Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhìn lại một năm nhiều thành tựu của ngành Ghép tạng

Thứ bảy, 07:00 22/12/2018 | Y tế

GiadinhNet - Năm 2018 được coi là năm ghi dấu sự gia tăng đột biến về số lượng người đăng ký hiến mô, tạng. Số người mắc bệnh trọng mòn mỏi chờ sự sống, may mắn được ghép tạng cũng gia tăng. Cũng trong năm nay, lần đầu tiên Việt Nam đã thực hiện được ca ghép phổi đầu tiên, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành Ghép tạng nước nhà.


Một kíp phẫu thuật lấy tạng từ người cho chết não tại Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: TL

Một kíp phẫu thuật lấy tạng từ người cho chết não tại Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: TL

Từ 200 người đến gần 20.000 người đăng ký hiến tạng

Tại nước ta, số lượng người hiến tặng mô, tạng còn rất ít do quan niệm phải đảm bảo toàn thây khi qua đời của người phương Đông nói chung.

Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia (đặt tại Bệnh viện Việt Đức) bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2013, chỉ có 5 người, trong bối cảnh nền y học nước nhà đã đạt được nhiều thành tựu về ghép tạng. GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm cho biết, trước đây, quan niệm về hiến tặng mô, tạng tại Việt Nam còn rất hạn chế. Khi nhắc tới chuyện cho một phần thân thể sau khi qua đời, nhiều người còn hồ nghi và sợ hãi. Năm 2014, sau một năm hoạt động, Trung tâm chỉ vận động được hơn 200 người đăng ký hiến tặng mô, tạng. Những người này chủ yếu là lãnh đạo, cán bộ của chính Trung tâm và một số y bác sĩ.

Sự kiện bé Hải An (7 tuổi, ở Hà Nội) hiến giác mạc hồi đầu năm nay đã gây xúc động cho toàn xã hội, truyền đi niềm cảm hứng sống tốt, tự nguyện hiến mô tạng trên cả nước. Hiệu ứng từ câu chuyện của mẹ con bé đã thôi thúc nhiều gia đình, người thân của Thiếu tá Lê Hải Ninh (quê ở Ninh Bình), bé Vân Nhi (12 tuổi, Hà Nội), anh Nguyễn Ngọc Khiêm (29 tuổi, Thái Bình)… và rất nhiều người nữa, đồng ý trao tặng lại một phần thân thể của họ cho những bệnh nhân đang mắc bệnh hiểm nghèo có sức lan truyền mạnh mẽ.

Từ sau “sự kiện bé Hải An”, hơn 7.300 người đã tự nguyện đến Trung tâm để ghi tên vào danh sách sẵn sàng hiến tặng mô/tạng khi chết hoặc chết não. Chỉ riêng năm 2018, số người đăng ký hiến tạng đã bằng 1/3 tổng số người đăng ký trong cả 5 năm qua. Tính đến cuối tháng 11, cả nước có 19.300 người đăng ký hiến tạng sau khi chết hoặc chết não. Họ được hướng dẫn, tiếp nhận bởi Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia.

2018 cũng ghi nhận là năm nhiều bệnh nhân nghèo, hoàn cảnh khó khăn, không đủ kinh phí để trải qua ca ghép tạng trị giá 300-500 triệu đồng. Bệnh viện đã vận động Mạnh thường quân hỗ trợ chi phí mổ ghép, giúp bệnh nhân hồi sinh sau những tháng năm sống với bệnh tật, như trường hợp của bé Phạm Văn Cơ (15 tuổi ở Đà Nẵng).

Năm đánh dấu những sự kiện “lần đầu tiên”

Năm 2018, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đã chính thức hợp tác với Tổng công ty Hàng không Việt Nam phối hợp vận chuyển tạng miễn phí, tạo điều kiện để các y bác sĩ sử dụng các chuyến bay kịp thời, đưa mô, tạng đến với người bệnh cần được cứu. Không phải tới sự kiện này, Hàng không Việt Nam mới hỗ trợ các bác sĩ ghép tạng, mà trước đó Tổng công ty này đã hỗ trợ tối đa cho các nhân viên, bác sĩ trong việc vận chuyển tạng “xuyên Việt”, cứu rất nhiều sinh mạng đang đếm sự sống bằng giờ.

