Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lợi ích từ việc tăng cường vận động thể lực

Thứ năm, 16:14 23/05/2019 | Y tế

GiadinhNet - Phong trào tập thể dục thể thao của nước ta ngày nay phát triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng do nhận thức của người dân về việc vận động thể lực ảnh hưởng tốt đến sức khỏe đã tăng lên rất nhiều.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, thời gian qua, công tác chăm sóc sức khỏe người dân đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng cũng đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức mới. Những mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa, sự già hóa dân số và biến đổi khí hậu… đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đó là ô nhiễm môi trường sống, thay đổi các yếu tố về hành vi lối sống... đã làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, tàn phế và chết sớm do bệnh tật, nhất là các bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh mãn tính về đường hô hấp. Những căn bệnh này là những "sát thủ" hàng đầu, đang chiếm 73% số người chết hàng năm.

Nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc và chết cao đối với các bệnh không lây nhiễm xuất phát từ lối sống và sự chủ quan của người Việt Nam như: hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn ít rau xanh, trái cây, ăn nhiều muối, thiếu hoạt động thể lực… Tình trạng thừa cân béo phì, tăng huyết áp, tăng đường máu, rối loạn lipid máu… đều có xu hướng gia tăng nhanh. Trong khi đó, mạng lưới y tế tuyến cơ sở chưa quản lý được các bệnh mãn tính, nhiều nơi năng lực còn hạn chế, phần lớn người dân chưa có ý thức kiểm tra sức khỏe định kỳ, sàng lọc phát hiện sớm các bệnh không lây nhiễm và lười rèn luyện thể chất.

Lợi ích từ việc tăng cường vận động thể lực - Ảnh 1.

Tập luyện vừa sức giúp tăng cường sức khỏe.

Ở các nước phát triển, vấn đề vận động thể lực nâng cao sức khỏe của người dân rất được chú trọng. Các nhà khoa học và quản lý phối hợp với nhau đưa ra những chương trình xã hội khuyến khích và kể cả bắt buộc các công ty, trường học hay các tổ chức xã hội áp dụng việc vận động thể lực nâng cao sức khỏe cho toàn dân. Họ xây dựng những hướng dẫn chi tiết cho nhà quản lý các cấp và người dân về vấn đề này.

Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phát động chương trình Sức khỏe Việt Nam, trong đó đặc biệt chú trọng việc nâng cao sức khỏe (bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc hoạt động thể lực thường xuyên đưa tới những lợi ích: Tăng sự phát triển của cơ tim và hiệu suất làm việc của quả tim; giảm cholesterol máu và tăng thải trừ các chất chuyển hóa trung gian gây nhiễm độc cơ thể; giảm cân; giảm nguy cơ hình thành huyết khối, nguyên nhân hàng đầu gây tắc mạch; tăng phát triển cơ vân giúp các hệ thống mạch máu phát triển và lưu thông tuần hoàn thuận lợi, tạo sự sảng khoái về tinh thần, tăng cường sự sản xuất các nội tiết tố có lợi cho sức khỏe…

Hoạt động thể lực cơ bản như đứng, đi bộ chậm, leo không nhiều bậc cầu thang và tốc độ không nhanh, mang xách vật nhẹ. Đây là những hoạt động với cường độ nhẹ tới vừa trong thời gian hoặc đoạn đường ngắn nên không có tác dụng nâng cao sức khỏe.

Vận động thể lực có tác dụng nâng cao sức khỏe được coi là những hoạt động với cường độ cao hơn hoạt động thể lực cơ bản. Ví dụ như đi bộ nhanh, nhảy dây, cử tạ, khiêu vũ, chạy, yoga... Và ở tuổi 18-60, yêu cầu tối thiểu phải vận động thể lực sức bền với cường độ vừa tối thiểu 150 phút mỗi tuần hoặc cường độ cao tối thiểu 75 phút mỗi tuần. Mỗi ngày ít nhất 10 phút và rải đều trong tuần.

Vận động thể lực mức độ vừa: đi bộ nhanh 4-5km trong một giờ, làm vườn, khiêu vũ, bơi đều, đánh tennis đôi, đạp xe vận tốc dưới 16km/giờ.

Vận động thể lực mức độ cao: làm vườn nặng, chạy bộ, đạp xe trên 10km/giờ, leo núi, bơi nhanh, đánh tennis đơn, nhảy dây, nhảy aerobic, leo núi.

Lợi ích từ việc tăng cường vận động thể lực - Ảnh 2.

Dựa vào các đánh giá về tình trạng sức khỏe hiện tại hãy chọn (hoặc qua tư vấn bác sĩ) một loại hình, môn thể thao, phương thức tập luyện phù hợp.

Bạn nên vận động đến mức độ nào?

Khi tham gia tập luyện, tự bản thân mỗi người phải thiết lập một chế độ tập riêng phù hợp với bản thân mình, không phụ thuộc vào việc người bên cạnh mình tập nhiều hay ít, khó hay dễ mà phải là chính bản thân mình có khả năng tập luyện như thế nào và cố gắng tới đâu, đâu là giới hạn của bản thân.

Thời gian tập luyện còn bao hàm giờ bắt đầu và kết thúc buổi tập. Theo thói quen mỗi người có thể tự chọn cho mình một khung giờ thích hợp, điều này có ý nghĩa đối với cá nhân và các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tập có thể vào buổi sáng, buổi chiều hoặc cũng có thể vào một khung giờ khác đều có hiệu quả tích cực miễn là thời gian đó phù hợp với thói quen sinh hoạt cá nhân và bản thân mình có thể duy trì được thường xuyên.

Cần dừng ngay việc tập luyện và thăm khám chuyên khoa nếu thấy có các dấu hiệu sau: Đau vùng trước ngực; hoa mắt chóng mặt thường xuyên hoặc kéo dài bất thường; đau đầu dữ dội, rối loạn thị giác; khó thở, phải gắng sức để thở, nghỉ ngơi không đỡ; hạ thân nhiệt, vã mồ hôi bất thường, lạnh, run tay chân; dấu hiệu khởi phát một số bệnh mạn tính đã có từ trước, ví dụ hen phế quản…

Lily (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 2 ngày trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Y tế - 4 ngày trước

Sau lần quan hệ ngoài luồng, không an toàn, người đàn ông luôn nghĩ bản thân mắc bệnh lây nhiễm tình dục, khi khám được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Top