Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nơi bác sĩ từ chối ở khách sạn, sẵn sàng vào “điểm nóng”

Chủ nhật, 21:26 18/10/2020 | Y tế

GiadinhNet - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 là cơ sở y tế điều trị chính cho bệnh nhân COVID-19 ở miền Bắc. Đến nay, Bệnh viện điều trị khoảng 500 bệnh nhân - chiếm gần 50% số bệnh nhân COVID-19 trên cả nước và không có ca nào tử vong. Hầu hết bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nặng từ các tỉnh phía Bắc điều trị tại đây.

Nơi bác sĩ từ chối ở khách sạn, sẵn sàng vào “điểm nóng” - Ảnh 1.

Bệnh nhân 19 khi đang điều trị và nụ cười ngày ra viện trở về cuộc sống bình thường (ảnh bệnh viện cung cấp).

Tình nguyện ở lại viện điều trị bệnh nhân COVID-19

Là bệnh viện tuyến cao nhất chuyên ngành Truyền nhiễm, ứng phó với COVID-19, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã xây dựng và thực hiện kịch bản "chống dịch như chống giặc", dồn toàn bộ bệnh nhân thông thường sang cơ sở Giải Phóng để dành cơ sở Kim Chung cho công tác thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân COVID-19.

Còn nhớ, cuối tháng 4/2020, chia sẻ về những tấm gương ngành Y tế trong cuộc chiến với các dịch bệnh truyền nhiễm, GS.TS Nguyễn Thanh Long, khi đó là Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế rất xúc động khi lấy ví dụ về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương: Trận dịch nào cũng là tuyến đầu. GS.TS Nguyễn Thanh Long chia sẻ, lãnh đạo Chính phủ, Bộ Y tế đã bàn bạc các giải pháp làm sao để cải thiện đời sống cho nhân viên y tế trực tiếp chống dịch, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, có thể thuê cho cán bộ có chỗ ở tốt hơn, cần thiết thì thuê khách sạn vì các y, bác sĩ đã đến bệnh viện này thì xác định là không được về nhà. "Nhưng anh em nói xin ở lại bệnh viện để dành thời gian chăm sóc bệnh nhân tốt hơn", GS.TS Nguyễn Thanh Long chia sẻ.

TS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay, toàn bộ lãnh đạo, nhân viên và người lao động tự nguyện ở lại bệnh viện trong thời gian chống dịch để sẵn sàng phục vụ người bệnh, người cách ly. Đây cũng là cách để đảm bảo hạn chế lây nhiễm từ môi trường bệnh viện ra cộng đồng, cũng như từ cộng đồng vào môi trường bệnh viện.

Trong số gần 500 bệnh nhân COVID-19 điều trị ở đây, có hàng chục ca diễn biến tăng nặng rất nhanh, nguy kịch. Đặc biệt, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng là nơi đầu tiên trong cả nước đặt ECMO (tim phổi nhân tạo) cho bệnh nhân COVID-19 (bệnh nhân 19). Nhờ chủ động, sáng tạo, chăm sóc toàn diện đồng thời theo dõi sát sao diễn biến bệnh nhân, Bệnh viện đã cấp cứu, điều trị thành công, thậm chí ngoạn mục nhiều bệnh nhân nguy kịch, nhiều lần chạm cửa tử tưởng không còn hi vọng cứu chữa như: Bệnh nhân 19, bệnh nhân 26, bệnh nhân 162, bệnh nhân 793... Với lực lượng không nhỏ y, bác sĩ trực tiếp làm việc trong buồng bệnh, theo dõi liên tục người bệnh 24/24h, vì thế hơn 0h ngày 8/4, bệnh nhân 19 có tổn thương tim, biến chứng ngừng tuần hoàn, 3 lần ngừng tim, các bác sĩ đã cấp cứu kịp thời và thành công. Giọt nước mắt, cái ôm thân thương và lời cảm ơn của bệnh nhân với bác sĩ, với ngành Y tế Việt Nam trước khi xuất viện trở về với cuộc sống bình thường chính là thành quả ý nghĩa nhất.

