Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngoài cá, hải sản, chất độc phenol còn có trong những loại thực phẩm nào?

Thứ hai, 17:58 13/06/2016 | Y tế

GiadinhNet – Nếu sử dụng với hàm lượng nhiều, phenol có thể gây phá hủy đường ruột, tử vong. Nếu tiếp xúc qua da có thể gây hỏng da. Đặc biệt, theo các chuyên gia về an toàn thực phẩm, phenol có trong nhiều loại thực phẩm con người dùng hàng ngày.

Chiều tối 13/6, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Hùng Long đã trả lời một số cơ quan báo chí về thông tin 30 tấn cá nục đông lạnh ở Quảng Trị có chứa hàm lượng phenol cao.


Kho đông lạnh cá nục chứa phenol tại Quảng Trị. Ảnh: Chi cục ATVSTP Quảng Trị

Kho đông lạnh cá nục chứa phenol tại Quảng Trị. Ảnh: Chi cục ATVSTP Quảng Trị

Theo đó, phenol là chất rắn không màu, màu trắng, có thể tạo thành dung dịch, có thể được tổng hợp hoặc tạo thành trong tự nhiên. Phenol được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp. Phenol cũng có trong nước, không khí do chất thải công nghiệp chứa thải ra, ngay trong nước ngầm cũng có phenol.

Con người có thể bị tiếp xúc với phenol qua rất nhiều đường khác knhau không khí, hít thở, đất, nước, nhiễm các nguồn nước ngầm, bề mặt. Ngay trong môi trường làm việc sản xuất các nilon, nhựa… đều có thể có phenol.

“Với thực phẩm, phenol có thể tìm thấy trong xúc xích, thịt hun khói, ba chỉ rán, gà rán, chè đen lên men. Phenol có thể có tự nhiên trong thực phẩm. Đặc biệt ở một số trái cây như cà chua, táo, lạc, chuối, cam, ca cao, nho đỏ, một số loại quả có màu sẵn có phenol, thậm chí với hàm lượng khá cao” – ông Nguyễn Hùng Long nói.


Ông Nguyễn Hùng Long - Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ y tế) trả lời báo chí chiều 13/6.

Ông Nguyễn Hùng Long - Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ y tế) trả lời báo chí chiều 13/6.

Trả lời câu hỏi về việc có tiêu chuẩn giới hạn của phenol trong thực phẩm, hải sản không, ông Nguyễn Hùng Long cho hay, tại các nước trên thế giới (EU, Nhật, Mỹ…), chưa một cơ quan, tổ chức nào quy định mức giới hạn của phenol trong hải sản. Cơ quan quản lý thực phẩm của Châu Âu (ESSA) có nghiên cứu về lượng ăn vào hàng ngày của cơ thể người qua thực phẩm là 0.18microgam/1kg thể trọng trên một ngày là an toàn.

“Trở lại với công bố của Quảng Trị, trước hết, Quảng Trị việc lấy 6 mẫu để làm, phát hiện 1 mẫu cá nục ít, với mức phát hiện 0,037mg/kg thì so sánh với mức 0,18 ở trên, một người Việt khoảng 50 – 55kg mà ngày nào cũng ăn 200gram (2 lạng) cá có chứa 0,037mg/kg thì vẫn ở dưới mức này, không có ảnh hưởng đến sức khỏe” – ông Long khẳng định. Hơn nữa, phenol có thể bay hơi, do đó khi chế biến thực phẩm, phenol có trong thực phẩm giảm nhiều chất độc.

Cũng theo ông Long, phenol không bao giờ được cho vào chế biến thực phẩm vì không có tác dụng gì, nhưng cũng có thể sử dụng phenol để tạo hương liệu cho thực phẩm vì nó gây mùi thơm.

Về tác động của phenol đối với sức khỏe, ông Long cho rằng, theo các nghiên cứu, hiện tại chưa có bằng chứng phenol gây ra ung thư. Viện nghiên cứu ung thư quốc tế, cơ quan quản lý môi trường của Mỹ cũng không xếp phenol vào nhóm hóa chất gây ung thư ở người. Liều gây chết 50% sinh vật thử nghiệm ở trên loài ngặm nhấm là 300 – 600mg/1kg thể trọng.

Nhưng, nếu sử dụng với hàm lượng nhiều, phenol có thể gây phá hủy đường ruột, tử vong. Nếu tiếp xúc qua da có thể gây hỏng da.

Tại Quảng Trị, hiện mới chỉ lấy một mẫu kiểm nghiệm là rất ít, do đó, UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các ngành liên quan tại tỉnh lấy thêm một số mẫu trong chính lô đã phát hiện phenol trước đó để kiểm nghiệm.

Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm cho biết hiện lô cá nục này đang hiện thời tạm dừng, chưa lưu thông, khi lấy thêm mẫu kiểm nghiệm nếu không cao hơn có thể lưu thông.

Sau khi Cục An toàn thực phẩm nhận được mẫu từ Quảng Trị sẽ gửi Viện Kiểm nghiệm ATTP Quốc gia kiểm nghiệm thêm. Thời gian kiểm nghiệm chỉ mất khoảng 1-2 ngày, và quy trình kiểm nghiệm khá đơn giản.

“Việc công bố của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Trị có thể hơi vội vàng. Đúng là phenol gây độc, nhưng phải dùng với liều cao mới gây ra độc như thế, còn không thể nói, cứ có mặt là gây độc được” – ông Nguyễn Hùng Long chia sẻ.

Theo ông Long, tất cả cơ quan chức năng, trước sự việc hoặc vấn đề có tác động sức khỏe con người, phải thận trọng, xem xét kỹ những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, mức độ nào rồi mới công bố, tránh tác động tiêu cực đến nhà sản xuất, kinh doanh, và cả người tiêu dùng.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, phenol là một tổ hợp nhiều chất, được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp, với vai trò là dung môi hữu cơ sản xuất thuốc nhuộm, làm dung môi sản xuất sơn, chất dẻo, sử dụng trong chất tạo màu.

Do là chất cấm nên không có nước nào trên thế giới quy định ngưỡng phenol an toàn trong thực phẩm.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế mới chỉ đề ra mức chuẩn phenol trong môi trường, cụ thể trong nước biển là 0,03mg/l và trong không khí 4mg/m3.

“Đã là chất độc, chất cấm dĩ nhiên là độc dù ít hay nhiều nhưng với hàm lượng 0,037mg/kg thì có đến mức cực độc gây hoang mang không thì tôi xin trả lời nó không quá nguy hại. Nhiều phương tiện nói chất cực độc là không đúng, nhiều chất cực độc hít phải có thể tử vong ngay nên trường hợp này gọi đúng là chất cấm”, PGS Thịnh nói

Theo PGS Thịnh, phenol là chất độc nhưng mức độ ảnh hưởng đến cơ thể thế nào còn phụ thuộc vào nồng độ hấp thụ, chưa kể phenol khi vào cơ thể sẽ được bài tiết một phần qua da, nước tiểu.

PGS Thịnh khuyên người dân không nên quá hoang mang. “Nếu gia đình nào cẩn trọng, khi mua cá về để giã đông tự nhiên, sau đó ngâm và rửa dưới nước sạch, nước ấm nhiều lần, nếu có phenol sẽ tan ra. Đặc biệt nên vứt bỏ da, các mô xốp như ruột, mang cá vì những mô này dễ nhiễm độc hơn”, PGS Thịnh đưa ra lời khuyên với người tiêu dùng.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 46 phút trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 19 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Top