Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người đặt nền móng cho nền Y tế Cách mạng Việt Nam

Thứ hai, 14:07 12/10/2015 | Y tế

GiadinhNet - Trong suốt chặng đường gần 50 năm y nghiệp của mình, cố Bộ trưởng, Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, bác sĩ Vũ Văn Cẩn đã để lại cho các thế hệ sau tấm gương y dược sáng danh hiền tài, đức độ sáng ngời của thời đại Hồ Chí Minh. Lịch sử Y khoa nước nhà ghi nhận, đây là một trong những cán bộ y dược hàng đầu có công đặt nền móng cho nền Y học Cách mạng Việt Nam. Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Bộ trưởng Vũ Văn Cẩn, Báo Gia đình&Xã hội trân trọng giới thiệu bài viết của PGS.TS Phạm Lê Tuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế về những đóng góp y khoa quan trọng, nổi bật của bác sỹ Vũ Văn Cẩn đối với nền Y học Việt Nam.

 

Cố Bộ trưởng Bộ Y tế Vũ Văn Cẩn.
Cố Bộ trưởng Bộ Y tế Vũ Văn Cẩn.

 

Bác sỹ Vũ Văn Cẩn sinh ngày 15/10/1915 trong một gia đình nhà nho nghèo ở xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên- một vùng quê nổi tiếng văn hiến, giàu truyền thống yêu nước. Ngay từ nhỏ, cậu bé Cẩn đã được gia đình cho đi học chữ và được cả vùng quê này biết đến bởi khả năng thông minh, học giỏi lại chăm chỉ, chuyên cần…Năm 1936, chàng trai Vũ Văn Cẩn thi đậu vào Trường Đại học Y khoa Hà Nội. Trong những năm tháng trên giảng đường, anh đã rất tích cực tham gia phong trào sinh viên yêu nước. Anh cùng các bạn bè vận động sinh viên truyền bá Quốc ngữ, tuyên truyền nếp sống vệ sinh trong nhân dân lao động…

Cách mạng Tháng Tám thành công mở ra một chân trời mới cho đất nước. Chàng sinh viên Vũ Văn Cẩn gia nhập bộ đội, được cử làm Giám đốc Ban Y tế Giải phóng quân, rồi làm Giám đốc Ban Y tế Vệ quốc đoàn toàn quốc. Với chí tiến thủ, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, ngày 25/3/1946, bác sỹ Vũ Văn Cẩn (lúc này mang quân hàm Đại tá), được Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Quân y.

Có thể nói, thời điểm khi bác sỹ Vũ Văn Cẩn bắt tay vào xây dựng thì ngành Quân y đang ở con số không. Thiếu thốn trăm bề, nhưng với sự nỗ lực vượt khó, ông đã cùng đồng đội khắc phục, vượt qua mọi khó khăn thử thách! Bác sỹ Vũ Văn Cẩn là người đóng góp công sức xây dựng nền Y học Quân sự Cách mạng với hai nhiệm vụ cơ bản: Bảo vệ sức khỏe cho bộ đội, cứu chữa, điều trị cho thương, bệnh binh.

Các phương châm sáng tạo của bác sỹ Vũ Văn Cẩn đã góp phần to lớn vào tính hiệu quả hoạt động của ngành Quân y trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ và giai đoạn xây dựng đất nước trong hòa bình. “Lấy chính trị, tư tưởng làm gốc”- Đây chính là phương châm cơ bản của bác sỹ Vũ Văn Cẩn. “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải như người mẹ hiền”, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã thấm nhuần trong con người ông, để từ đó ông cùng các đồng chí, đồng nghiệp tạo dựng nên một đội ngũ cán bộ Quân y hùng hậu, có chất lượng, “vừa hồng vừa chuyên”.

 

Vào năm 2014, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Lễ truy tặng cố Thiếu tướng, Bác sĩ Vũ Văn Cẩn, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp. (Trong ảnh: PGS.TS. Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế trao hoa chúc mừng đại diện gia đình cố Bộ trưởng Vũ Văn Cẩn tại Lễ truy tặng). Ảnh: Văn Phan
Vào năm 2014, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Lễ truy tặng cố Thiếu tướng, Bác sĩ Vũ Văn Cẩn, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp. (Trong ảnh: PGS.TS. Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế trao hoa chúc mừng đại diện gia đình cố Bộ trưởng Vũ Văn Cẩn tại Lễ truy tặng). Ảnh: Văn Phan

 

