Hà Nội
23°C / 22-25°C

Máu bệnh nhân HIV bắn lên cổ tay bác sỹ, có khả năng dây vào mắt...

Thứ sáu, 08:29 10/07/2015 | Y tế

GiadinhNet - 18 y, bác sỹ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV sau khi hết lòng cấp cứu cho một bệnh nhân có HIV đã ngừng tim. “Bệnh nhân vào bệnh viện trong tình trạng người đầy máu, mạch không bắt được, huyết áp không đo được, thở ngáp cá, trụy tuần hoàn… Nếu bác sỹ chỉ chậm vài giây để đi găng tay thì bệnh nhân có thể vĩnh viễn rời xa cuộc sống”, một bác sỹ tham gia ca phẫu thuật trải lòng!

Bệnh nhân nguy cơ tử vong trong giây lát

BS Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thuật lại ca mổ hy hữu vừa diễn ra tại đây, hiện đang được dư luận rất quan tâm chú ý: “Ngày 4/7, bệnh nhân N.T.T.H (SN 1979, quê ở Quảng Ninh) được đưa đến bệnh viện trong tình trạng rất nguy kịch, trên người đầy máu. Các bác sỹ nhanh chóng bắt mạch nhưng không bắt được, huyết áp không thể đo, trụy tuần hoàn… Xác định bệnh nhân có thể tử vong trong giây lát, không thể di chuyển nên toàn bộ kíp trực hôm ấy nhanh chóng ép tim, lấy ven truyền dịch và quyết định vừa tiến hành hồi sức, vừa tiến hành cầm máu, phẫu thuật”.

BS Nguyễn Duy Ánh cho biết, toàn bộ kíp phẫu thuật hoàn toàn không biết bệnh nhân có HIV, gia đình bệnh nhân cũng không hề thông báo điều này. Trong khi đó, vì tình huống quá khẩn trương để tiến hành cấp cứu, các y, bác sỹ đã không kịp mang phương tiện phòng hộ lây nhiễm nào. Theo BS Nguyễn Duy Ánh, việc trang bị phương tiện phòng hộ lây nhiễm HIV của bệnh viện rất đầy đủ. Hàng tuần, bệnh viện vẫn có các bệnh nhân HIV vào khám, chữa bệnh và các quy trình đều được tuân thủ. Để phòng chống lây nhiễm, cán bộ y tế cần đeo hai lần găng tay, đi ủng, đội mũ, đeo tạp dề, khẩu trang y tế. Tuy nhiên, trong tình huống bệnh nhân đối mặt với tử thần chỉ tính bằng giây, các bác sỹ đã không kịp nghĩ đến việc bảo hộ phòng chống  bệnh lây truyền.

BS Bùi Bích Ngọc - chuyên gia gây mê có mặt tại ca trực hôm đó cho biết: “Lúc gây mê cho bệnh nhân, tôi cũng bị dính máu nhưng không có xây xát nên cũng đỡ lo hơn. Những ngày sau đó, gia đình, bạn bè đều gọi điện hỏi thăm, an ủi. Với chúng tôi, việc tiếp xúc với những sản phụ có HIV không phải là hiếm gặp, nhưng thường có hồ sơ bệnh nhân từ trước nên chúng tôi chủ động cách dự phòng lây nhiễm…”.

Đại diện Sở Y tế TP Hà Nội trao Bằng khen đột xuất cho các thầy thuốc đã tham gia ca phẫu thuật đặc biệt.  	Ảnh: P.H
Đại diện Sở Y tế TP Hà Nội trao Bằng khen đột xuất cho các thầy thuốc đã tham gia ca phẫu thuật đặc biệt. Ảnh: P.H

Không hề giận người nhà bệnh nhân!

ThS.BS Nguyễn Biên Thùy - người trực và tiếp xúc với bệnh nhân chia sẻ: “Đây là trường hợp cấp cứu đặc biệt nên chúng tôi không thể kịp mang bảo hộ như các ca cấp cứu thông thường. Vì tính mạng của bệnh nhân được tính từng giây, không thể chậm trễ. Kể cả có mang bảo hộ nhưng trong lúc tối cấp như vậy, găng tay thì ngắn mà máu bệnh nhân bắn lên tận cổ tay, thậm chí có khả năng dây vào mắt”.

