Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những bác sỹ thường xuyên bị đuổi đánh

Thứ sáu, 10:33 07/08/2015 | Y tế

GiadinhNet - Sự việc điều dưỡng Võ Văn Đấu (Bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang) đi bắt bệnh nhân tâm thần và gặp nạn mới đây một lần nữa khiến nhiều người giật mình khi chứng kiến sự hiểm nguy mà các thầy thuốc luôn phải đối mặt (đặc biệt là những cán bộ công tác trong ngành tâm thần). Cuộc đời làm việc của họ là những hy sinh không thể đong đếm!

 

Các bác sỹ phát thuốc cho bệnh nhân tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. 	Ảnh: TL
Các bác sỹ phát thuốc cho bệnh nhân tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.  Ảnh: TL

 

Vừa chữa bệnh, vừa lo bị tấn công

Phóng viên Báo GĐ&XH từng có dịp đến thăm Khoa Cai nghiện, Bệnh viện Tâm thần Trung ương. Đây là nơi tập trung những bệnh nhân có sử dụng các chất gây nghiện, đa số họ có liên quan đến ma túy. TS Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng khoa Cai nghiện cho biết, những năm gần đây, khoa tiếp nhận nhiều bệnh nhân sử dụng ma túy đá. Các bệnh nhân này thường có trạng thái ảo tưởng luôn nghĩ mình giỏi hơn người, mình đại diện cho một thế lực siêu nhiên hoặc cảm giác đang bị đe dọa, tấn công (?!). Họ cũng có những ảo giác rất kỳ cục như tưởng người khác là yêu tinh, là thú dữ... Có một nữ điều dưỡng viên đã bị bệnh nhân tấn công đến trọng thương vì người bệnh này tưởng điều dưỡng viên là… hổ (?!).

Điều dưỡng viên Nguyễn Hồng Quang – Khoa Cai nghiện cho biết, anh đã làm việc tại đây gần 10 năm. Công việc của điều dưỡng là phải trực tiếp chăm sóc cho các bệnh nhân từ cắt móng tay, cạo râu, thay quần áo… Chính vì thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh nhân nên công việc của các điều dưỡng luôn đối mặt với nguy hiểm. Bản thân anh Quang cũng đã từng bị bệnh nhân lên cơn cầm ghế rượt đuổi. Rất may lần đó anh chạy thoát và được ứng cứu kịp thời. Theo anh Quang, chuyện các nhân viên ở đây bị bệnh nhân đuổi đánh không có gì lạ!

Ở các khoa khác, việc điều dưỡng, y, bác sỹ bị bệnh nhân tấn công cũng là chuyện thường gặp. Có trường hợp bệnh nhân bỗng nhiên lao vào bẻ gãy tay nhân viên y tế. Còn chuyện đuổi đánh thì diễn ra như… cơm bữa. BS Nguyễn Tuấn Đại - Trưởng khoa Nam cấp tính 1chia sẻ: “Các bệnh nhân vào đây thường la hét, chống đối, không chịu  hợp tác, không chấp nhận điều trị. Chúng tôi luôn trong trạng thái có thể bị bệnh nhân tấn công bất kỳ lúc nào”.

Đề nghị danh hiệu cao quý nhất có thể cho anh Đấu

Trở lại câu chuyện của anh Võ Văn Đấu - điều dưỡng viên, Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang. Khoảng 19h ngày 12/7, Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang nhận được tin báo nhờ hỗ trợ, giúp đỡ của ngành chức năng huyện Châu Thành và người nhà bệnh nhân Nguyễn Văn Trí (40 tuổi, ngụ tại ấp Tân Phú, xã Tân Lý Tây, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đang bị kích động thần kinh đòi đốt nhà. Bệnh viện đã cấp tốc cử xe cấp cứu cùng điều dưỡng đến hiện trường khống chế bệnh nhân.

Anh Đấu lúc đó đã về nhà, nhưng nhận lệnh điều động nên lập tức lên đường. Không ngờ, khi đến hiện trường, bệnh nhân trong trạng thái rất kích động, đang cầm thùng xăng trên tay đe dọa, đòi đốt nhà. Anh Đấu đã lao vào khống chế bệnh nhân. Lúc này, xăng đổ ra và không may bị bén lửa khiến anh Đấu bỏng nặng toàn thân.

Mặc dù các bác sỹ đã hết lòng cứu chữa nhưng bệnh nhân Võ Văn Đấu đã không qua khỏi và qua đời sau một thời gian chữa trị. Ngay sau khi anh Đấu qua đời, Bộ trưởng Bộ Y tế đã gửi thư chia buồn tới gia quyến của điều dưỡng viên này.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã ký một Công văn gửi Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đề nghị thực hiện chính sách đối với điều dưỡng Võ Văn Đấu là viên chức y tế đã tử vong khi thực hiện nhiệm vụ. Công văn này cho biết, căn cứ vào Điều 15 Luật Viên chức quy định: “Trường hợp viên chức bị thương hoặc chết do thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao thì được xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật”. Bộ Y tế đã đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét thực hiện chính sách cao nhất là phong liệt sĩ cho anh Võ Văn Đấu.

 

Nếu ai đã có dịp đến thăm các bệnh viện tâm thần sẽ thấu hiểu công việc của những y, bác sỹ làm việc tại đây không hề giống ở bất cứ một bệnh viện bình thường nào! Công việc đặc thù của đội ngũ y, bác sỹ tại đây là luôn đối mặt với những người có thể tấn công mình bất cứ lúc nào. Đặc biệt là ở một số đơn vị đặc thù như Khoa Cai nghiện hay Trung tâm Giám định pháp y tâm thần. Đây là những nơi mà các bác sỹ dễ bị tấn công nhất. 

Ngân Giang/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 11 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 tuần trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Top