Trung tâm Y tế dự phòng quận 5 (TPHCM) gặp trở ngại. Lý do được xác định là chỉ một vài hộ kinh doanh ăn uống bất hợp tác. Vì sao hầu hết cộng đồng dân cư đều hết sức ủng hộ hoạt động phun hóa chất diệt muỗi mà vẫn xảy ra câu chuyện bất hợp tác trên?

Tại khu vực phường 8, quận 5, nơi phát hiện trường hợp nhiễm virus Zika thứ 5 của TPHCM, cũng là nơi xảy ra vụ bất hợp tác trong hoạt động phun hóa chất diệt muỗi vừa qua, ông Trịnh Quốc Cường, Tổ trưởng Tổ 18, phường 8 xác nhận với PV Báo GĐ&XH rằng: Trước khi tiến hành phun hóa chất diệt muỗi, Đội Phòng chống dịch thuộc Trung tâm Y tế dự phòng quận 5 đã có thông báo trước. “Các Tổ trưởng tổ dân cư đã được chính quyền địa phương triệu tập họp cùng Đội Phòng chống dịch để nghe thông báo thời gian, phạm vị địa bàn phun hóa chất. Ngay sau cuộc họp, tôi đã đi thông tin tới gần 40 hộ trong tổ, các tổ trưởng khác cũng vậy. Sau cơn mưa lớn, đến 18h cùng ngày thì Đội Phòng chống dịch bắt đầu phun xịt hóa chất diệt muỗi”, ông Cường cho biết.

Theo ông Lâm Sanh Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận 5, cũng có một số trường hợp người dân bất hợp tác trong việc phun hóa chất phòng, chống dịch bệnh. “Tuy nhiên, dù mất nhiều thời gian nhưng anh em trong Đội Phòng chống dịch cũng thuyết phục được bà con hợp tác”, ông Hùng cho biết.

Cần chia sẻ vì lợi ích chung của cả cộng đồng

Liên quan đến câu chuyện bất hợp tác trong hoạt động phun hóa chất phòng, chống dịch vừa qua, ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho hay: Người dân và những cán bộ làm công tác y tế dự phòng cần chia sẻ để hiểu và thông cảm với nhau hơn vì lợi ích chung của cả cộng đồng. Theo ông Dũng, hoạt động phun xịt hóa chất diệt muỗi phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết hay Zika đều phải tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn từ Bộ Y tế (Quyết định 3711/QĐ – BYT). Trong đó, có một số chi tiết mang tính kỹ thuật nhằm đạt hiệu quả phòng, chống dịch cao nhất. Cụ thể là, thời gian phun tốt nhất vào buổi sáng sớm (6- 9h) hoặc chiều tối (17- 20h). Đây là hai thời điểm muỗi vằn rời chỗ trú để hoạt động. Nhiệt độ môi trường phù hợp nhất để phun từ 18°C - 25°C, hạn chế phun khi nhiệt độ > 27°C, bởi vì nhiệt độ cao quá thì hóa chất nhanh bốc hơi, giảm hiệu quả. Chỉ phun khi tốc độ gió từ 3 - 13 km/giờ (gió nhẹ), không phun khi trời mưa hoặc gió lớn.

Ông Dũng chia sẻ: “Những chi tiết kỹ thuật này cùng với yêu cầu khẩn trương nhằm đảm bảo hiệu quả phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là tại các ổ dịch sốt xuất huyết, Zika như tại phường 8 vừa qua, nên Đội Phòng chống dịch không có nhiều sự lựa chọn mà phải nhanh chóng vào cuộc. Vì vậy, hoạt động phun hóa chất diệt muỗi vì sức khỏe cộng đồng rất cần sự chia sẻ và thông cảm từ người dân”.

“Chỉ xử lý muộn một chút là dịch bệnh sẽ càng lan rộng, hậu quả càng lớn. Vì vậy, hướng dẫn từ Bộ Y tế yêu cầu các Đội Phòng chống dịch phải thông báo trước với người dân là nhằm giúp người dân kịp thời chuẩn bị. Riêng câu chuyện ở phường 8, quận 5 đã được xác định là có thông báo, nhưng một số bà con kinh doanh ăn uống thì cho hay, thời gian chuẩn bị ngắn quá khiến họ không kịp trở tay(?!). Thực ra bên nào cũng có cái lý riêng. Về phần mình, chúng tôi sẽ kịp thời nhắc nhở anh chị em Y tế dự phòng các quận/huyện lưu tâm thêm về vấn đề này. Nhưng chúng tôi cũng mong bà con thêm phần thông cảm vì việc làm rất gấp rút, có ảnh hưởng sức khỏe đến cả cộng đồng”, ông Dũng cho biết thêm.

Sau khi truyền thông loan tải vụ bất hợp tác trong việc phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống dịch bệnh Zika, nhiều ý kiến trong cộng đồng bày tỏ thông cảm với lĩnh vực y tế dự phòng: "Không phun thì kêu mà phun thì không cho”. Một số ý kiến khác thì kêu gọi những người kinh doanh ăn uống hợp tác hơn với ngành Y tế, vì đây là chuyện “sống còn của cả cộng đồng”. Rõ ràng, nhận thức của cộng đồng về phòng, chống dịch bệnh không hề thấp.

