Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nơi được nghe nhiều nhất câu “Tôi muốn chết"

Thứ hai, 09:04 09/03/2015 | Y tế

GiadinhNet - TS Đoàn Lực (Khoa Chống đau, Bệnh viện K Trung ương), với đôi mắt buồn thăm thẳm bảo: “Đây là nơi mà hằng ngày chúng tôi phải chứng kiến biết bao bệnh nhân đang từng ngày đi vào cái chết mà nhiều khi không làm gì được”. Câu mà các y, bác sĩ ở đây nghe nhiều nhất không phải là “Bác sĩ ơi, cứu tôi với" mà là “Bác sĩ ơi, tôi muốn được... chết”.

Nơi chỉ thấy đau và... đau!

Đi dọc hành lang của Khoa Chống đau, chúng tôi rùng mình ớn lạnh. Cảm giác cái lạnh thấm sâu vào da, thịt bởi phải chứng kiến những gương mặt vàng vọt, cơ thể trơ xương, nằm thoi thóp trên giường bệnh của những bệnh nhân ung thư đã ở giai đoạn cuối. Những cảnh chúng tôi nhìn thấy cứ ám ảnh mãi: Phòng thì một bệnh nhân ung thư vòm họng mặt trắng bệch, miệng đang đau đớn tột cùng; Phòng lại có bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối đang gục mặt xuống giường, tay ôm đầu, miệng phát ra tiếng rên đứt quãng bởi cơn đau đang ập đến; Phòng lại đang có các bác sĩ quây kín để thực hiện mũi tiêm giảm đau cho bệnh nhân…

TS Đoàn Lực tâm sự: “Sinh viên ngành Y ra trường nhiều năm dù chưa có việc làm cũng không muốn làm ở Khoa Chống đau này vì nó vất vả và đặc biệt lắm. Hằng ngày phải chứng kiến người bệnh héo mòn, mệt mỏi chống chọi những nỗi đau tận cùng khi bệnh đã vào giai đoạn cuối. Khổ nhất là biết bệnh nhân đang đi vào cõi chết mà mình không làm gì được. Tôi từng thức suốt đêm nói chuyện với bệnh nhân và đến trưa ngày hôm sau thì chị ấy mất. Đó là một chị cũng làm trong bệnh viện của tôi. Biết chị ấy đang đi về cõi chết mà mình không thể giúp gì hơn được, buồn lắm. Nhất là trước lúc chết, chị ấy hoàn toàn tỉnh táo, nói chuyện với tôi suốt cả đêm”.

Cũng theo các y, bác sĩ tại đây thì bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thường thay đổi tâm lý liên tục, bác sĩ căng thẳng nhưng luôn phải bình tĩnh để trấn an họ. Cách ứng xử duy nhất lúc đó là động viên người bệnh và cho họ dùng thuốc giảm đau để những ngày tháng cuối đời của họ được nhẹ nhõm hơn. Thậm chí, trong Khoa Chống đau còn thường xuyên phát sinh thêm việc do nhiều người muốn tìm đến cái chết vì không chịu nổi đau đớn đày ải mỗi ngày. Có bệnh nhân nữ bị chồng bỏ mặc khi phát hiện ung thư giai đoạn cuối, chỗ dựa duy nhất của họ là các y bác sĩ. Không có gì đáng sợ hơn sự cô độc, một mình đối diện với cái chết đến từ từ.

Bà Nguyễn Thị Thủy (bệnh nhân ung thư vòm họng, quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa) chia sẻ: “Chạy hóa chất, chúng tôi phải chịu những cảm giác khó chịu đến mức không thể tả nổi, rồi những cơn đau cào xé ập đến khi chưa có thuốc... Người thân có bên cạnh cũng không thể hiểu hết được. Chỉ có y, bác sĩ ở đây mới thấu hiểu nỗi đau của chúng tôi…”.

Bệnh nhân thường “xin chết”

TS Đoàn Lực chia sẻ: “Người nằm trong Khoa Chống đau thường đang ở giai đoạn cuối của căn bệnh. Nửa năm sau bạn quay lại, số những người đang nằm ở đây thì có đến 80% đã ra đi. Hơn một năm sau những người còn lại cũng sẽ chung số phận. Vì căn bệnh ác nghiệt này, chúng tôi chỉ có thể giúp họ kéo dài sự sống được ngày nào hay ngày đó thôi”.

Cũng theo TS Đoàn Lực thì thương nhất là những người bị bệnh hiểm nghèo mà gia đình lại quá khó khăn. Rất nhiều người thân của bệnh nhân xin để người nhà mình được chết tại bệnh viện chỉ vì điều kiện quá khó khăn, không đủ điều kiện lo ma chay cho họ. Nhiều bệnh nhân vì nghèo, không có tiền điều trị lại phải chịu đau đớn tột cùng mỗi ngày, nên họ muốn chấm dứt nỗi đau đó. “Vậy nên câu mà chúng tôi được nghe nhiều nhất từ bệnh nhân không phải là “Bác sĩ ơi, cứu tôi” mà là “Bác sĩ ơi, tôi muốn được chết vì thấy sống khổ sở, đau đớn quá”, TS Đoàn Lực nói với giọng bùi ngùi, thương cảm.

Trong Khoa Chống đau từng có bệnh nhân vì không chịu đựng được, tự tìm đến cái chết bằng cách định treo cổ ngay trong buồng bệnh, may mà được phát hiện kịp. Đó là trường hợp bệnh nhân thể hiện bằng hành động quyết liệt, còn những trường hợp van nài các bác sĩ “xin chết nhẹ nhàng” thì rất nhiều.

TS Đoàn Lực cho rằng làm ở Khoa Chống đau, thương mình ít mà thương bệnh nhân thì nhiều. Thương mình là vì muốn vui mà chẳng vui được vì bệnh nhân quanh mình đau, khổ nhiều quá. Thương bệnh nhân là vì không chỉ phải chịu đau đớn, khổ sở với chính căn bệnh của mình, mà họ còn phải chịu thiệt thòi vì điều kiện khách quan mang lại. “Chúng tôi luôn trong tình trạng quá tải nên chỉ có thể giúp người bệnh những vấn đề chuyên môn là chính vì quá ít thời gian. Nhiều khi thấy bệnh nhân đau đớn, ngoài việc cắt cơn đau bằng chuyên môn, chúng tôi cũng muốn ngồi lại nhỏ to để xoa dịu cả nỗi đau tinh thần. Nhưng thời gian đó rất ít vì nhiều bệnh nhân khác cũng đang chờ chúng tôi đến điều trị, cắt cơn đau cho họ”, TS Đoàn Lực nói.

Chia tay TS Đoàn Lực, một lần nữa đi qua hành lang của các phòng bệnh, bước chân chúng tôi nặng trĩu. Chỉ ước sao nỗi đau cuối đời của những bệnh nhân kém may  mắn ở đây nhẹ vợi hơn như mong muốn của TS Đoàn Lực.

 

Theo TS Đoàn Lực, với bệnh nhân ung thư, việc trị liệu tâm lý rất cần thiết vì họ sẽ giảm được bi quan, ít nhất là về mặt tinh thần. Khả năng “muốn chết” của người bệnh sẽ giảm nhiều nhưng không phải là không có. Bệnh nhân được thầy thuốc giúp về thuốc men, kỹ thuật y tế.. Còn xã hội và người nhà giúp về kinh tế, chăm sóc và các vấn đề xã hội khác thì số bệnh nhân "muốn chết" sẽ không còn nhiều nữa.

Mai Hạnh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top