Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhọc nhằn cô đỡ thôn bản: Chung tay góp sức duy trì và nhân rộng mô hình

Thứ tư, 11:38 25/11/2015 | Y tế

GiadinhNet - Cô đỡ thôn bản được ví như cánh tay “vươn dài” của ngành Y tế địa phương, là cầu nối giữa các cơ sở y tế với bà con nhân dân. Hoạt động có hiệu quả trong việc giảm thiểu tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Công việc vất vả, tuy nhiên, chế độ được hưởng phụ cấp chưa thật sự tương xứng. Do vậy, để tiếp tục phát huy hiệu quả của mô hình Cô đỡ thôn bản và góp phần nhân rộng hơn nữa mô hình ý nghĩa này đến các bản làng vùng sâu, vùng xa không phải là việc riêng của ngành Y tế mà cần có sự chung tay vào cuộc của cả cộng đồng. 

 

Người dân được tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe an toàn và hiệu quả tại Trạm Y tế xã Dân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình). Ảnh N.Mai
Người dân được tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe an toàn và hiệu quả tại Trạm Y tế xã Dân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình). Ảnh N.Mai

 

Cánh tay “vươn dài” của y tế địa phương

Tại những địa phương vùng sâu vùng xa, miền núi đặc biệt khó khăn như huyện Minh Hóa (Quảng Bình), nguy cơ phụ nữ mắc tai biến sản khoa dẫn đến tử vong mẹ và trẻ sơ sinh luôn chiếm tỷ lệ cao. Ông Cao Sỹ Phường – Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Minh Hóa thừa nhận: “Công tác chăm sóc sức khỏe cho bà con, đặc biệt là việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước và sau sinh tại các thôn bản trên địa bàn còn gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do phong tục tập quán lạc hậu, tâm lý thích đẻ ở nhà vẫn chi phối một bộ phận không nhỏ trong dân cư tại đây. Tỷ lệ phụ nữ có thai không đi khám thai đầy đủ, không được phát hiện thai nghén nguy cơ cao để điều trị hoặc chuyển tuyến kịp thời còn cao. Bên cạnh đó, địa hình miền núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khoảng cách từ nhà đến trạm y tế khá xa… cũng là trở ngại lớn đối với bà con”.

Mặt khác, công tác DS-KHHGĐ tại các thôn bản, đặc biệt là các bản xa trung tâm chưa được thực hiện đồng bộ. Tình trạng đẻ nhiều, đẻ dày vẫn đang là vấn đề nan giải làm cho sức khỏe người mẹ giảm sút, gây ra tình trạng thiếu máu, suy dinh dưỡng cho mẹ, dễ xảy ra tai biến sản khoa, gia tăng nguy cơ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Do đó, theo ông Cao Sỹ Phường, để góp phần giải quyết những vấn đề trên, vai trò của các cô đỡ thôn bản là cực kỳ quan trọng.

“Cô đỡ thôn bản là những phụ nữ người địa phương tại các thôn bản, được đào tạo những kỹ năng cơ bản trong phát hiện và quản lý thai nghén, đỡ đẻ sạch và an toàn, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau sinh; tư vấn và thuyết phục người dân đến khám thai tại các cơ sở y tế, góp phần hiệu quả vào chương trình làm mẹ an toàn nhằm giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh trong ở vùng nông thôn, miền núi. Vì vậy, cô đỡ thôn bản sẽ là cánh tay “vươn dài” của ngành Y tế địa phương xuống các thôn bản vùng sâu, vùng xa”, ông Cao Sỹ Phường nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Minh Hóa, trên địa bàn huyện hiện có 19 cô đỡ thôn bản đã được đào tạo. Trong đó, 2 xã được coi là khó khăn nhất trong huyện là Trọng Hóa và Dân Hóa, mô hình Cô đỡ thôn bản đã được triển khai từ năm 2014 và đang đạt được những hiệu quả đáng ghi nhận.

Xã Trọng Hóa hiện có 7 cô đỡ thôn bản đã được đào tạo, trong đó có 5 người được hưởng phụ cấp theo quy định của nhà nước, 2 người còn lại hưởng số tiền 200.000 đồng/tháng. Tính đến 9 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn xã có 100 ca sinh, trong đó, 48 ca được đẻ tại nhà. Số ca được cô đỡ thôn bản đỡ đẻ tại nhà là 18/48 ca. Tương tự tại xã Dân Hóa, trong tổng số 91 ca đẻ từ đầu năm đến nay, 8/30 ca đẻ tại nhà được sự hỗ trợ của các cô đỡ thôn bản.