Với cương vị Cục trưởng Quân y, ông đã có nhiều cống hiến quan trọng không những góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành Quân y mà còn dày công vun đắp mô hình kết hợp Quân - Dân y gắn với các hoạt động của ngành Y tế nói chung và ngành Quân y nói riêng. Khi Cục Quân y chuyển lên Việt Bắc, ông tham gia thành lập Phòng Quân y dược, góp phần tạo dựng một đội ngũ cán bộ Quân y kịp thời phục vụ chiến trường ở các thời điểm ác liệt nhất. Trong kháng chiến chống Pháp từ năm 1947-1954, ông trực tiếp tham gia nhiều chiến dịch, phục vụ cứu chữa bộ đội từ các chiến dịch Biên giới, Trung du và đỉnh cao là ông đã chỉ đạo đảm bảo xuất sắc công tác Quân y trong chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bác sỹ Vũ Văn Cẩn là người rất tâm huyết với việc phối kết hợp giữa y học hiện đại với y học cổ truyền, góp phần đưa y học dân tộc lên tầm cao mới. Với những nỗ lực không mệt mỏi trong việc tuyên truyền, vận động của ông, mô hình các vườn thuốc Nam đã được phổ biến sâu rộng và được thực hiện trong tất cả các đơn vị, các Viện quân y… Các khoa Y học dân tộc trong các quân y viện, bệnh viện y học dân tộc quân đội đã trở thành nơi chữa trị và chỉ đạo tuyến, đưa chất lượng của việc kết hợp hai nền y học phát triển thêm vững mạnh…

Những tinh hoa của nền y học nước ngoài cũng đã được bác sỹ Vũ Văn Cẩn học tập, ứng dụng linh hoạt và được áp dụng vào thực tế chiến trường tại Việt Nam một cách sáng tạo nhất. Ông và các đồng nghiệp đã góp phần kiến tạo được những bậc thang điều trị có qui tắc, đảm bảo quân y theo khu vực, kết hợp chặt chẽ quân y với dân y, xây dựng ngành khoa học kỹ thuật đầu tiên trong quân đội lên chính quy, hiện đại.

Năm 1971, Bác sĩ - Thiếu tướng Vũ Văn Cẩn được Đảng, Nhà nước trao nhiệm vụ Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế; từ năm 1975 đến 1982, ông giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế. Nhận nhiệm vụ được một thời gian ngắn, cũng là lúc một số địa phương ở miền Bắc phải đối mặt với trận lụt lịch sử. Nhiều tỉnh thành ngập trong biển nước mênh mang, nguy cơ thiếu đói, dịch bệnh cận kề. Thời điểm này, tình hình y tế nông thôn cực kỳ khó khăn, trạm xá, bệnh viện tan hoang, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng…

Bản lĩnh người “Tổng chỉ huy” cầm quân lại được phát huy hơn bao giờ hết! Bộ trưởng Vũ Văn Cẩn đã xuống từng địa phương, vừa chỉ đạo trực tiếp vừa “cùng ăn cùng ở” với nhân dân để có được những quyết sách khắc phục kịp thời nhất những khó khăn, tồn tại. Mọi tầng lớp nhân dân lúc đó đã sát cánh cùng cán bộ y tế tham gia phục hồi công tác y tế nông thôn, đẩy lùi dần dịch bệnh. Cũng từ đây, nhiều điển hình, phong trào y tế tại các địa phương đã có chuyển biến tích cực mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân.

Năm 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Bộ trưởng Vũ Văn Cẩn đã khẩn trương cho khảo sát, đánh giá tình hình khám chữa bệnh tại các tỉnh, thành miền Nam để nắm được các vấn đề về dịch bệnh, môi trường sống, tổ chức lại hệ thống y tế cơ sở, đưa hoạt động này nhanh chóng đi vào ổn định… Chỉ một thời gian sau giải phóng, y tế miền Nam đã có những khởi sắc rõ rệt, hòa nhập với hoạt động y tế ở miền Bắc để thành một khối thống nhất, xuyên suốt.

Một dấu ấn của cố Bộ trưởng Vũ Văn Cẩn mà cho đến nay nhiều người không thể quên, đó chính là phong trào thi đua “Năm dứt điểm” mà ông khởi xướng, nhằm thực hiện các mục tiêu quan trọng của ngành Y tế nước nhà. Phong trào này đã phát triển sâu rộng khắp đất nước, mang lại hiệu quả vô cùng to lớn. Nhận thức về vai trò chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng đã được nâng cao, nhiều mô hình tiên tiến về chăm sóc sức khỏe đã được nhân rộng... Đây là một thành công đáng tự hào của nền Y tế nước nhà, trong đó cố Bộ trưởng Vũ Văn Cẩn đóng góp phần công sức không nhỏ.

