Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những “bóng hồng” hết lòng vì người bệnh

Thứ tư, 11:15 11/02/2015 | Y tế

GiadinhNet - Họ đều là phụ nữ, tuy nhiên mỗi người lại có nhiệm vụ chăm sóc những bệnh nhân khác nhau. Nhưng với tình yêu thương, đồng cảm sâu sắc với người bệnh, những “bóng hồng” này càng góp phần tỏa sáng hình ảnh người bác sĩ vì dân.

 

Hộ lý Lê Thị Đẩy luôn xem bệnh nhân như người nhà của mình. Ảnh: Đ.H

Nữ hộ lý tận tụy

Ngày nào cũng thế, ngay từ sáng, hàng chục bệnh nhân Khoa Da - Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng đã thấy hộ lý Lê Thị Đẩy có mặt rất sớm, đang thoăn thoắt làm việc. Công việc một ngày của nữ hộ lý Đẩy là chăm sóc, vệ sinh cho khoảng 80 - 90 bệnh nhân. Từ thay áo quần, thu dọn chăn màn đến việc rửa ráy,  thậm chí bón cơm, cháo cho bệnh nhân nhưng hộ lý Lê Thị Đẩy chưa bao giờ tỏ ra mệt mỏi, khó chịu. Chị chia sẻ: “Chính việc chăm sóc bệnh nhân, mang lại nụ cười cho họ đã giúp mình quên đi mệt mỏi”.

Coi bệnh nhân như người thân

“Đã làm ở đây thì dẹp bỏ hai chữ “xấu hổ” đi. Bởi tất tần tật mọi việc cho người bệnh tâm thần giống như chăm một đứa trẻ, mình đều phải đảm đương. Làm công việc này từ lâu mình thấy yêu nghề. Không phải khi nào bệnh nhân cũng hung dữ, lúc tỉnh táo, họ cũng rất đáng yêu. Càng gần gũi họ càng cảm thấy họ cần mình, mình rất nên bù đắp thiệt thòi cho người bệnh…”, y tá Ngô Thị Kim Hồng tâm sự.

Chị Phạm Thị Trí (trú tại quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) đã vào Bệnh viện Da liễu điều trị hơn một tuần. Chị vào đây không có người thân, mọi việc ăn uống, sinh hoạt, giặt giũ áo quần, vệ sinh cá nhân đều nhờ tới hộ lý Lê Thị Đẩy. “Vì hoàn cảnh nên tôi mới ở bệnh viện một mình. Nếu không có chị Đẩy thì tôi không biết làm sao? Nằm điều trị ở đây, ai cũng tấm tắc khen hộ lý Đẩy tận tình lắm, bệnh nhân nào chị ấy cũng chăm sóc chu đáo, xem như người nhà của mình…”, chị Trí tâm sự.

Hơn 23 năm công tác ở Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng, hộ lý Lê Thị Đẩy luôn làm tròn trách nhiệm của mình, được người bệnh mến phục. Mỗi lần nhìn người bệnh vật vã cơn đau, ăn uống, sinh hoạt khó khăn… là chị lại giúp đỡ. “Nhìn thấy bệnh nhân không người thân chăm sóc, hoặc có người thân nhưng có những việc họ ngại, tôi thấy thế lại động viên rồi làm giúp họ. Thương nhất là những cụ già neo đơn, chẳng may vào viện, côi cút một mình. Tôi xem họ giống như cha mẹ mình vậy”, hộ lý Đẩy tâm sự.

Tuy nhiên không phải ai cũng dễ tính, khi mang bệnh trong người, họ hay bẳn gắt khó tính, thậm chí quát mắng nhưng hộ lý Đẩy vẫn chịu đựng và tươi cười. Dần dần, bệnh nhân cảm mến và xem chị như người thân. Chính việc chăm sóc bệnh nhân bằng cả tấm lòng nên năm vừa qua, hộ lý Lê Thị Đẩy đã vinh dự nhận “Giải thưởng tỏa sáng Blouse trắng” của TP Đà Nẵng nhằm tôn vinh những cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu về tinh thần, thái độ phục vụ bệnh nhân.

Không ít lần bị... đánh

Khác với hộ lý Đẩy, nữ y tá Ngô Thị Kim Hồng, công tác tại Trung tâm điều dưỡng người tâm thần Đà Nẵng luôn sống trong tâm trạng “bội thực yêu”. Những từ mà bệnh nhân tâm thần nói với y tá Hồng như: “Cho anh hôn một cái nào”, “Sao em quên anh thế. Em là của anh cơ mà”… đã quá quen thuộc với chị.

Hơn 20 năm chăm sóc người bệnh, không ít lần chị Hồng hứng chịu những cái đánh, xô ngã bất ngờ khi bệnh nhân lên cơn. Mới năm ngoái, chị phải điều trị hơn một tuần tại Bệnh viện Đà Nẵng do bị bệnh nhân Nguyễn Văn Thành đánh mạnh vào đầu, mang thương tật 35%. Xòe bàn tay có ngón bị tật, chị cười: “Đây là “kỷ niệm”lần tôi bị bệnh nhân xô vào cửa, cửa kẹp trúng tay phải tháo khớp. Giờ đã thành tật”.

Việc “bị” bày tỏ tình cảm cho đến “bị” đánh đối với những nữ cán bộ tại trung tâm đã là chuyện thường ngày! Với những nữ cán bộ ở trung tâm này, ai cũng có vài đối tượng “để ý”. Cách thể hiện tình yêu của các bệnh nhân tâm thần cũng thật đặc biệt. Có người thì thơ thẩn suốt ngày hái hoa dại tặng người họ yêu. Có người thì luôn miệng hỏi, nếu không thấy bóng nữ thầy thuốc đó thì họ không chịu ăn uống… Một lần, chị Hồng còn nhận được cả xấp tiền lẻ, toàn tờ 2.000, 1.000 đồng của bệnh nhân “tặng”. Thì ra, đó là tiền các tổ chức từ thiện đến thăm và cho anh làm quà, anh giấu kỹ từ lâu lắm, thay vì đi mua thuốc lá như các bạn thì anh để dành tặng chị Hồng. Vừa xúc động vừa buồn cười, chị Hồng phải nói mãi anh mới chịu nhận lại số tiền.

Chị Hồng và các cán bộ của trung tâm luôn dịu dàng, tỷ mỉ, chu đáo… chăm sóc bệnh nhân. Nói như Giám đốc Trung tâm Nguyễn Văn Được dành cho 26 cán bộ nữ của mình thì “Để làm việc ở đây, các chị ấy phải rèn luyện cho mình một bản lĩnh “thép” để có thể chịu đựng những bệnh nhân tâm thần luôn bất ổn. Là nữ, nhất là nữ cán bộ trẻ tuổi, việc tắm rửa, vệ sinh  cho các nam bệnh nhân không hề đơn giản. 347 bệnh nhân là 347 mảnh đời bất hạnh với những tính nết, loại bệnh tật khác nhau…”.

Đức Hoàng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 3 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 6 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Top