Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mầm sống từ cõi... hư vô

Thứ bảy, 18:30 02/02/2019 | Y tế

GiadinhNet - Gần 4.000 ca ghép tạng trong thời gian qua là chừng ấy con người được một lần nữa gieo mầm sống, hồi sinh. Chính họ cũng là người nối tiếp mạch nguồn sự sống, ước vọng của những người đã hiến tặng một phần thân thể…


Trái tim của anh Nguyễn Ngọc Khiêm từ Hà Nội được khẩn cấp vào Bệnh viện Trung ương Huế.Ảnh: TL

Trái tim của anh Nguyễn Ngọc Khiêm từ Hà Nội được khẩn cấp vào Bệnh viện Trung ương Huế.Ảnh: TL

Hành trình nối dài thương yêu

Huế, tháng 4/2018: “Ông bị giãn cơ tim giai đoạn cuối, phải bỏ máy trợ tim để cứu lấy mạng sống mình thôi, ông Tuấn ạ!”. Ông Trần Tuấn (52 tuổi, ở Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) lặng người khi nghe lời nói chậm rãi của vị bác sĩ. “Có khi số phận đã an bài rồi. Liệu có qua nổi cái Tết này không?” - ông Tuấn nghĩ.

Ông Tuấn nói, ông đã chuẩn bị cho thông tin này từ 2 năm trước khi bắt đầu có những triệu chứng như mờ mắt, run tay... rồi nhận kết quả chẩn đoán suy tim từ Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện Trung ương Huế). Vậy là người đàn ông làm nghề xây dựng đang khoẻ mạnh, bỗng nhiên phải đeo trong mình máy trợ nhịp tim mới có thể thở bình thường. Thiếu nó, ông không thể nào lao động để đảm đương vai trụ cột trong gia đình.

“Giá mà mình được thay tim” - ông Tuấn tự nói với mình. Nhưng khó lắm. “Làm gì mấy ai hiến tim. Hiến tim tức là người ta chết để mình sống. Chắc gì có tim rồi lại phù hợp với mình mà ghép. Thôi... Nhưng mình chết rồi, vợ con sẽ ra sao đây?” - trái tim đau, yếu, nhưng trí não người đàn ông hơn 50 tuổi này đầy những giằng xé. Bế tắc. Vô vọng…

Hà Nội, ngày 5/5/2018: Trên đường đi làm về, người đầu bếp trẻ tuổi có cái tên rất đẹp Nguyễn Ngọc Khiêm (29 tuổi, quê ở Hưng Hà, Thái Bình) gặp cơn đau đầu dữ dội khiến anh ngã quỵ. “Bác sĩ nói anh bị phình mạch máu não. Anh hôn mê, rồi chết não khi được đưa vào Bệnh viện Việt Đức”, chị Nguyễn Thị Thu Hằng (SN 1992, vợ anh Khiêm) nói.

Một bác sĩ nói với chị Hằng về tình trạng sức khoẻ của anh Khiêm và thuyết phục chị cùng gia đình về việc hiến mô, tạng của bệnh nhân. Đó là lần đầu người phụ nữ mới 26 tuổi, mẹ của 2 con gái (4 tuổi, 2 tuổi) nghe tới khái niệm đó.

“Chồng mình không thể cứu được nữa. Nhưng giác mạc, tạng đang khoẻ mạnh của anh có thể đem lại ánh sáng, hơi thở cho 6 người khác” - trong tâm trí rối bời suy sụp của chị Hằng khi ấy, chỉ còn những dữ liệu ít ỏi. Chị gọi điện về ngay cho mẹ chồng chuyển tải chừng đó suy nghĩ, dự định.

“Nhà chồng tôi 4 đời nay trông chùa nên nghe vậy, mẹ tôi đồng ý ngay lập tức” - chị kể. “Người cũng không cứu được nữa rồi vậy có mang về thì tim, gan vài hôm cũng thành đất cả. Thay vì thế mình làm việc thiện, không đòi hỏi gì cả, chỉ cần biết con mình vẫn còn tiếp tục sống” - bà Đinh Thị Thông, mẹ anh Khiêm lau nước mắt quyết định.

