Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lặng lẽ thầy thuốc nơi bệnh viện “siêu đặc biệt”

Thứ hai, 10:24 02/05/2016 | Y tế

GiadinhNet - Chúng tôi tới Bệnh viện 09 (đường 70, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) vào một buổi sáng tháng Tư. Khác với vẻ tấp nập, đông đúc thường thấy tại các bệnh viện Hà Nội, nơi đây lặng lẽ tới mức có cảm giác nặng nề. Thấp thoáng bóng áo blouse dọc hành lang khoa phòng bệnh viện. Rất hiếm để thấy cảnh người nhà ngóng chờ kết quả khám bệnh, hay tay dìu bệnh nhân, bởi đây là bệnh viện đặc biệt chuyên điều trị cho những người nghiện, nhiễm HIV/AIDS...

BS Nguyễn Ngọc Hưng đã có hơn 20 năm gắn bó với bệnh nhân nhiễm HIV tại Bệnh viện 09. Ảnh: Võ THu
BS Nguyễn Ngọc Hưng đã có hơn 20 năm gắn bó với bệnh nhân nhiễm HIV tại Bệnh viện 09. Ảnh: Võ THu

Kỷ niệm từ tiếng gọi: “Thầy ơi!”

Đón chúng tôi tại phòng làm việc chừng 24m2 khoa Nội tổng hợp, ThS.BS Nguyễn Ngọc Hưng - Trưởng khoa cười hiền: "Chỉ vậy thôi!

30 con người chung nhau gian phòng này, không cách ly với dãy buồng bệnh lúc nào cũng khoảng 50 - 60 bệnh nhân. Cửa chính căn phòng quay hướng Tây, trời này còn đỡ, vài tháng nữa thì chỉ thở thôi cũng mồ hôi ròng ròng. Góc làm việc mà bệnh viện dành cho người “to nhất khoa” vẻn vẹn chỉ là chiếc bàn vương màu xưa cũ, kêu cót két, ọp ẹp”.

BS Nguyễn Ngọc Hưng tóc húi cua, gần như trọc lốc, thoạt nhìn khi anh không cười trông vẻ “bặm trợn”. Nếu không khoác lên mình chiếc blouse, chắc chẳng ai nghĩ anh là bác sĩ. Có lẽ làm việc ở nơi đặc biệt, khi bệnh nhân xăm trổ rồng phượng đầy mình, nhiễm HIV/AIDS, nghiện ma túy nặng, 20% mắc chứng rối loạn tâm thần, nên nhân viên y tế ở đây cũng có vẻ ngoài “đặc biệt”. Như đoán được ý chúng tôi, BS Nguyễn Ngọc Hưng cười và kể: “Làm ở bệnh viện này rất đặc biệt nên ít ai nhận ra bác sĩ ở ngoài. Thế mà có lần tôi đi trên phố, nghe có tiếng ai đó gọi mình: “Thầy ơi!”, nhìn đi nhìn lại, phát hiện ra đó là một bệnh nhân cũ. Bệnh nhân này mắc AIDS, được công an đưa vào viện khi đang hôn mê. Ngày thứ ba, bệnh nhân tỉnh dậy, luôn miệng chửi bới, đòi chết, không để ai động vào người. Nhờ kiên trì chăm sóc, bệnh nhân hồi phục, 4 tháng được xuất viện. Hiện bệnh nhân duy trì sử dụng thuốc điều trị ARV nên sức khỏe tốt. Đến khi chào tạm biệt, tôi đi rồi mà bệnh nhân còn chạy theo cố dúi bằng được bao thuốc lá dở vào tay dù tôi từ chối không hút trước đó khi anh ấy mời. Có lẽ, đó là tài sản quý nhất trên người bệnh nhân lúc đó. 20 năm làm điều trị HIV, ba lần tôi được gọi như vậy đó”.