Đến nay, cả nước đã có 82 ca người chết não hiến tạng, góp phần cứu sống được nhiều người suy gan giai đoạn cuối và gần 30 trường hợp suy tim đang sống khỏe mạnh. Riêng tại Bệnh viện Việt Đức, chỉ trong 1 tháng (từ 20/5-20/6), viện này đã có 4 bệnh nhân chết não hiến tạng. Từ nguồn tạng quý báu được hiến này, Bệnh viện Việt Đức đã ghép cho 16 bệnh nhân (gồm: 8 quả thận, 4 lá gan, 4 quả tim), trong đó có 2 quả tim được vận chuyển từ Hà Nội vào Bệnh viện Trung ương Huế để ghép cho 2 bệnh nhân.

Cũng đầu năm 2018, lần đầu tiên các bác sĩ Bệnh viện Quân đội 108 đã thực hiện thành công ca ghép phổi từ người cho chết não, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành Ghép tạng nước nhà. Bệnh viện này cũng vừa khánh thành cụm toà nhà trung tâm hiện đại bậc nhất Việt Nam, với 5 phòng mổ ghép tạng được đầu tư tối tân nhất.

Theo GS.TS Phạm Gia Khánh, Chủ tịch Hội Ghép tạng Việt Nam, ghép tạng là biện pháp duy nhất để cứu sống những người bệnh giai đoạn cuối. Năm 2017 là năm có số lượng ghép nhiều nhất, cả nước đã ghép được 673 ca. Tính đến 31/8, cả nước có 3.378 ca ghép tạng. Trong đó có 3.223 ca ghép thận, 125 ca ghép gan, 26 ca ghép tim, 1 ca ghép khối thận - tụy, 1 ca ghép khối tim - phổi và 2 ca ghép phổi. Đặc biệt, trong các ca ghép này có đến 6 ca là điều phối tạng xuyên Việt.

Tuy nhiên, với hàng chục nghìn người bệnh trong danh sách chờ được ghép tạng hiện nay thì số lượng ca chết não hiến, tặng mô, tạng trên cả nước còn quá ít. Mặc dù Luật Hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người có từ năm 2006, nhưng đến nay mới có 82 người chết hiến tạng. Trung bình mỗi năm chỉ có 10 người.

Theo vị giáo sư này, bệnh tật hành hạ người bệnh giai đoạn cuối một cách tàn nhẫn vì sự mệt mỏi và đau đớn. Nhưng có lẽ đau đớn hơn là nỗi đau về tinh thần vì họ sống một cách tuyệt vọng chờ đến ngày chết. “Thiếu tạng ghép cũng là một cản trở lớn cho sự phát triển của ghép tạng ở Việt Nam. Thiếu tạng ghép còn nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp của xã hội như nạn mua bán tạng, bán người...”, GS.TS Phạm Gia Khánh chia sẻ.

GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia cũng cho biết, Bệnh viện Việt Đức đã thành lập Ngân hàng mô để lưu trữ các bộ phận ghép cho người bệnh. Với Ngân hàng mô này, khi có người chết não hiến tạng thì ngoài những tạng cần ghép ngay, Ngân hàng sẽ lưu trữ những bộ phận khác như gân, van tim, xương, ruột… Mô hình này sẽ góp phần cứu sống nhiều người bệnh.

GS.TS Trịnh Hồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia cho biết, chỉ tính riêng tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội, có khoảng 6.000 người bị suy thận mạn cần được ghép thận, trên 1.500 người có chỉ định ghép gan, khoảng 300.000 người mù do các bệnh lý giác mạc, trên 6.000 người đang chờ được ghép giác mạc và hàng trăm người chờ được ghép tim, phổi...

Hàng trăm bác sĩ xuyên đêm ghép tạng cho 16 ca trong 1 tháng Hàng trăm bác sĩ xuyên đêm ghép tạng cho 16 ca trong 1 tháng

GiadinhNet - Một ca ghép tạng thông thường ở Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức (Bệnh viện Việt Đức) phải huy động tới 100 y bác sĩ, làm việc xuyên đêm, cùng một lúc, 5 bàn mổ cùng hoạt động hết công suất. Chỉ trong 1 tháng, viện này đã ghép tạng tới 16 trường hợp từ 4 người cho chết não. Đây được coi là kỷ lục mới của ngành ghép tạng ở Việt Nam. Điều đáng mừng hơn là nó cho thấy người dân ta đã có cái nhìn cởi mở hơn về hiến tạng…

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 3 ngày trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Top