Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều người “từ chối sống hòa bình” với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chỉ vì những sai lầm này

Thứ hai, 23:24 17/12/2018 | Y tế

GiadinhNet - Tổ chức Y tế thế giới dự đoán 2 năm nữa, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ “leo bậc” từ hàng thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong lên hàng thứ 3. Căn bệnh này trong năm 2012 đã cướp đi sinh mạng 3 triệu người.


Khám cho bệnh nhân mắc COPD ở Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: TL

Khám cho bệnh nhân mắc COPD ở Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: TL

4,1% người từ 40 tuổi trở lên mắc phổi tắc nghẽn mạn tính

Ông Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam nhấn mạnh, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới. Bệnh khiến 3 triệu người chết trong năm 2012, tương đương với 6% của tất cả các trường hợp tử vong trên toàn cầu. Theo dự đoán của WHO, số người mắc bệnh COPD sẽ tăng gấp 3 - 4 lần trong thập kỷ này và dự đoán đến năm 2020, bệnh sẽ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3.

Tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Cứ 10 người chết, thì có gần 8 người chết do các bệnh không lây nhiễm. Riêng với bệnh COPD, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tỷ lệ mắc trong cộng đồng từ 15 tuổi trở lên là 2,2%. Theo những kết quả trong nghiên cứu dịch tễ học, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 4,1% ở người trên 40 tuổi. Các chuyên gia cũng nhận định, bệnh COPD ở Việt Nam có xu hướng tiếp tục tăng cao do tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm môi trường gia tăng.

PGS.TS Chu Thị Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, rét đậm rét hại trong tuần qua đã khiến bệnh nhân nhập viện tăng 15 - 20% so với ngày thường.

Theo PGS.TS Chu Thị Hạnh, thời tiết lạnh kèm mưa ẩm là yếu tố thuận lợi làm gia tăng đợt kịch phát của bệnh nhân hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tại Trung tâm, mỗi năm tiếp nhận khoảng 7.000 bệnh nhân hô hấp nhập viện, trong đó có tới 30% bệnh nhân COPD. Theo TS Chu Thị Hạnh, những ngày đông rét mướt, số bệnh nhân COPD nhập viện lên tới 15 - 20 ca, đa phần là những cơn kịch phát diễn biến rất nặng, phải thở máy. Trong tuần rét vừa qua, có khoảng 170 - 190 bệnh nhân COPD nhập viện điều trị.

BS Vũ Văn Thành, Trưởng khoa Phổi tắc nghẽn mạn tính, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, COPD là bệnh rất hay gặp. Tuy nhiên, người bệnh thường chưa được chẩn đoán sớm và chưa quan tâm đến nó. Bởi lẽ các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không đặc hiệu cho bệnh và giống với các bệnh hô hấp khác. Bệnh nhân thường có các biểu hiện sớm nhất là ho kéo dài, có thể nhiều tháng, nhiều năm. Thứ hai là khi bệnh đã nặng có biểu hiện sức khỏe giảm - bệnh nhân đi lại hoặc làm việc nặng là nhanh mệt hay khó thở. Mức độ này sẽ tăng dần theo mức độ nặng của bệnh. Thông thường khi có biểu hiện khó thở người bệnh mới đi khám và khi đó bệnh không phải là ở giai đoạn sớm.

Tại khoa Phổi tắc nghẽn mạn tính, trung bình mỗi ngày tiếp nhận và điều trị cho hàng chục bệnh nhân. Trước đây, bệnh thường gặp ở nam giới nhưng theo thống kê hiện nay, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng.

Sai lầm trong điều trị COPD khiến bệnh nặng thêm

Là bệnh mạn tính, COPD là bệnh phải điều trị cả đời, không thể chữa khỏi nhưng nếu được quản lý tốt thì người bệnh sống chung với bệnh rất “hoà bình”. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân trong quá trình điều trị lại có những sai lầm khiến bệnh trầm trọng hơn. Đơn cử là việc bệnh nhân không tuân thủ điều trị, hoặc tuân thủ điều trị nhưng sử dụng thuốc lại không đúng cách, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, chưa chú ý đến phục hồi chức năng hô hấp và nhất là vẫn tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ khiến bệnh không được cải thiện.

Theo PGS.TS Chu Thị Hạnh, sai lầm phổ nhất của bệnh nhân COPD là chỉ dùng thuốc đều trong đợt kích phát bệnh, khi bệnh đỡ rồi lại hay quên, không tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Điều này sẽ khiến bệnh nhân trở nặng, chi phí điều trị tốn kém. BS Hạnh phân tích, nếu không tuân thủ điều trị thì khi bệnh nhân rơi vào tình trạng nặng, chỉ tính đơn giản một bộ máy thở không xâm nhập và máy chiết xuất oxy chi phí lên đến 50 - 100 triệu đồng. Những bệnh nhân COPD có suy hô hấp mạn tính và CO2 máu tăng cao, mệt cơ hô hấp hay có hiện tượng ngừng thở khi ngủ... thường phải chỉ định thở máy không xâm nhập tại nhà sẽ phải mua bộ máy này. Trong khi đó, nguy cơ “tổn thất” này sẽ giảm thiểu nếu bệnh nhân tuân thủ tốt điều trị dự phòng.

Cũng liên quan đến việc dùng thuốc, bệnh nhân COPD phải giữ nguyên tắc đúng kỹ thuật, theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, thuốc phân bổ vào phổi tốt nhất sẽ mang lại hiệu quả điều trị tối đa.

Với bệnh COPD, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như: Hút thuốc lá, thuốc lào chủ động hoặc thụ động (hít mùi thuốc); đun bếp củi, bếp than... Tuy nhiên rất nhiều người vẫn tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ này. Đặc biệt trong mùa rét như hiện nay, nhiều gia đình sử dụng bếp than sưởi ấm mà không hề biết rằng, ngoài nguy cơ bị ngộ độc khí CO thì đây cũng là tác nhân gây nên các đợt cấp của COPD.

Trong mùa lạnh, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân COPD cần thực hiện tiêm phòng cúm, sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch trong mùa lạnh. Bởi khi bị cúm, nhiễm vi khuẩn, virus, không khí lạnh là một dạng stress gây khởi phát cơn cấp. Bệnh nhân cũng cần lưu ý chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nên có thể ăn đồ loãng, đồ nóng, thức ăn mềm dễ hấp thu, tránh uống nước đá, đồ ăn lạnh. Chế độ ăn cần đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm nước hoa quả, trái cây, rau xanh. Việc luyện tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân COPD cũng rất quan trọng, tuyệt đối không đi thể dục ngoài trời lúc 5 - 6h sáng.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản cũng như các bệnh không lây nhiễm khác đã và đang làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh, gây ra tàn phế, tử vong và các gánh nặng kinh tế cho gia đình.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 41 phút trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 14 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top