Ở vùng quê Hưng Hà của bà Thông, gia đình bà là trường hợp đầu tiên quyết định hiến tặng mô tạng người thân.Trong cơn đau đớn tột cùng, nhưng cái gật đầu dứt khoát hiếm có của người mẹ già cùng cô con dâu trẻ đó đã đem lại mầm sống cho 6 người xa lạ.

Bệnh viện Việt Đức - Bệnh viện Trung ương Huế ngày 6/5/2018: 3h sáng, khi đã xác định sự tương thích giữa nguồn tạng hiến - anh Khiêm và người nhận tạng - ông Tuấn, cán bộ Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đồng ý cho phép kíp mổ lấy tạng. Tới 5h sáng, phía đầu cầu Bệnh viện Việt Đức đã phẫu thuật lấy đa tạng. Quả tim được lấy ra lúc 7h35 và vận chuyển ngay vào Huế lúc 10h45, vượt quãng đường 700km bằng đường hàng không.

Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia chia sẻ, khi thấy hình ảnh thùng đựng tim của anh Khiêm trên máy bay chuyển đi Huế, cháu ruột anh đã không nén được đau thương, thốt lên: “Lần đầu tiên chú Khiêm được đi máy bay!” khiến tất cả mọi người nghẹn lại.

9h20 tại Huế, Th.S Trần Hoài Ân, Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch phẫu thuật cắt bỏ quả tim bệnh lý của ông Tuấn, để thay vào đó trái tim khoẻ mạnh của anh Khiêm. Công việc hoàn thành, đến 13h25, quả tim ghép đã tự đập, đảm bảo huyết động trong lồng ngực của bệnh nhân Trần Tuấn.

Ngày hôm sau (7/5), ông Tuấn hoàn toàn tỉnh táo, tự thở, được chăm sóc theo dõi, vận động nhẹ để phục hồi chức năng. Các bệnh nhân khác cũng đã khoẻ mạnh trở lại sau khi được ghép từ tạng hiến của anh Nguyễn Ngọc Khiêm.

Cận Tết Kỷ Hợi 2019 - Những cuộc đời hồi sinh

7 tháng sau sự ra đi đột ngột của người chồng, mọi thứ vẫn chưa bình thường trở lại được với đại gia đình chị Thu Hằng. Trong căn nhà mà anh chị đã chắt chiu xây dựng, bàn thờ anh Khiêm vẫn luôn ấm cúng hương khói.

Chúng tôi hỏi: “Chị nhớ nhất điều gì về chồng mình?”. Chị Hằng chia sẻ: “Anh Khiêm là người luôn hướng về gia đình, vợ con, luôn lạc quan. Anh lo cho gia đình từ công to việc lớn, đến mua cho vợ từng chiếc áo, cái khăn. Anh yêu hai con gái không thể nào diễn tả được. Tôi nghĩ, những người nhận được tạng của anh cũng sẽ cảm nhận được điều đó. Chủ nhật nào, ba mẹ con tôi cũng ra mộ bố cháu tâm sự. Mộ anh giờ đã xanh cỏ. Ở nhà, bé lớn 4 tuổi đã biết rằng bố mình đã mất, nhưng bé thứ hai nhỏ quá vẫn luôn nghĩ “Bố đi làm chưa về”. Cháu vẫn tới bàn thờ “nói chuyện” với bố, mời bố ăn cơm, dặn bố trông nhà khi con ra ngoài chơi…”.

Lúc còn sống, anh Khiêm là trụ cột trong gia đình có bố mẹ già yếu, hai đứa con thơ dại, người vợ trẻ, gia đình anh trai không khoẻ mạnh như người khác. Anh mất đi, mọi gánh nặng đổ dồn lên vai người vợ mới 26 tuổi, làm công nhân vẽ gốm, lương tháng chỉ 5 triệu đồng.

“Ở quê, khi biết nhà em hiến tạng của chồng, nhiều lời ra tiếng vào lắm. Họ nói nhà em nghèo, nên bán tạng của chồng đi để lấy tiền, chắc được rất nhiều tiền. Trong khi cả nhà còn chưa từng gặp bất kỳ ai được nhận tạng của chồng. Nhưng không sao, mình làm việc tốt mà!” - chị Hằng tậm sự.

