Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nâng cao chất lượng truyền máu phòng lây nhiễm HIV/AIDS

Thứ hai, 18:19 01/12/2014 | Y tế

GiadinhNet - Theo Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, trong 20 năm (từ 1994 – 2014), cả nước tiếp nhận được 8.241.502 đơn vị máu. Đây thực sự là con số không hề nhỏ để phục vụ công tác điều trị cho người bệnh cần máu. Tính tới năm 2013, 95% lượng máu tiếp nhận được là từ người hiến máu tình nguyện. Nhưng vấn đề đặt ra là hàng triệu đơn vị máu đó đã thực sự an toàn hay chưa?

Những con số này cho thấy dấu hiệu đáng mừng vì ngày càng có nhiều người tham gia hiến máu tìnnh nguyện. Theo ước tính trong những năm gần đây ở nước ta, nỗi năm có hơn một triệu người bệnh được truyền máu và các chế phẩm máu như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương….

Điều đó cũng đặt ra cho những người làm công tác chuyên môn đứng trước thách thức làm sao đảm bảo chất lượng, an toàn trong truyền máu, phòng lây nhiễm các mầm bệnh như viêm gan B, C, giang mai, đặc biệt là HIV/AIDS – đây là vấn đề thách thức với công tác đảm bảo an toàn truyền máu trên quy mô toàn cầu.

Máu an toàn luôn là một thách thức trong truyền máu

Trong những năm qua, trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị lây nhiễm HIV sau khi được truyền máu, trong đó, đa phần là bệnh nhân mắc các bệnh về máu như Thalassemia, Hemophilia - những người thường xuyên phải truyền máu. Ngay cả những nước có nền y học phát triển, áp dụng kĩ thuật hiện đại vẫn có những trường hợp lây nhiễm HIV qua đường truyền máu như: ở Mỹ hơn 6.000 bệnh nhân Hemophilia nhiễm HIV qua đường truyền máu, Pháp có hơn 4.000 ca lây nhiễm. Ở Châu Á, Nhật Bản là một quốc gia có nền y học phát triển hàng đầu, cũng đã phát hiện tới hơn 1.400 ca nhiễm HIV qua đường truyền máu...

Để bảo đảm an toàn cho người nhận máu không bị lây nhiễm các bệnh qua đường truyền máu, việc xét nghiệm sàng lọc những tác nhân gây bệnh được xem là một trong những giải pháp quan trọng. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tất cả các đơn vị máu tiếp nhận đều phải trải qua sàng lọc bắt buộc với HIV, Viêm gan B và C, giang mai trước khi đưa vào sử dụng.

Việc cải thiện chất lượng xét nghiệm sàng lọc máu đã và đang được nhiều nước quan tâm, đầu tư và triển khai áp dụng các kĩ thuật hiện đại. Ngoài việc áp dụng những kĩ thuật sàng lọc huyết thanh như ELISA, miễn dịch phát quang... trong việc sàng lọc máu, nhiều nước đã sử dụng kĩ thuật sinh học phân tử (NAT) hiện đại, có độ nhạy cao nhằm rút ngắn giai đoạn “cửa sổ” – khoảng thời gian không phát hiện được bằng kỹ thuật huyết thanh học.

Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về đảm bảo an toàn truyền máu phòng lây nhiễm HIV/AIDS, nước ta đã có những biện pháp quyết liệt trong sàng lọc máu. Theo thông tư số 26/2013/TT-BYT về Hướng dẫn hoạt động truyền máu của Bộ Y tế, từ năm 2015 sẽ triển khai bắt buộc việc để sàng lọc HIV, viêm gan B, viêm gan C bằng kĩ thuật sinh học phân tử (NAT) với các đơn vị máu trước khi sử dụng ở tất cả các cơ sở truyền máu ở 4 khu vực Hà Nội, Thừa Thiên - Huế, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Lộ trình tiến tới năm 2018, cả nước sẽ áp dụng kĩ thuật NAT trong xét nghiệm sàng lọc máu.

Trong những năm qua chúng ta đã thực hiện và áp dụng tốt 5 chiến lược của Tổ chức Y tế thế giới trong đảm bảo an toàn truyền máu. Đó là tập trung hóa, xây dựng các trung tâm truyền máu lớn ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thừa Thiên - Huế, Cần Thơ...để đảm bảo công tác tiếp nhận và điều phối máu trong khu vực. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hiến máu, tới năm 2013, 95% lượng máu tiếp nhận trên cả nước là từ người hiến máu tình nguyện.

Người hiến máu tình nguyện có lối sống lành mạnh, ít nguy cơ nhiễm bệnh luôn là nguồn cung cấp máu an toàn nhất đảm bảo phòng ngừa lây truyền bệnh qua truyền máu. BSCKII Phạm Tuấn Dương, Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết: “Một trong những giải pháp quyết định và bền vững để đảm bảo an toàn truyền máu đó chính là tuyên truyền, vận động những người khỏe mạnh tham gia hiến máu, không có hành vi, nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh qua đường truyền máu; hạn chế tiếp nhận máu từ người nhà và người cho máu chuyện nghiệp; tiến tới mục tiêu 100% đơn vị máu tiếp nhận từ người hiến máu tình nguyện, an toàn”.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh, hiện đã có 70% lượng máu toàn phần trong cả nước được sản xuất thành các chế phẩm máu. Việc sử dụng các chế phẩm máu điều chế từ máu toàn phần, hạn chế sử dụng máu toàn phần trong quá trình điều trị giúp nâng cao hiệu quả điều trị, tăng cường chất lượng thành phần máu mà người bệnh thiếu, cần bổ sung và giảm bớt các thành phần máu không cần thiết, thậm chí không có lợi cho người bệnh.

Việc loại bỏ bạch cầu trong chế phẩm máu, ngoài việc giúp giảm bớt các phản ứng của cơ thể đối với bạch cầu, còn góp phần giảm bớt nguy cơ lây truyền các vi rút ký sinh trong bạch cầu (HIV, CMV,…). Đồng thời, việc triển khai công tác quản lý chất lượng hoạt động cung cấp và sử dụng máu, đảm bảo mọi hoạt động được thực hiện một cách tốt nhất theo quy định và được kiểm soát chặt chẽ cũng là biện pháp mang tính nền tảng đảm bảo chất lượng truyền máu.

Như vậy, với những nỗ lực không chỉ riêng của ngành y tế, ngành truyền máu mà của cả cộng đồng, tin tưởng rằng, công tác phòng lây nhiễm HIV/AIDS qua đường truyền máu ngày càng được quan tâm, thực hiện tốt hơn. Để người bệnh nhận mỗi đơn vị máu, phải thực sự là đơn vị máu chất lượng, là phương thuốc an toàn giúp cứu sống họ qua cơn hiểm nghèo.

Mai Ly

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 19 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top