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông cũng là dịp để mỗi người thầy thuốc chúng ta thêm tự hào, sống, làm việc có trách nhiệm hơn với sự nghiệp cao cả: Chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân.

 

Cố Bộ trưởng Bộ Y tế, GS Đỗ Nguyên Phương từng kể lại: “Khi anh Vũ Văn Cẩn  nhận nhiệm vụ quyền Bộ trưởng Bộ Y tế được ít ngày thì đã phải ứng phó với trận lũ lụt lớn cuối hè năm 1971, tàn phá nặng nề đồng bằng, một phần trung du miền núi phía Bắc. Tình hình y tế nông thôn hết sức khó khăn, phần lớn các công trình vệ sinh, các trạm y tế xã, nhiều bệnh viện và hiệu thuốc huyện bị hủy hoại, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, dịch bệnh đe dọa khắp nơi. Anh đã khẩn trương huy động lực lượng toàn ngành đi đến các vùng lũ lụt. Bản thân anh, vừa chỉ đạo, vừa trực tiếp đến nơi bị thiệt hại nặng nề nhất, ăn, ở tại xã, đến từng thôn, từng nhà, kiểm tra, giúp đỡ khắc phục hậu quả. Anh động viên tinh thần tự lực cánh sinh, vận động mọi tầng lớp nhân dân cùng ngành tham gia phục hồi công tác y tế nông thôn…”.

 

Quá trình công tác của Bộ trưởng Vũ Văn Cẩn

- 2/9/1945: Giám đốc Ban Y tế Vệ quốc đoàn.

- 3/1946: Đại tá, Cục trưởng Cục Quân y.

- 1960: Thứ trưởng Bộ Y tế.

- 1965: Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần kiêm Cục trưởng Cục Quân y, quân hàm Thiếu tướng.

- 1971: Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, Bí thư Đảng đoàn Bộ Y tế.

- 1975-1982: Bộ trưởng Bộ Y tế.

Khen thưởng:

Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhất, các Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

PGS.TS Phạm Lê Tuấn (Thứ trưởng Bộ Y tế)/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 8 giờ trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 18 giờ trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Y tế - 2 ngày trước

Sau lần quan hệ ngoài luồng, không an toàn, người đàn ông luôn nghĩ bản thân mắc bệnh lây nhiễm tình dục, khi khám được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Bị cuốn vào gầm máy cày, người đàn ông bị vỡ ngực, tình trạng nguy kịch

Bị cuốn vào gầm máy cày, người đàn ông bị vỡ ngực, tình trạng nguy kịch

Y tế - 2 ngày trước

Trong lúc cày ruộng, người đàn ông ở Bắc Giang bị cuốn vào gầm máy cày, bị các lưỡi phay chém vỡ nát xương ức, đứt động mạch ngực, dập thủy phổi và màng tim...

Cấp cứu bệnh nhân thủng ruột do uống thuốc còn nguyên vỉ

Cấp cứu bệnh nhân thủng ruột do uống thuốc còn nguyên vỉ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Liên tiếp 3 bệnh nhân nhập viện vì nhiễm trùng ổ bụng, thủng ruột do uống thuốc còn nguyên vỉ.

Bố mẹ tự ý cho con dừng thuốc khi đang điều trị bệnh, bé 5 tuổi nguy kịch

Bố mẹ tự ý cho con dừng thuốc khi đang điều trị bệnh, bé 5 tuổi nguy kịch

Y tế - 5 ngày trước

Thấy tình trạng huyết khối của con được cải thiện, bố mẹ bé trai tự ý dừng thuốc khiến trẻ biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Bị chó nhà hàng xóm tấn công lúc đang quét ngõ, cụ bà phải khâu gần 70 mũi

Bị chó nhà hàng xóm tấn công lúc đang quét ngõ, cụ bà phải khâu gần 70 mũi

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, tất cả các vết thương đều hở, chảy nhiều máu nên phải khâu gần 70 mũi.

Cô gái 26 tuổi tổn thương não sau 10 ngày uống thuốc giảm cân mua trên mạng

Cô gái 26 tuổi tổn thương não sau 10 ngày uống thuốc giảm cân mua trên mạng

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 26 tuổi đột ngột mất thị lực, tổn thương não sau 10 ngày uống thuốc giảm cân. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc chất cấm Sibutramine có trong sản phẩm chị mua trên mạng.

Top