eMagazine

[Nhật ký từ tâm dịch Đà Nẵng] -  Chuyện chưa kể của 3 nữ chiến binh kiểm soát nhiễm khuẩn - Ảnh 1.
[Nhật ký từ tâm dịch Đà Nẵng] -  Chuyện chưa kể của 3 nữ chiến binh kiểm soát nhiễm khuẩn - Ảnh 2.

"Quan điểm của tôi và căn cứ vào quy định của Bộ Y tế ta phải mở đường ra ở phía này, đi vào ở lối kia. Quần áo bệnh nhân được bỏ lại ở khu vực phía dưới, sau đó chuyển ra đường kia", Phó khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn Bệnh viện Bạch Mai - Tiến sĩ, Bác sĩ Trương Anh Thư đang thảo luận với tổ kiểm soát nhiễm khuẩn vào buổi chiều muộn tại Bệnh viện Dã chiến Tiên Sơn.

Hơn mười ngày qua, không có ngóc ngách nào của nhà thi đấu Tiên Sơn không in những bước chân của BS Anh Thư. 

Trong những ngày qua, hàng trăm thầy thuốc từ khắp các địa phương đến Trung ương tình nguyện lên đường vào các tỉnh miền Trung giúp khống chế dịch COVID-19 khi tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp. BS Thư là một trong những chiến binh áo trắng như thế, được Bộ Y tế "tung" vào "trận tuyến" miền Trung.

[Nhật ký từ tâm dịch Đà Nẵng] -  Chuyện chưa kể của 3 nữ chiến binh kiểm soát nhiễm khuẩn - Ảnh 3.

Ngoài công tác trực tiếp khám chữa bệnh, việc kiểm soát nhiễm khuẩn trong các bệnh viện được xem là một trong những khâu vô cùng quan trọng giúp giữ sạch môi trường tránh sự lây lan của dịch bệnh, giữ an toàn cho nhân viên và các bệnh nhân. Và đây là nhiệm vụ của BS Thư.

Chia sẻ với phóng viên, BS Trương Anh Thư cho biết, khi ổ dịch COVID-19 đầu tiên xuất hiện tại huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), Bộ Y tế cũng cử tổ công tác đặc biệt nhằm hỗ trợ các trung tâm y tế triển khai công tác phòng, kiểm soát dịch.

[Nhật ký từ tâm dịch Đà Nẵng] -  Chuyện chưa kể của 3 nữ chiến binh kiểm soát nhiễm khuẩn - Ảnh 4.

Bác sĩ Trương Anh Thư chỉ đạo công tác chống nhiễm khuẩn tại Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn trước khi đi vào hoạt động.

"Ở Vĩnh Phúc tập trung chính tại Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà – nơi tiếp nhận những bệnh nhân mắc COVID-19 của tỉnh. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc – là nơi tiếp nhận nếu bệnh nhân có diễn biến biến nặng, cần điều trị sẽ chuyển về. Đó là 2 nơi chính mà tổ công tác có mặt để hỗ trợ về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, triển khai biện pháp phòng dịch", bác sĩ Trương Anh Thư kể lại.

Sau khi ổ dịch tại Vĩnh Phúc ổn định thì ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai xuất hiện, cụ thể tại Công ty Trường Sinh. Lúc này, toàn bệnh viện phải cách ly trong vòng 14 ngày nhằm tránh sự lây lan của dịch bệnh. Bác sĩ nói: "Trong thời gian cách ly, Bệnh viện cũng tăng cường, củng cố lại hệ thống các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn. Thời điểm đó, bệnh viện tiến hành rà soát khâu thực hành nào chưa an toàn, chưa phù hợp phải điều chỉnh lại và sau đó sẵn sàng mở cửa để chủ động phòng chống dịch".

Ngay sau khi TP Đà Nẵng phát hiện liên tiếp những ca mắc COVID-19 và diễn biến ngày càng phức tạp thì Bộ Y tế đã thành lập Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch tại TP Đà Nẵng, bác sĩ Thư cùng hàng trăm thầy thuốc khắp nơi được điều động đến Đà Nẵng.

Chị kể: "Ngày 26/7, khi tôi vừa có chuyến công tác tại TP Hồ Chí Minh về thì nhận được điện thoại của lãnh đạo gọi thông báo chuẩn bị lên đường đi công tác  tại TP Đà Nẵng để hỗ trợ liên quan đến công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Tôi nhận tin lúc 16h chiều thì 18h lập tức lên đường cùng các anh chị trong tổ công tác của Bệnh viện Bạch Mai". 

Trong suy nghĩ của bác sĩ Thư, chuyến công tác lần này chắc cũng như bao chuyến khác chỉ vài ngày rồi trở về báo cáo cấp trên để phối hợp, chỉ đạo.