Cái chết chực chờ tấn công

BS Nguyễn Ngọc Hưng làm việc ở nơi đặc biệt này đã gần 20 năm, có thể coi là một trong những người gắn bó lâu nhất tại đây. Chuyện “chiến đấu” sinh tử là thường ngày bởi theo anh, đây là nghề nguy hiểm, từ chính những hành vi bạo lực của người bệnh hoặc từ môi trường nghề. Anh cho biết, các bệnh nhiễm trùng cơ hội như lao, viêm gan B, C, A, hay nhiễm trùng cơ hội từ bệnh về nấm cứ… bay lơ lửng.

Điều khiến các nhân viên y tế ở Bệnh viện 09 lo lắng nhất là nhiễm lao, bởi lao ở môi trường này là lao kháng thuốc, không có thuốc điều trị, trực khuẩn lao có trong một lần hắt xì chứa tới 5 triệu vi khuẩn. Nhiễm lao sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống. Đối với người phụ nữ thì càng khó khăn, vì họ khó tách khỏi gia đình và con cái. Ở đây, anh em không chỉ giành giật sự sống cho bệnh nhân mà còn cho chính mình.

“Trước đây, để đi xét nghiệm HIV phải có chứng minh thư, công an đi cùng. Hồi đó, hiểu biết về HIV/AIDS của chính thầy thuốc và người dân còn hạn chế nhiều. Trong một lần cấp cứu cho bệnh nhân sử dụng ma túy, vật vã không thể cho uống thuốc được, phải tiêm giải độc nghiện, nhưng bệnh nhân này giãy đạp, rút luôn kim tiêm cắm vào tay tôi. Lúc đó tôi thật sự không hoảng loạn, một phần vì… chủ quan, nghĩ bệnh nhân khỏe, việc xét nghiệm HIV cho bệnh nhân ma túy khó nên không để ý. Hai tháng sau, em trai bệnh nhân đến báo tin, bệnh nhân chết vì AIDS. Tôi thoáng giật mình, nhưng rồi nghĩ, cũng là một kiếp người, chỉ là mình ra đi hơi sớm thôi. Tôi luôn thường trực tinh thần lúc nào cũng có thể bị lây nhiễm”, BS Hưng nhớ lại.

Một lần khác, có bệnh nhân nghiện ma túy đá nặng, đòi ra ngoài “chơi đá” nhưng không được nên mài đầu đũa thành nhọn hoắt, bọc sau áo, chờ bác sĩ vào khám rồi lao đến đâm. Có bệnh nhân mở nhạc to ầm ĩ, nhằm đánh động bác sĩ đến rồi trùm chăn đánh. Một lần đáng nhớ khác, một bệnh nhân đứt động mạch bẹn, máu chảy ồ ạt, vì phải cấp cứu ngay nên BS Hưng dù tay đang bị xước măng rô, cũng “quên luôn” chuyện đeo găng tay để kịp bọc bông gạc vào vết thương của bệnh nhân, sau đó mới đi rửa tay.

Bệnh viện của tình thương

Chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân HIV có nhiều đặc thù và thiệt thòi hơn so với các lĩnh vực y tế khác, nhưng như “mắc phải duyên, phải nợ” nên nhiều lần định “dứt áo ra đi”, BS Hưng lại không đành, một phần vì anh nghĩ, bệnh nhân và đồng nghiệp ở đây vẫn rất cần anh. “Nhân viên ở đây 80 - 90% phải thuê nhà, đồng lương ít ỏi, không có thu nhập phụ, một số ít phải oằn mình kiếm việc làm thêm. Nhưng ngại nhất là sự kỳ thị của xã hội. Một số người có chuyên môn ở đây muốn đi làm phòng khám ngoài, nhưng trót khai làm ở Bệnh viện 09 nên cũng rất khó…”, BS Hưng trầm ngâm.

Có thâm niên gắn bó hơn 20 năm với bệnh nhân nhiễm HIV nên BS Hưng thấu hiểu sâu sắc nỗi niềm của người bệnh. Nhiều mảnh đời, nhiều số phận, hoàn cảnh khác nhau nhưng đa số người nhiễm HIV vào bệnh viện điều trị đều chịu sự ghẻ lạnh, xa lánh của cộng đồng, thậm chí của chính người thân. Với nhiều người bệnh, bệnh viện chính là điểm dừng chân cuối cùng, là nơi nương tựa cuối đời của họ. Đau xót hơn, có những bệnh nhân điều trị 5 năm tại viện đã ổn nhưng không chịu ra viện, bởi ra rồi, họ biết đi đâu về đâu khi gia đình xa lánh, vợ con bỏ rơi, có khi lại tái nghiện chỉ vì cô đơn.