Ngoài việc, đỡ đẻ an toàn cho những trường hợp trên, các cô đỡ tại địa bàn còn kịp thời phát hiện nhiều nguy cơ tai biến trong quá trình thai kỳ cho các sản phụ. Trong quá trình tư vấn và khám thai cho bà con, cô đỡ Cao Thị Giang và Nguyễn Thị Hồng Lẫm (xã Dân Hóa) đã phát hiện một trường hợp thai phụ bị phù nề và một trường hợp thai nhi bị chết lưu trong bụng. Nhờ đó, các thai phụ bị phát hiện có biến chứng đã được đưa lên cơ sở y tế để xử lý kịp thời.

Cần được đầu tư nhân rộng

Bà Trần Thị Loan – Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Quảng Bình đánh giá rất cao mô hình Cô đỡ thôn bản đang được áp dụng trên địa bàn tỉnh. Theo bà Loan, các cô đỡ thôn bản thực sự là “cầu nối” giữa y tế địa phương và bà con nhân dân. Do vậy, để góp phần tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản trong toàn tỉnh, đặc biệt là ở các xã miền núi và tạo thuận lợi cho phụ nữ dân tộc thiểu số khi sinh được cán bộ y tế hoặc được người có chuyên môn đỡ đẻ để hạn chế những tai biến sản khoa và tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh, rất cần xem xét đến tính lâu dài, bền vững của mô hình cô đỡ thôn bản.

Trao đổi về việc duy trì và nhân rộng mô hình Cô đỡ thôn bản trong thời gian tới, ông Đinh Anh Tuấn – Phó Vụ Trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) thông tin:  “Việc đào tạo cô đỡ thôn bản đã khó nhưng việc duy trì hoạt động của mạng lưới cô đỡ thôn bản còn khó hơn rất nhiều. Khó khăn lớn nhất trong việc duy trì và nhân rộng mô hình Cô đỡ thôn bản trên cả nước đến từ việc đảm bảo chế độ phụ cấp cho các cô đỡ. Theo Thông tư 07/2013/TT-BYT, cô đỡ thôn bản đã được công nhận là một loại hình nhân viên y tế thôn bản. Tuy nhiên, cho đến nay mới có khoảng 1/3 trong tổng số trên 1.700 cô đỡ thôn bản đã được đào tạo từ 6 tháng trở lên đã được hưởng chế độ phụ cấp của nhân viên y tế thôn bản theo Quyết định 75/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, số còn lại mới chỉ được hưởng 200.000 đồng/tháng từ nguồn ngân sách Trung ương của Chương trình mục tiêu Quốc gia. Với số tiền đó, họ không đủ chi trả cho các hoạt động hàng ngày như xăng xe để đi đến nhà người dân thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền vận động, khám thai, đỡ đẻ, đi giao ban ở Trạm Y tế xã. Do cuộc sống quá khó khăn nên một số cô đỡ thôn bản đã bỏ nghề, không còn hoạt động”.

 

Theo ông Đinh Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cô đỡ thôn bản chưa được hưởng chế độ phụ cấp là do theo quy định của Quyết định 75/2009/QĐ-TTg, ngân sách Trung ương hỗ trợ chỉ đảm bảo cho mỗi thôn, bản một suất phụ cấp của nhân viên y tế thôn, bản. Suất còn lại sẽ do ngân sách địa phương đảm bảo, trong khi đó hầu hết các địa phương có cô đỡ thôn bản đều là những tỉnh miền núi khó khăn nên chưa thể bố trí ngân sách địa phương để chi trả cho cô đỡ thôn bản. Sở dĩ đã có khoảng trên 600 cô đỡ thôn bản đã được hưởng phụ cấp là do họ phải kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản.

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 2 ngày trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Y tế - 4 ngày trước

Sau lần quan hệ ngoài luồng, không an toàn, người đàn ông luôn nghĩ bản thân mắc bệnh lây nhiễm tình dục, khi khám được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Top