Khi vừa đặt chân đến Đà Nẵng, chưa kịp nhận phòng ở khách sạn, tổ công tác của chị lập tức lên đường để khảo sát lại toàn bộ công tác từ sàng lọc, phân luồng, cách ly cho bệnh nhân cũng như những biện pháp thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn đã triển khai trong các bệnh viện bệnh viện. Tổ công tác Bệnh viện Bạch Mai cũng họp với lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng để đưa ra phương án làm sao giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện và làm để bệnh viện sạch để tiếp nhận, phục vụ những nhu cầu chăm sóc, điều trị của nhân dân Đà Nẵng.

[Nhật ký từ tâm dịch Đà Nẵng] -  Chuyện chưa kể của 3 nữ chiến binh kiểm soát nhiễm khuẩn - Ảnh 5.

Công tác chống nhiễm khuẩn tại các bệnh viện trong lúc dịch COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp vô cùng quan trọng.

"Điều quan trọng nhất là luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản thì phải luôn luôn được duy trì chứ không phải dịch xảy ra mới làm, lúc đấy là quá muộn. Mỗi bệnh viện phải có nhân viên chuyên trách về kiểm soát nhiễm khuẩn, được đào tạo, có kỹ năng phối hợp với các đơn vị để đưa quy định, hướng dẫn đấy vào trở thành thói quen", bác sĩ Thư nhấn mạnh.

Nói về về công việc của mình, bác sĩ Thư chia sẻ: "Lúc đầu vào kiểm soát thấy nhiều vấn đề bất cập nên khi hướng dẫn, tập huấn tôi hay chỉ ra chỗ này chưa được, chỗ kia còn bẩn… làm nhiều người phật lòng. Thế nhưng thấy chúng tôi cũng lao vào công việc, ngày ngày chia sẻ, động viên nhau nên mọi người hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng công việc của mình nên ai cũng cố gắng hoàn thành tốt công việc".

[Nhật ký từ tâm dịch Đà Nẵng] -  Chuyện chưa kể của 3 nữ chiến binh kiểm soát nhiễm khuẩn - Ảnh 6.

Chúng tôi nhiều lần đặt vấn đề "theo chân" điều dưỡng Trần Thị Nga (Khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai) để hiểu hơn công việc thầm lặng của các chị nhưng lần nào cũng không thành vì lúc thì chị thông báo ở Bệnh viện Phổi, có lúc lại đang trong phòng bệnh nhân ở Trung tâm Y tế Hòa Vang. 

Trao đổi với PV về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện tại Đà Nẵng, điều dưỡng Nga đánh giá vẫn còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục. Đặc biệt, tình trạng các nhân viên vệ sinh ký hợp đồng thời vụ bỏ việc diễn ra nhiều khiến công tác đào tạo gặp khó khăn.

Nữ điều dưỡng Trần Thị Nga hỗ trợ đồng nghiệp mặc đồ bảo hộ trước khi vào khu điều trị.

"Chúng tôi mất thời gian, công sức để đào tạo cho nhân viên vệ sinh cả buổi nhưng họ chỉ làm được một vài buổi lại bỏ bởi họ thấy công việc áp lực, vất vả", điều dưỡng Nga cho biết.

Nữ điều dưỡng cũng cho biết, bản thân chị và nhóm kiểm tra công tác kiểm soát nhiễm khuẩn cũng giải thích cho nhân viên vệ sinh hiểu rằng công việc của họ tuy thầm lặng nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

[Nhật ký từ tâm dịch Đà Nẵng] -  Chuyện chưa kể của 3 nữ chiến binh kiểm soát nhiễm khuẩn - Ảnh 8.

Đôi mắt ngấn lệ khi nhắc đến cô con gái chuẩn bị vào lớp 1.

Nhắc đến chuyện cá nhân, chị Nga tâm sự: "Tôi may mắn có hậu phương vững chắc, được gia đình, chồng con đồng cảm, chia sẻ với công việc. Tôi có một bé gái đang chuẩn bị bước vào lớp 1, bé đã hiểu rằng mẹ đang đi chống dịch cùng với các bác sĩ. Hôm 1/8 là ngày đăng ký trực tuyến cho con thì chồng đăng ký hồ sơ rồi làm các thủ tục cần thiết - tất cả các công việc đó chỉ biết nhờ chồng hoặc bố mẹ chồng hỗ trợ. Con hiểu rằng mẹ đang đi chống dịch bởi đây không phải lần đầu tiên tôi xa con. Mỗi ngày gọi điện về nói chuyện với con được 1-2 lần, con hỏi khi nào mẹ về thì tôi nói với con khi nào hết dịch mẹ sẽ về", chị Nga ngậm ngùi

[Nhật ký từ tâm dịch Đà Nẵng] -  Chuyện chưa kể của 3 nữ chiến binh kiểm soát nhiễm khuẩn - Ảnh 9.

Bản thân chị rất thương con mình vì con gái từng nói rằng: "Từ ngày con đi học rất ít khi mẹ đưa con đi học hoặc đón con về".

Chị Nga tâm sự thêm, bé nhà chị tương đối hiểu mẹ vì hàng ngày, khi đi làm, công việc liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn ở BV Bạch Mai cũng nhiều và chị cũng hay phải đi công tác nên việc con thấy mẹ về muộn là... đương nhiên. Bản thân chị rất thương con mình vì con gái từng nói rằng: "Từ ngày con đi học rất ít khi mẹ đưa con đi học hoặc đón con về".

