Hà Nội
23°C / 22-25°C

Năm 2018, Lai Châu triển khai thí điểm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV tại 3 cơ sở y tế

Thứ hai, 15:00 20/08/2018 | Y tế

GiadinhNet – Việc giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, đặc biệt là tại các cơ sở y tế là cần thiết để đạt mục tiêu 90 -90 -90 và chấm dứt AIDS vào năm 2030 của Việt Nam nói chung và Lai Châu nói riêng.


Cán bộ Trạm y tế xã Mường Cang, huyện Than Uyên (Lai Châu) tuyên truyền nhân dân trong xã về các biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV.

Cán bộ Trạm y tế xã Mường Cang, huyện Than Uyên (Lai Châu) tuyên truyền nhân dân trong xã về các biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV.

Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan HIV tại cơ sở y tế đang được xác định là một trong những rào cản quan trọng nhất, khiến người có hành vi nguy cơ cao, người nhiễm HIV không tiếp cận các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm phát hiện HIV, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.

Năm 2018, tỉnh Lai Châu cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV tại 3 cơ sở y tế.

Đối với tỉnh Lai Châu, công tác phòng chống HIV/AIDS được triển khai một cách toàn diện từ truyền thông, can thiệp, điều trị Methadone, dự phòng lây truyền mẹ con, tư vấn, xét nghiệm… Tính đến ngày 30/6/2018 lũy tích nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh là 3.258 trường hợp, trong đó số nhiễm HIV được phát hiện trong 6 tháng đầu năm 2018 là 74 trường hợp, lũy tích số người tử vong do AIDS là 1.460 người, tỷ lệ nhiễm HIV còn sống là 1.707 trường hợp, số có mặt ở địa phương là 1.526 trường hợp. Như vậy số người nhiễm HIV trong cộng đồng chưa được quản lý và tiếp cận các dịch vụ điều trị vẫn còn. Một trong những nguyên nhân mà người nhiễm HIV/AIDS chưa tiếp cận chương trình điều trị là sự tự kỳ thị của người nhiễm, sự kỳ thị và phân biệt đối xử xuất phát từ các cơ sở y tế. Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV tại cơ sở y tế đang được xác định là một trong những rào cản lớn để người có hành vi có nguy cơ cao, người nhiễm HIV tiếp cận các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS. Nguyên nhân dẫn đến sự phân biệt kỳ thị và phân biệt đối xử trong cơ sở y tế: Nhân viên y tế muốn biết ai nhiễm HIV để họ cẩn trọng hơn; sợ bị lây nhiễm HIV; một số nhân viên y tế cảm thấy rằng họ có quyền biết ai là người nhiễm HIV, coi như là cách để bảo vệ bản thân họ không bị phơi nhiễm HIV…

Các loại hình dễ phát sinh kỳ thị và phân biệt: Xét nghiệm HIV thường quy trước khi tiến hành phẫu thuật; nhân viên y tế liền lúc mang hai gang tay khi cung cấp dịch vụ thường quy cho các bệnh nhân nhiễm HIV; hồ sơ bệnh án hoặc giường bệnh bị đánh dấu làm lộ tình trạng nhiễm HIV của bệnh nhân hoặc quần áo bệnh viên có màu khác; nhân viên y tế y tiết lộ tình trạng nhiễm HIV của bệnh nhân cho người khác mà chưa được sự đồng ý của bệnh nhân; chuyển bệnh nhân nhiễm HIV về tuyến cơ sở mà không tham vấn ý kiến của bệnh nhân; làm xét nghiệm HIV và sử dụng thêm găng tay và khẩu trang để đỡ đẻ cho phụ nữ nhiễm HIV; giặt quần áo của bệnh nhân nhiễm HIV hoặc sử dụng ngôn ngữ xúc phạm với bệnh nhân nhiễm HIV và nhóm nguy cơ cao.

Theo ông Trịnh Hồng Hải, Phó Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Lai Châu, Chương trình giảm sự kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ sở y tế được triển khai thí điểm tại 3 cơ sở trên địa bàn tỉnh như Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế Tam Đường, Trung tâm Y tế huyện Than Uyên. Trong đó, sẽ triển khai các hoạt động như tuyên truyền đến người thân, cộng đồng không được kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS; thành lập các nhóm CBO (nhóm tổ chức dựa vào cộng đồng) để vận động, tư vấn người nhiễm tham gia điều trị; phối hợp với các cơ quan báo đài tuyên truyền về chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV; hướng dẫn các cơ sở y tế tuyến dưới thực hiện các hoạt động chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV...

Ngày 26/12/2017 Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-BYT về việc tăng cường hoạt động giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong các cơ sở y tế. Trong đó, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành căn cứ vào hướng dẫn của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, xây dựng hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV dựa vào tình hình thực tế của đơn vị, tổ chức triển khai các hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV theo kế hoạch được phê duyệt.

Tổ chức tập huấn về giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV, dự phòng chuẩn trong các cơ sở y tế cho các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; rà soát lại các quy trình cung cấp dịch vụ dễ phát sinh kỳ thị và phân biệt đối xử liên đến HIV trong các cơ sở y tế như quy trình xét nghiệm HIV và trả kết quả xét nghiệm; quy trình khám bệnh, chữa bệnh; quy trình lưu trữ hồ sơ, bệnh án; quy trình bảo mật thông tin cá nhân người bệnh, qua đó điều chỉnh cập nhật cac quy trình để trành kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Xây dựng và phổ biến bộ quy tắc thực hành về chống kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS hoặc lồng ghép các nội dung chống kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS trong quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Khuyến khích sự tham gia vào các nhóm cộng đồng, người nhiễm HIV vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và theo dõi giám sát việc thực hiện giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV tại các cơ sở y tế. Đồng thời, theo dõi, giám sát thường xuyên hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong các cơ sở y tế; định kỳ đánh giá và sơ kết, tổng kết để làm cơ sở cho việc xây dựng và điều chỉnh hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.

TA (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 16 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top