Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mở tiệc ăn mừng vì con “âm tính”

Thứ hai, 13:26 01/07/2013 | Y tế

GiadinhNet - Mỗi năm, cả nước có khoảng 5.000 trường hợp phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV. Với tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con trung bình từ 30-40%, tức là mỗi năm nước ta có khoảng 2.000 trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV.

Mở tiệc ăn mừng vì con “âm tính” 1

Phụ nữ mang thai cần được hướng dẫn xét nghiệm HIV. Ảnh: TG

 
Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai nhiễm HIV được chăm sóc và điều trị dự phòng kịp thời, tỷ lệ này sẽ giảm xuống dưới 5%.
 
Mười tám tháng dài như thế kỉ

Chị Trần Thị Mai (TP Điện Biên, tỉnh Điện Biên) và chồng đều nhiễm HIV. Mặc dù gặp bệnh hiểm nghèo nhưng hai vợ chồng chị Mai đều khao khát có đứa con. Rồi niềm vui ập đến khi chị Mai có bầu, nhưng song hành với niềm hạnh phúc là nỗi lo sợ con cũng “dính”. Được các bác sĩ tư vấn, chị Mai đã tuân thủ chỉ định điều trị dự phòng. Bé Bi ra đời trong hy vọng mong manh của bố mẹ.

Mười tám tháng chờ đợi để làm xét nghiệm dài dằng dặc như hàng thế kỷ. Những lúc con ho, sốt, hai chữ “dương tính” lại ám ảnh giấc ngủ vốn chưa bao giờ tròn đêm từ ngày chị mang bầu. “Trời thương, ngày em cầm trên tay phiếu xét nghiệm con “âm tính”, bố mẹ hai bên, vợ chồng mừng trào nước mắt” – chị Mai nhớ lại. Chị Mai giữ tờ giấy xét nghiệm như một báu vật. “Con em được sinh ra một lần nữa, chị ạ!”, người mẹ trẻ xúc động nói.

Chị Mai là 1 trong 5 trường hợp bà mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây nhiễm mẹ - con và con sinh ra đã có kết quả âm tính với HIV ở nhóm Hoa Hướng Dương, TP Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Theo các bác sĩ, nhiều bà mẹ mang thai bị nhiễm HIV khi chưa được tư vấn thường sống trong tâm trạng tuyệt vọng. Vợ chồng chị Thuận (Đồ Sơn – Hải Phòng) cùng bị nhiễm HIV. “Sáu tháng đầu thai kỳ, em sống trong nỗi thất vọng, chán chường, lúc nào cũng suy nghĩ mình mang họa cho con”, chị Thuận nói. Nhưng rồi, được các bác sĩ tận tình động viên, chị Thuận đã chịu khó uống thuốc và tuân thủ những chỉ dẫn y tế. Thời gian đầu mới sinh con, dù rất muốn nhưng chị Thuận vẫn không cho con bú mà cho bé uống sữa ngoài. 18 tháng trôi qua, đến ngày bé đủ điều kiện đi làm xét nghiệm và nhận kết quả “âm tính”. “Biết tin, nhà em mở tiệc ăn mừng luôn chị ạ!”, Thuận sung sướng nói.
 
Cần tuân thủ chặt chẽ lời khuyên bác sĩ

TS Đỗ Duy Cường, Trưởng phòng Điều trị ngoại trú, Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai cho biết: Khoa có 1.300 bệnh nhân HIV ngoại trú, với 30% là nữ, trong số đó có nhiều phụ nữ mang thai. Hầu hết con của bệnh nhân HIV đã sinh an toàn với kết quả âm tính. Đó là niềm vui của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cũng như của các bác sĩ.

Cũng theo TS Cường, khi bệnh nhân tuân thủ những chỉ định của bác sĩ, tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con là rất ít. Họ được can thiệp dự phòng kịp thời, tuân thủ các quy trình chăm sóc từ mẹ sang con như tham vấn, xét nghiệm, uống thuốc dự phòng và dùng sữa ngoài thay thế sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu cho đến việc theo dõi, điều trị cho trẻ sau sinh.

Theo tính toán của các chuyên gia, tại Việt Nam, nếu không có bất kỳ can thiệp nào nhằm ngăn chặn sự lây truyền HIV từ mẹ sang con, tỷ lệ lây truyền là từ 35 - 40%, tương ứng khoảng 2.000 trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ mẹ. Tuy nhiên, nếu được can thiệp kịp thời và toàn diện, con số này có thể giảm xuống dưới 5%, thậm chí dưới 2%. Có nghĩa là mỗi năm chúng ta có thể cứu được từ 1.800 - 1.900 cháu bé khỏi nhiễm HIV.

TS. Đỗ Duy Cường cho rằng, phụ nữ mang thai nhiễm HIV hoàn toàn có thể sinh ra trẻ không bị nhiễm HIV nếu được điều trị ARV sớm hoặc điều trị dự phòng sớm; được sinh đẻ an toàn; con được điều trị dự phòng; được nuôi dưỡng an toàn. Vì thế, phụ nữ mang thai cần xác định tình trạng nhiễm HIV của mình trước khi có kế hoạch sinh đẻ để có các can thiệp dự phòng kịp thời, đầy đủ; cần xét nghiệm HIV sớm ngay trong lần khám thai đầu tiên. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV cần chủ động đến các cơ sở cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con để được chăm sóc và điều trị phù hợp.
 
Phụ nữ mang thai nhiễm HIV cần:

Tăng số bữa ăn hàng ngày; tăng chất để bảo đảm sự phát triển của mẹ và con.
 
Cần ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng trong một ngày: Nhóm bột đường (có trong cơm, bánh mì, bắp…); nhóm thức ăn giàu đạm (có trong thịt, cá, tôm, sữa, đậu); nhóm chất béo (có trong dầu ăn, bơ, đậu phộng…); nhóm vitamin và khoáng chất (có trong rau quả, trứng, sữa, trái cây…).
 
Ăn đủ 4 nhóm với lượng vừa phải, riêng rau quả có thể dùng nhiều.
 
Nên ăn nhiều lần trong ngày để hấp thu tốt (4 - 6 lần/ngày); không bỏ bữa, không ăn qua loa hoặc chỉ uống nước cho no.
Không nên hút thuốc lá, uống rượu.

Không nên uống thuốc nếu không có chỉ định của thầy thuốc.

* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.
Thiện Ân – Trần Tươi
quynhupbaoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top