Nhưng người phụ nữ trẻ tuổi có quyết định hiếm có, táo bạo đấy luôn có điểm tựa tinh thần là một phần thân thể của anh Khiêm vẫn còn hiện diện đâu đó trên cõi đời này. Chị và “mẹ em” - cách chị gọi mẹ chồng - mong mỏi từng ngày được gặp lại anh Khiêm bằng xương bằng thịt trong hình hài người khác. “Không phải để nghe một lời cảm ơn đâu, chỉ để mẹ em được an ủi, yên tâm phần nào. Để em thấy rằng tim anh ấy vẫn đập, gan anh ấy vẫn làm việc, mắt anh ấy vẫn nhìn…” - chị Hằng nói.

Vừa qua, truyền hình có quay hình ảnh bệnh nhân ghép tim ở Huế hồi phục sức khoẻ, hàng xóm xem được liền khoe với bà Thông. Cả chiều bà đứng ngồi đợi con dâu đi làm về để tìm xem. “Khi con mở xem lại chương trình truyền hình, cả hai mẹ con ôm nhau khóc nức nở. Tim thằng Khiêm đó, khoẻ lắm. Trái tim con trai tôi vẫn còn đập”, bà Thông xúc động nói.

Về phần ông Tuấn, ông nói khi tỉnh dậy sau cuộc đại phẫu, thấy tim có dấu hiệu khoẻ hơn, ông mới biết mình vừa được thay một trái tim khoẻ mạnh. “Mình sẽ sống sao đây? Người vừa hiến tim cho mình là ai? Sao họ tử tế đến vậy? Một trái tim cơ mà? Từ nay mình sẽ sống không chỉ phần đời của mình mà phải giữ gìn trái tim để sống một phần của họ nữa” - ông Tuấn tự nhủ. 7 tháng trôi qua, ông Tuấn đã tìm mọi cách, thậm chí lên mạng xã hội tìm địa chỉ, thông tin về ân nhân của đời mình nhưng “miết hoài chưa tìm được”.

Cũng từ nhiều tháng nay, gia đình bà Huỳnh Thị Ánh (ở quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) dù đã cố mọi cách vẫn chưa tìm được thông tin nào về người tử tế vĩ đại đã gieo mầm sống cho con trai bà là Phạm Văn Cơ (15 tuổi).

Giữa năm 2018, cậu bé nhỏ thó tên Phạm Văn Cơ chỉ 39kg đã 3 lần ngừng tim, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế phải hồi sức níu giữ sự sống mong manh cho cậu. “Có lẽ con sắp không được ở bên cạnh mẹ nữa rồi” - Cơ trở mình nói hắt ra với người mẹ già. Bác sĩ nói, ghép tim là cơ hội cuối cùng với cậu bé chỉ đếm sự sống bằng ngày. “Nhưng tim ở đâu? Tiền ở đâu?” - bà Ánh day dứt…

Cơ là con trai út của bà Ánh. Vợ chồng bà có với nhau 2 con trai, 2 con gái. Người phụ nữ đó đã sống những tháng ngày u buồn khi chồng mất sớm vì ung thư. Năm 12 tuổi, anh trai Cơ phát hiện bị giãn cơ tim rồi đi theo bố mình. Năm 2006, một cơn bão đổ bộ vào Đà Nẵng cuốn phăng ngôi nhà cấp 4, nơi trú ngụ của mấy mẹ con bà.

Nhà mất, con mất, chồng mất. 4 mẹ con bà Ánh dắt díu nhau tá túc khắp nơi. Cuộc sống tạm bợ, được bà con lối xóm cưu mang, chính quyền hỗ trợ ít tiền, mẹ con bà dựng tạm ngôi nhà để mẹ con có chỗ chui ra chui vào...

Nhưng số phận chưa buông tha. Năm Cơ 12 tuổi, cái án “giãn cơ tim”, suy tim giai đoạn cuối lại ập đến với gia đình bà Ánh. Người phụ nữ làm nghề xay cá này đã có lúc oán hận cuộc đời sao lại đẩy mẹ con bà tới khốn cảnh đó.

Nhưng bà Ánh không từ bỏ, các chị gái của Cơ không từ bỏ. Họ gom góp, xoay đủ hướng để đưa Cơ đi viện. Miết mải khắp các viện từ TPHCM, đến Đà Nẵng, rồi cuối cùng bà ra Huế.