Tham gia ca phẫu thuật ấy có 30 bác sỹ, điều dưỡng, nhưng trong đó có 18 người là gặp nguy cơ cao khi tiếp xúc trực tiếp với máu của bệnh nhân. Chia sẻ với PV khi được hỏi: “Có giận người nhà bệnh nhân khi họ không báo trước về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để chuẩn bị kỹ hơn không?”, BS Nguyễn Biên Thùy cười buồn: “Cũng không thể trách được vì họ có quyền không tiết lộ bệnh tình của mình. Hơn nữa, chắc họ nghĩ rằng nếu nói ra thì bác sỹ sẽ không kịp thời cấp cứu cho người nhà của họ vì kỳ thị, sợ hãi. Tuy nhiên, người thầy thuốc  nào cũng vậy, đứng trước bất kỳ người bệnh nào, chúng tôi cũng sẽ làm hết sức mình. Cứu người - đó là trách nhiệm của chúng tôi, nhất lại là trong trường hợp đặc biệt…”.

BS Lưu Quốc Khải - Trưởng khoa Đẻ (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) kể lại: “Tôi đang đưa con đi học thì nhận được cuộc gọi thông báo có bệnh nhân trong tình trạng ngừng tim, cơ hội sống rất thấp. Tôi để con ở cổng trường và đến ngay bệnh viện. Nhìn qua thấy bệnh nhân đã có dấu hiệu ngừng tuần hoàn. Phẫu thuật di chuyển rất khó, không có cơ hội chuyển sang phòng mổ. Các đồng nghiệp phụ trách hồi sức đã làm rất tốt trong điều kiện gấp gáp như thế khi bệnh nhân đã có nhịp tim trở lại. Khi tôi đang phẫu thuật thì nghe tin bệnh nhân bị HIV, tất cả sững mất mấy giây, đó là bản năng nghề nghiệp. Nhưng ngay sau đó, mọi việc vẫn triển khai như chưa có gì xảy ra. Thầy thuốc nào trong hoàn cảnh như vậy thì cũng hành động thế thôi, người bệnh là trên hết”.

 

BS. Lưu Quốc Khải - Trưởng khoa Đẻ, BV Phụ sản Hà Nội thăm hỏi bệnh nhân NTH sau khi phẫu thuật.

BS. Lưu Quốc Khải - Trưởng khoa Đẻ, BV Phụ sản Hà Nội thăm hỏi bệnh nhân NTH sau khi phẫu thuật.

Để bác sỹ an toàn khi tham gia cấp cứu

Chiều 9/7, đại diện Bộ Y tế đã đến dự lễ trao tặng Bằng khen đột xuất cho các cá nhân tham gia kíp mổ. Lễ tôn vinh này do Sở Y tế Hà Nội chủ trì. PGS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Hiện cả nước có khoảng 220.000 bệnh nhân HIV. Hàng ngày, các y, bác sỹ vẫn thường xuyên chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhân ấy. Những tình huống như của bệnh nhân N.T.T.H không nhiều. Việc các y, bác sỹ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã quên mình cứu chữa cho người bệnh là việc làm đáng biểu dương.

Còn ông Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhìn nhận về sự việc một cách khá công bằng. Ông cho rằng, đây là dịp đáng tôn vinh các bác sỹ đã hết lòng cứu chữa bệnh nhân, nhưng đồng thời cũng là dịp để nhắc nhở họ cần chuẩn bị tốt hơn, kỹ lưỡng hơn để luôn sẵn sàng đối mặt với các ca cấp cứu trong mọi tình huống mà vẫn đảm bảo an toàn cho chính mình.

Nhân dịp này, Sở Y tế Hà Nội đã trao tặng Bằng khen đột xuất cho 19 cá nhân tham gia vào kíp mổ cứu sống bệnh nhân N.T.T.H (bao gồm 18 cán bộ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và một học viên). Hiện 19 người tham gia trực tiếp vào kíp mổ đã được làm các xét nghiệm, uống thuốc dự phòng lây nhiễm. Các bác sỹ cho biết, rất may là bệnh nhân đang được điều trị ARV nên số lượng virus HIV trong máu sẽ thấp và nguy cơ lây nhiễm không cao như các bệnh nhân HIV không được điều trị ARV. Toàn bộ các y, bác sỹ trên sẽ được tận tình theo dõi và làm các xét nghiệm, điều trị trong vòng 6 tháng khi có kết quả cuối cùng.

 

BS Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc bệnh viện cung cấp thêm thông tin: “Bệnh nhân này có hoàn cảnh khá đặc biệt. Chồng chị đã mất vì AIDS, hiện chị đang nuôi con 10 tuổi. Việc cấp cứu, đưa chị trở về với cuộc sống để làm mẹ, chăm lo cho con thơ. Đó là hạnh phúc của người thầy thuốc chúng tôi. Hiện bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe và được ra viện rồi”.

P.Hoàng - H.Nam/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thần kỳ cô gái 21 tuổi được ghép phổi đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Thần kỳ cô gái 21 tuổi được ghép phổi đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Y tế - 30 phút trước

GĐXH - Sau 50 ngày được chăm sóc hậu phẫu tại Trung tâm Ghép phổi – Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh Phạm Anh Thư đã hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 1 ngày trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Top