Hướng dẫn cho các nhân viên thực hiện đúng việc chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện.

Cũng theo điều dưỡng Nga, dù con gái hay hỏi mẹ về việc khi nào được về nhưng bản thân không dám hứa trước: "Con bé còn nói với tôi rằng khi nào bắt đầu về thì báo với con để con còn ghi trên lịch là mẹ sẽ cách ly 14 ngày, mỗi ngày con gạch đi để đến ngày số 0 là con có thể ở cùng với mẹ..."

[Nhật ký từ tâm dịch Đà Nẵng] -  Chuyện chưa kể của 3 nữ chiến binh kiểm soát nhiễm khuẩn - Ảnh 11.

Mỗi người mỗi hoàn cảnh, ai cũng có những góc khuất thầm kín trong câu chuyện về gia đình, chồng con nhưng khi ra "chiến trận", bên cạnh những bệnh nhân COVID-19, họ lao vào công việc quên đi tất cả với đích đến chờ ngày hết dịch.

"Chúng tôi vào đây với tâm thế xung phong tình nguyện vào với đồng nghiệp để làm việc và làm việc. Việc gia đình ai ai cũng có những nỗi bận tâm riêng, lần này tôi lên đường cũng là lúc chồng vừa mắc ung thư mới phẫu thuật xong. Tôi sợ chồng bệnh tật suy nghĩ nhiều lại ảnh hưởng tới sức khỏe. Rất may chồng hiểu công việc và động viên lại, thành ra mỗi tối 2 vợ chồng cứ cố gắng động viên nhau", điều dưỡng Trần Thị Hồng Hà (Điều dưỡng Trưởng, Khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng) chia sẻ sau một ngày làm việc tại Bệnh viện Dã chiến Tiên Sơn.

[Nhật ký từ tâm dịch Đà Nẵng] -  Chuyện chưa kể của 3 nữ chiến binh kiểm soát nhiễm khuẩn - Ảnh 12.

Điều dưỡng Trần Thị Hồng Hà (Điều dưỡng Trưởng, Khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng).

Chị Hà cho biết, đoàn các thầy thuốc tại Hải Phòng nhận lệnh chiều 4/8, dự kiến đến 8/8 mới vào nhưng tình thế khẩn cấp, sáng 5/8 tập hợp và nhanh chóng nhận quyết định lên đường luôn.

Điều dưỡng Hà nói, trong quyết định đi chưa có thời gian về, nhưng bản thân chị cũng nghĩ rằng đã vào đến đây thì sẽ làm việc hết mình, đúng chuyên môn – nghiệp vụ, thậm chí học hỏi nhau. "Chúng tôi cứ xác định ở lại từ 1-3 tháng để tình hình dịch ổn định mới quay về", điều dưỡng Hà nói.

[Nhật ký từ tâm dịch Đà Nẵng] -  Chuyện chưa kể của 3 nữ chiến binh kiểm soát nhiễm khuẩn - Ảnh 13.

Nói về việc xung phong, tình nguyện đi hỗ trợ TP Hải Phòng, chị Hà vui mừng cho biết: "Có đến 90% thành viên của đoàn TP Hải Phòng là tình nguyện tăng cường đến Đà nẵng, tôi là một trong những người đầu tiên xung phong lên đường. Bởi, thứ nhất mình là điều dưỡng trưởng, thứ hai mình lớn tuổi nên xung phong để các bạn trẻ làm gương".

Vị phó đoàn thầy thuốc của TP Hải Phòng cũng chia sẻ: "Chúng tôi có đồ bảo hộ rất hiện đại, an toàn, nắm vững công tác chuyên môn nên bản thân mỗi người tâm lý đều vững, không do dự".

Nhắc đến chuyên môn, chị Hà khẳng định: "Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong đó có phòng ngừa, phòng hộ cá nhân, cách ly và tuyên truyền đối với người dân là khâu quan trọng hàng đầu trong công tác phòng chống dịch".

Dịch bệnh tại các tỉnh miền Trung còn nhiều diễn biến phức tạp, cả nước đang gồng mình chống dịch. Ít ai biết rằng, đội ngũ thầy thuốc tại các tỉnh miền Trung nói riêng và đội ngũ thầy thuốc do Bộ Y tế, các tỉnh thành chi viện đến đang ngày đêm nỗ lực hết mình, tạm quên đi nỗi lo sầu thẳm bên trong để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Và chắc rằng, khi dịch tại miền Trung chấm dứt, đội ngũ thầy thuốc được trở về bên mái ấm, đoàn tụ với gia đình sẽ là một kỷ niệm không bao giờ quên.

Lê Bảo - Minh Thùy
Phong Lâm
Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 2 ngày trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Y tế - 4 ngày trước

Sau lần quan hệ ngoài luồng, không an toàn, người đàn ông luôn nghĩ bản thân mắc bệnh lây nhiễm tình dục, khi khám được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Top