Phạt hành chính các tổ chức, cá nhân cố tình không thực hiện phòng, chống dịch

Các chuyên gia cho hay: Nơi nào xuất hiện sốt xuất huyết Dengue nhiều thì nguy cơ Zika nhiều. Đến nay, cả nước ghi nhận 9 trường hợp nhiễm virus Zika, trong đó TPHCM nhiều nhất với 5 ca, các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Dương, Long An mỗi nơi một bệnh nhân. Một bé gái 4 tháng tuổi ở Tây Nguyên mắc chứng đầu nhỏ nghi ngờ liên quan đến virus Zika. Miền Bắc chưa ghi nhận ca bệnh nào nhưng khả năng dịch sẽ xuất hiện vì sự giao thương đi lại giữa các vùng miền.

TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, người dân không được chủ quan, nhất là các thai phụ. Bộ Y tế đã tăng cường mức độ cảnh báo bệnh Zika với các giải pháp diệt muỗi, loăng quăng, xử lý dụng cụ chứa nước, phạt hành chính các tổ chức cá nhân cố tình không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Các phòng khám (bao gồm cả phòng khám tư nhân) được khuyến cáo lấy mẫu người nghi bệnh, kể cả người nghi nhiễm virus Zika với triệu chứng nhẹ có thể không đến khám và điều trị tại bệnh viện.

Bệnh Zika thường nhẹ, chỉ nguy hiểm với thai phụ trong 3 tháng đầu. “1- 10% thai phụ mắc Zika sinh con bị dị tật đầu nhỏ, vì thế bà bầu cần được tư vấn đầy đủ để phòng ngừa bệnh”, TS Trần Đắc Phu cho hay. Ngành Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân phòng muỗi đốt như mặc quần áo dài tay, bôi kem xua muỗi, ngủ màn ngay cả ban ngày... Phụ nữ dự định mang thai hay đang có thai không nên tới vùng có dịch. Trong thời kỳ mang thai, nếu có triệu chứng mắc virus Zika (sốt, phát ban, đau khớp, đau cơ, đau mắt đỏ…), thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm.

Phương Trang

Thanh Giang

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 35 phút trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 2 giờ trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Y tế - 1 ngày trước

Sau lần quan hệ ngoài luồng, không an toàn, người đàn ông luôn nghĩ bản thân mắc bệnh lây nhiễm tình dục, khi khám được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Bị cuốn vào gầm máy cày, người đàn ông bị vỡ ngực, tình trạng nguy kịch

Bị cuốn vào gầm máy cày, người đàn ông bị vỡ ngực, tình trạng nguy kịch

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc cày ruộng, người đàn ông ở Bắc Giang bị cuốn vào gầm máy cày, bị các lưỡi phay chém vỡ nát xương ức, đứt động mạch ngực, dập thủy phổi và màng tim...

Cấp cứu bệnh nhân thủng ruột do uống thuốc còn nguyên vỉ

Cấp cứu bệnh nhân thủng ruột do uống thuốc còn nguyên vỉ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Liên tiếp 3 bệnh nhân nhập viện vì nhiễm trùng ổ bụng, thủng ruột do uống thuốc còn nguyên vỉ.

Bố mẹ tự ý cho con dừng thuốc khi đang điều trị bệnh, bé 5 tuổi nguy kịch

Bố mẹ tự ý cho con dừng thuốc khi đang điều trị bệnh, bé 5 tuổi nguy kịch

Y tế - 4 ngày trước

Thấy tình trạng huyết khối của con được cải thiện, bố mẹ bé trai tự ý dừng thuốc khiến trẻ biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Bị chó nhà hàng xóm tấn công lúc đang quét ngõ, cụ bà phải khâu gần 70 mũi

Bị chó nhà hàng xóm tấn công lúc đang quét ngõ, cụ bà phải khâu gần 70 mũi

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, tất cả các vết thương đều hở, chảy nhiều máu nên phải khâu gần 70 mũi.

Cô gái 26 tuổi tổn thương não sau 10 ngày uống thuốc giảm cân mua trên mạng

Cô gái 26 tuổi tổn thương não sau 10 ngày uống thuốc giảm cân mua trên mạng

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 26 tuổi đột ngột mất thị lực, tổn thương não sau 10 ngày uống thuốc giảm cân. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc chất cấm Sibutramine có trong sản phẩm chị mua trên mạng.

Hy hữu: Cứu sống nữ bệnh nhân 20 tuổi bị ô tô cán ngang người, dập tim, dập phổi, chấn thương sọ não

Hy hữu: Cứu sống nữ bệnh nhân 20 tuổi bị ô tô cán ngang người, dập tim, dập phổi, chấn thương sọ não

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ bệnh viện Trưng Vương (TP HCM) vừa tích cực điều trị cứu nữ bệnh nhân 20 tuổi bị tai nạn giao thông, chấn thương nặng.

Top