Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người lớn, trẻ nhỏ đều có thể bị biến chứng vì sốt xuất huyết

Thứ sáu, 11:18 23/10/2009 | Y tế

Giadinh.net - Hiện nay, Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia, BV E, BV Xanh Pôn, BV quân đội TW 108 và các trung tâm y tế quận, huyện trên địa bàn Hà Nội... đều trong tình trạng "la liệt" bệnh nhân sốt xuất huyết.

 
Trước tình hình đó, TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng và Môi trường – Bộ Y tế khuyến cáo. Người dân phải tích cực nâng cao ý thức tự bảo vệ trước dịch sốt xuất huyết vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Thủ phạm là muỗi

Nhiều người mắc sốt xuất huyết (SXH) cứ đinh ninh không bị muỗi chích mà họ nghi ngờ rằng có thể lây qua con đường nào khác ngoài muỗi. Một số người có bạn bè, đồng nghiệp bị SXH nhưng không dám tới thăm vì sợ... lây qua đường hô hấp. Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc - Trưởng Khoa truyền nhiễm BV E cho biết, ở Việt Nam chưa có thông báo SXH do những virus khác, mà chủ yếu là do virus Dengue.
 
Với các trường hợp bị SXH 2 lần trong một đợt dịch, bác sĩ Lộc cho rằng, có thể bệnh nhân đó đợt trước mắc SXH tupe D1, đợt sau có thể lại mắc tupe D2 (SXH có 4 tupe huyết thanh D1, D2, D3, D4) mà không phải do virus lạ. Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng và Môi trường cũng xác nhận, hiện chưa có thông báo từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương về việc xuất hiện virus lạ, muốn có kết quả chính xác phải có Labo xét nghiệm mới biết được.

Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia trong tình trạng quá tải vì sốt xuất huyết. (Ảnh: TG)

Bệnh viện E năm ngoái chỉ có vài chục trường hợp SXH theo mùa, nhưng năm nay bệnh nhân tăng gấp 20 lần. Bác sĩ Lộc cho rằng: Thời điểm này năm ngoái, đến đầu tháng 10 đã hết dịch SXH. Năm nay đã cuối tháng 10, nhưng SXH vẫn không ngừng tăng. 10 năm nay, mới lại xuất hiện dịch SXH như vậy. Có thể do môi trường thay đổi hoặc do biến đổi của virus. Muốn biết chính xác các nhà dịch tễ phải có những nghiên cứu kỹ, kể cả chu kỳ của những đợt dịch diễn ra.

Nguy hiểm như nhau?

Bác sĩ Nguyễn Thị Bình - Khoa Truyền nhiễm BV Xanh Pôn cho rằng: Khó có thể nói SXH ở trẻ em hay người lớn nguy hiểm hơn. Trẻ em nếu bị sốt thường dễ bị choáng, to gan, viêm gan, đau bụng; Còn SXH ở người lớn dễ bị xuất huyết nội tạng, nếu trước đó bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày lại càng nguy hiểm hơn. Phụ nữ cũng thường bị xuất huyết đường sinh dục nhiều hơn ngay trong lúc không phải thời kỳ kinh nguyệt. Người lớn cũng có thể biến chứng sang viêm gan, sốc, trụy mạch và dẫn tới tử vong.

Các trường hợp nhẹ có thể điều trị ở nhà, nhưng nếu bệnh nhân thấy choáng, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt phải đưa ngay tới cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Bệnh nhân cần được ăn nhẹ như cháo, súp, sữa... và uống nhiều nước hơn bình thường; có thể dùng nước cam vắt, nước chanh đường.
 
Đối với trẻ, cần hạ sốt với thuốc Paracetamol, lau nước ấm khi sốt cao, không quấn kín hoặc mặc áo nhiều khi trẻ đang sốt, không nhịn ăn uống. Theo bác sĩ Bình, bố mẹ cần theo dõi bệnh và mang ngay đến bệnh viện khi thấy con có các dấu hiệu trở nặng bất ngờ như mệt nhiều hơn, vẻ âu lo bứt rứt, li bì hoặc vật vã, tay chân lạnh, đau bụng nhiều hơn, ói nhiều, da đổi màu bầm, môi tím lại.

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc cho rằng: Nhiều gia đình chủ quan khi dùng điều hoà không khí sẽ hạn chế muỗi, nên không mắc màn. Nhưng thực tế cho thấy, điều hoà không thể ngăn được muỗi. Các biện pháp phòng chống SXH hiện nay là làm giảm hoặc loại trừ sự tiếp xúc giữa người với muỗi truyền bệnh.
 

Môi trường sạch sẽ là biện pháp tốt nhất để phòng tránh SXH. Dù được phun phòng dịch nhưng cũng chỉ có tác dụng trong vòng 5 ngày. Vì vậy, cần dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng. Có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi và chú ý phải mắc màn khi đi ngủ.