“Con bị tim, tất cả phải di chuyển bằng máy bay, vì ngồi ô tô lâu, Cơ không chịu được. Tiền vay mượn chất thành núi. Nhưng lạ cái, đi đâu mẹ con tôi cũng được giúp” - bà Ánh mỉm cười. Đến bây giờ, bà vẫn không hiểu vì sao lại có may mắn đó.

Nhưng may mắn hơn cả, một ngày giữa tháng 6/2018, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế đột nhiên thông báo đã có người hiến tim phù hợp để ghép cho Cơ. Tay chân bà rụng rời, bủn rủn vì mừng vui. Đêm 13/6, trái tim của người hiến được chuyển vào Đà Nẵng bằng đường hàng không, rồi tiếp tục vận chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế. 4h sáng 14/6, ca mổ thành công. 5 tiếng sau phẫu thuật, Cơ tỉnh lại và cảm nhận trái tim khỏe mạnh đập trong lồng ngực của mình.

“Cơ được sinh ra lần nữa cô ạ” - bà Ánh nói. Cậu bé mắt một mí, cười tươi với chiếc răng khểnh ngày nào chỉ 39kg, da bọc xương, xanh xao vàng vọt đã tăng cân đều sau ghép tim. Lần đầu được ra Thủ đô, mọi điều mới lạ, hấp dẫn với Cơ, nhưng điều khiến hai mẹ con thắc thỏm mãi là chưa thể liên lạc được với gia đình người đã hiến tim cho cậu.

Cuộc gặp gỡ bất ngờ ngày cận Tết


Khoảnh khắc xúc động khi chị Hằng lần đầu gặp trực tiếp người được nhận tim từ chồng mình.Ảnh: Hoàng Thương

Khoảnh khắc xúc động khi chị Hằng lần đầu gặp trực tiếp người được nhận tim từ chồng mình.Ảnh: Hoàng Thương

Một ngày cận Tết Kỷ Hợi, giữa tiết trời se lạnh của Hà Nội, trong một chương trình đặc biệt của Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, niềm mong mỏi của chị Hằng, ông Tuấn đã đến một cách bất ngờ, đầy xúc động.

“Tôi nhận ra ngay chú ấy (ông Tuấn - PV). Tôi chỉ muốn chạy lại, nghe tiếng tim chồng mình đang đập thôi. Tôi vui quá. Người bệnh tim đi lại rất khó khăn, chú ấy còn đi máy bay ra đây, tức là tim chồng tôi cũng “bay” ra cùng, tim anh ấy vẫn rất khoẻ mạnh” - chị Hằng nghẹn ngào.

Rất nhiều nước mắt trong cuộc gặp đó. Giây phút trùng phùng ấy, ông Tuấn nói tim ông “nhói đau”. Ông Tuấn khóc vì gặp được gia đình người đem lại cho mình sự “may mắn không thể nào tưởng tượng được”. Chị Hằng khóc vì nhìn thấy một phần thân thể chồng mình còn khoẻ mạnh. “Giá mà biết có điều này, em đã nhường cho mẹ đi đến đây. Mẹ là người sinh ra anh Khiêm, phải là người được hưởng niềm hạnh phúc này trước” - chị Hằng nghẹn ngào. Họ khóc vì đã đem cho nhau mầm sống không chỉ về thể xác mà còn cả tinh thần, động lực sống.

“Tết này, có thể tôi sẽ không khoẻ mạnh hoàn toàn như những năm trước, vì bác sĩ nói phải 1 năm mới phục hồi ổn định. Nhưng tốt rồi, Tết này niềm vui lớn nhất là tôi thoát cửa tử nhờ lòng tốt của gia đình anh Khiêm. Tôi đã tìm được địa chỉ, thông tin liên lạc của gia đình anh ấy. Nhất định chúng tôi sẽ đến Thái Bình thăm gia đình” - ông Tuấn nói.