Với kết quả không bệnh nhân nào tử vong, đây được đánh giá là kỳ tích mà Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thực hiện được trong công tác phòng chống COVID-19, được nhân dân trong nước và nhân dân các nước trên thế giới đánh giá cao.

Sẵn sàng "chia lửa", lên đường chi viện

Nơi bác sĩ từ chối ở khách sạn, sẵn sàng vào “điểm nóng” - Ảnh 2.

Chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: TL

Trong đợt dịch COVID-19 thứ nhất, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là một trong hai cơ sở y tế cử đoàn tham gia chuyến bay sang Vũ Hán (tâm dịch của Trung Quốc) đưa công dân Việt Nam hồi hương. Đợt dịch thứ hai (từ ngày 25/7 đến nay), Bệnh viện một mặt thực hiện nhiệm vụ quốc tế đi đón đoàn hơn 200 công dân Việt Nam từ Guinie Xích đạo về nước, trong đó có không ít người nhiễm COVID-19, một mặt chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân liên quan ổ dịch ở Đà Nẵng, đồng thời thực hiện kế hoạch chi viện cho Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam khi có yêu cầu.

Với kinh nghiệm từ đợt dịch đầu tiên, Bệnh viện đã điều trị khỏi, cho ra viện 100% bệnh nhân COVID-19 từ Guinie Xích đạo, trong đó 18 trường hợp đồng nhiễm sốt rét. Hiện toàn viện chỉ còn 3 bệnh nhân COVID-19 và tính đến ngày 14/10, sức khỏe các bệnh nhân đều ổn định. Đoàn nhân viên y tế đi đón công dân từ Guinie Xích đạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi đảm bảo an toàn, không xảy ra lây nhiễm trên máy bay. Bệnh viện cũng hoàn thành việc cách ly cho toàn bộ phi hành đoàn.

Chia lửa với "mặt trận" miền Trung, Bệnh viện cử 2 chuyên gia chi viện Bệnh viện Trung ương Huế, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trở về an toàn. Trong những đợt dịch này, mặc dù nguy cơ lây nhiễm rất cao, đặc biệt cho những người trực tiếp đặt nội khí quản, ép tim, chăm sóc bệnh nhân… nhưng với ý chí kiên cường, vượt qua mọi nguy hiểm, cán bộ, viên chức, người lao động của bệnh viện sẵn sàng cứu chữa người bệnh. Trong cuộc chiến này, Bệnh viện đã có 2 bác sĩ bị lây nhiễm COVID-19 khi cấp cứu cho bệnh nhân. Nhằm khắc phục những hạn chế của các thiết bị phòng hộ, đảm bảo hạn chế tối đa việc lây nhiễm, Bệnh viện đã có sáng kiến dùng thêm mũ chụp có ống oxy lọc khí khi thực hiện các kỹ thuật chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân. Đến nay, Bệnh viện không có thêm nhân viên nào bị lây nhiễm.

Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, thế giới và Việt Nam chưa có phác đồ điều trị chuẩn tối ưu, Bệnh viện đã tham mưu cho Bộ Y tế ban hành hướng dẫn quy trình chẩn đoán, phác đồ điều trị phù hợp trên tinh thần vừa thực hiện, vừa nghiên cứu, đảm bảo đáp ứng tốt nhất trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Đến nay, các quy trình chẩn đoán, phác đồ điều trị được áp dụng đã thể hiện giá trị khoa học cao, áp dụng thành công cho các bệnh nhân.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã kịp thời triển khai đề tài cấp Nhà nước “Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của thuốc Lopinavir/retonavir (LPV/r) phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus corona mới (2019-nCov)” và đề tài cấp Bộ ”Đánh giá tính an toàn và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân nhiễm SARS-Cov-2 bằng huyết tương của bệnh nhân đã hồi phục”... để tìm ra các phương pháp điều trị mới khi số lượng bệnh nhân tăng cao, bệnh nhân có diễn biến nặng…

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thần kỳ cô gái 21 tuổi được ghép phổi đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Thần kỳ cô gái 21 tuổi được ghép phổi đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Y tế - 3 phút trước

GĐXH - Sau 50 ngày được chăm sóc hậu phẫu tại Trung tâm Ghép phổi – Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh Phạm Anh Thư đã hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 1 ngày trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Top