Có thể sử dụng những phương pháp để khống chế muỗi trưởng thành hoặc bọ gậy như sử dụng các loại hóa chất xua muỗi, diệt muỗi, diệt bọ gậy, các tác nhân sinh học, cải tạo và thay đổi môi trường, biện pháp cơ học.
 
Việc sử dụng các loại hóa chất xua diệt muỗi để xoa ngoài da, tẩm màn ngủ, phun tồn lưu lên tường vách vẫn là biện pháp quan trọng nhất. Chỉ cần tránh được muỗi đốt là có thể yên tâm không lây bệnh, dù xung quanh có người SXH.
 
Với trẻ nhỏ, bác sĩ Nguyễn Thị Bình khuyên nên cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày. Không để trẻ ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi chích (đốt). Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm. Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra; thả cá 7 màu diệt loăng quăng (bọ gậy).
 
Thiên Nhẫn
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trong thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều

Hà Nội gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trong thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Tính từ đầu năm 2024 đến giữa tháng này, Hà Nội ghi nhận 513 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Còn 164 người nghi ngộ độc sau ăn cơm gà Trâm Anh đang nằm viện

Còn 164 người nghi ngộ độc sau ăn cơm gà Trâm Anh đang nằm viện

Y tế - 1 ngày trước

Bác sĩ Trịnh Ngọc Hiệp, Phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa cho biết, tất cả các bệnh nhân phải nhập viện nghi ngộ độc sau ăn cơm gà quán Trâm Anh (đường Bà Triệu, Nha Trang) sức khỏe đã ổn định.

Uống nhầm thuốc giảm cân của chị gái mua trên mạng, bé 3 tuổi phải nhập viện cấp cứu

Uống nhầm thuốc giảm cân của chị gái mua trên mạng, bé 3 tuổi phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi ăn nhầm 7/14 viên thuốc giảm cân được chị gái mua ở trên mạng về, bé gái nôn nhiều, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, được đưa đi cấp cứu.

Vụ ngộ độc cơm gà: Số ca lên tới 345, xác định tác nhân gây bệnh

Vụ ngộ độc cơm gà: Số ca lên tới 345, xác định tác nhân gây bệnh

Y tế - 3 ngày trước

Kết quả cấy phân của 2 bệnh nhi ngộ độc thực phẩm nghi do ăn cơm gà, kết quả cho ra dương tính với vi khuẩn Salmonella, tác nhân chính gây nhiễm khuẩn đường ruột. Các ca ngộ độc tiếp tục tăng cao.

Bé gái 5 tuổi bị chó dữ cắn trọng thương vùng mặt

Bé gái 5 tuổi bị chó dữ cắn trọng thương vùng mặt

Y tế - 3 ngày trước

Sáng 15/3, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 cho biết, các bác sĩ Bệnh viện vừa tiến hành xử lý vết thương nặng ở vùng mặt cho một bệnh nhi do bị chó dữ tấn công.

Thông tin mới nhất vụ 222 người phải nhập viện sau ăn cơm gà ở Nha Trang

Thông tin mới nhất vụ 222 người phải nhập viện sau ăn cơm gà ở Nha Trang

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cơ quan chức năng đang tổ chức điều tra, xác định định rõ nguyên nhân và sẽ công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Đã có 222 người ngộ độc nhập viện, nghi do ăn cơm gà Trâm Anh ở Khánh Hoà

Đã có 222 người ngộ độc nhập viện, nghi do ăn cơm gà Trâm Anh ở Khánh Hoà

Y tế - 4 ngày trước

Đến chiều 14/3, các cơ sở y tế ở Khánh Hòa đã ghi nhận 222 trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm do ăn cơm gà tại quán gà ở TP Nha Trang.

Đi khám chữa răng, bé trai 8 tuổi nghịch ngợm nuốt cả kim diệt tủy

Đi khám chữa răng, bé trai 8 tuổi nghịch ngợm nuốt cả kim diệt tủy

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Trong quá trình diệt tủy răng, do bệnh nhi hiếu động nên kim diệt tủy đã bị rơi vào đường tiêu hóa.

22 trường hợp tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ tiếp tục gia tăng

22 trường hợp tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ tiếp tục gia tăng

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023

Sợi tóc thắt vào chân, bé gái 4 tháng tuổi suýt mất ngón

Sợi tóc thắt vào chân, bé gái 4 tháng tuổi suýt mất ngón

Y tế - 5 ngày trước

Một bé gái 4 tháng tuổi ở TP Vinh (Nghệ An) được người nhà đưa đến bệnh viện với ngón chân sưng đỏ do bị một sợi tóc rụng thắt vào.

Top