Còn với gia đình em Phạm Văn Cơ, bà Ánh nói, Tết này sẽ đặc biệt nhất đời bà. Bởi bao lâu nay, căn nhà nhỏ quạnh hiu vì con trai út bệnh tật. Rất nhiều năm rồi Cơ không có quần áo mới, bao nhiêu tiền của trong nhà đã dành hết để chữa bệnh. Tết bao năm qua có như không.“Tết này, phải mua cho Cơ mấy bộ quần áo mới, phải sắm lễ để tạ ơn người đã để lại trái tim, để lại tình yêu cho con trai tôi” - bà Ánh trực trào nước mắt. Nhưng có lẽ, với người phụ nữ làm nghề xay cá kiếm 3.000 đồng/kg ấy, niềm vui Tết này sẽ trọn vẹn hơn nếu được gặp ân nhân của đời bà, đời con bà.

Món quả vô giá cho cán bộ y tế

“Mỗi một mầm sống được hồi sinh là món quả tưởng thưởng cho cán bộ y tế. Dù số người được ghép tạng chưa nhiều nhưng mỗi trường hợp được hồi sinh thực sự là câu chuyện kỳ diệu, đầy phép màu trong cuộc sống” - ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia trầm ngâm.

Đã không ít người nói việc các bác sĩ Việt Nam cứu sống được gần 4.000 người từ ghép tạng không phải là con số quá lớn. Nhưng vị Phó Giám đốc Trung tâm đặc biệt này nói rằng, phải nghĩ đến gia đình không may có người chết não đã tình nguyện hiến đi một phần cơ thể người thân. “Tìm được một người cho tạng, hiến tạng đã vô cùng khó, nhưng khi có người đã sẵn sàng hiến tạng rồi mà không hiến được, hoặc không ghép được để mang sự sống cho người khác được, đó còn là sự day dứt, nỗi đau lớn lao hơn với những gia đình đã quyết định hiến” - ông Phúc nói.

Ông Phúc chia sẻ, ông và các cán bộ của Trung tâm đã gặp không ít gia đình, trong tận cùng nỗi đau mất mát đột ngột, họ vẫn mong muốn trao tặng một phần cơ thể của người thân. Họ mong muốn sự ra đi người thân không vô nghĩa mà tiếp tục hiện hữu trên đời này. Họ còn muốn nghe nhịp đập trái tim, ánh mắt, nụ cười, ở đâu đó, trong hình hài người xa lạ nào đó. Đó là cách gia đình giúp cho người thân vừa qua đời nối dài mầm sống, nối dài tình yêu với cuộc đời này.

Nhưng thực tế nhiều trường hợp không trọn vẹn ý nguyện đó, như bé Hải An (7 tuổi), hay Vân Nhi (12 tuổi, đều ở Hà Nội). Các bé muốn hiến toàn bộ tạng, mô của mình nhưng vì các bé còn quá nhỏ, Luật hiện hành chưa cho phép nên chỉ được hiến giác mạc, đem ánh sáng cho 4 người khác.

Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đã từng gặp trường hợp một bệnh viện phía Nam thông báo về cháu bé 2 tuổi mắc các bệnh lý về phổi có tâm nguyện hiến tạng. Cũng có những cú điện thoại lúc nửa đêm từ Tây Nguyên thông báo một cháu bé 8 tuổi vào viện không còn cơ hội cứu sống, gia đình muốn hiến tạng của cháu. Hay những thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương về nguyện vọng hiến tạng của gia đình một cháu bé đuối nước nhưng không qua khỏi…

Điều đó cho thấy sự cảm thông, hiểu biết của cộng đồng, xã hội ngày càng mở rộng hơn về hiến ghép tạng. Ai cũng mong muốn được làm việc thiện. Khi biến cố đau lòng xảy ra, họ vẫn nghĩ đến chuyện đem sự sống cho người khác, dù trước đó, nào có ai có tâm thế như vậy. Đó là điều đáng khâm phục…

Tôi nhận ra ngay chú ấy (ông Tuấn - PV). Tôi chỉ muốn chạy lại, nghe tiếng tim chồng mình đang đập thôi. Tôi vui quá”.

Chị Nguyễn Thị Thu Hằng

Chồng mình không thể cứu được nữa, nhưng giác mạc, tạng của anh có thể đem lại ánh sáng, hơi thở cho 6 người khác”.

Chị Nguyễn Thị Thu Hằng vợ anh Khiêm.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 12 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 tuần trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Top