Nhưng tái tê nhất vẫn là những bệnh nhân HIV/AIDS sắp chết, bác sĩ gọi về cho gia đình nhưng người nhà chẳng những không đến thăm mà còn ráo hoảnh: “Để khi nào nó chết hãy gọi”. Họ có nguyên cớ riêng, bởi có cha mẹ nào không thương con. BS Hưng chia sẻ: “Phải thông cảm bởi có gia đình cả 3 con trai đều chết do ma túy, HIV. Họ khuynh gia bại sản khi có đứa con nghiện hút ma túy nên quá mệt mỏi, đau khổ, kiệt quệ cả kinh tế, sức chịu đựng rồi. Có trường hợp, đến cả người thân cũng không có mặt khi bệnh nhân qua đời, bệnh viện phải lo toàn bộ chi phí tang lễ. Lại có bệnh nhân vào viện, nhất định không nói địa chỉ gia đình. Quá trình điều trị, bệnh nhân luôn muốn tìm đến cái chết và có thái độ cực đoan. Đến khi được bác sĩ động viên, người bệnh đã hợp tác thì lại không qua khỏi do bệnh quá nặng”.

BS Hưng bùi ngùi: “Khi bệnh nhân yếu và có dấu hiệu khó qua khỏi, chúng tôi đã hỏi thêm lần nữa thông tin về gia đình để báo với mong muốn cho gặp người thân lần cuối, nhưng bệnh nhân lắc đầu từ chối. Đôi mắt dần khép lại với hai hàng nước mắt chảy dài... Chúng tôi thấy rất day dứt, không hiểu bệnh nhân không muốn gặp hay bị gia đình chối bỏ”.

“Những thầy thuốc làm trong lĩnh vực này mong muốn nhận được sự cảm thông, chia sẻ, hỗ trợ về tinh thần. Có thể có khó khăn về vật chất nhưng được chia sẻ, động viên đúng thì thầy thuốc chúng tôi sẽ yêu nghề và thiết tha với nghề. Hơn ai hết, chỉ thầy thuốc ở đây mới hiểu được bệnh nhân cần họ như thế nào”, ThS. BS Nguyễn Ngọc Hưng trải lòng.

Có thâm niên gắn bó hơn 20 năm với bệnh nhân nhiễm HIV nên BS Hưng thấu hiểu sâu sắc nỗi niềm của người bệnh. Nhiều mảnh đời, nhiều số phận, hoàn cảnh khác nhau nhưng đa số người nhiễm HIV vào bệnh viện điều trị đều chịu sự ghẻ lạnh, xa lánh của cộng đồng, thậm chí của chính người thân. Với nhiều người bệnh, bệnh viện chính là điểm dừng chân cuối cùng, là nơi nương tựa cuối đời của họ. Đau xót hơn, có những bệnh nhân điều trị 5 năm tại viện đã ổn nhưng không chịu ra viện, bởi ra rồi, họ biết đi đâu về đâu khi gia đình xa lánh, vợ con bỏ rơi, có khi lại tái nghiện chỉ vì cô đơn.

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trong thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều

Hà Nội gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trong thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Tính từ đầu năm 2024 đến giữa tháng này, Hà Nội ghi nhận 513 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Còn 164 người nghi ngộ độc sau ăn cơm gà Trâm Anh đang nằm viện

Còn 164 người nghi ngộ độc sau ăn cơm gà Trâm Anh đang nằm viện

Y tế - 1 ngày trước

Bác sĩ Trịnh Ngọc Hiệp, Phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa cho biết, tất cả các bệnh nhân phải nhập viện nghi ngộ độc sau ăn cơm gà quán Trâm Anh (đường Bà Triệu, Nha Trang) sức khỏe đã ổn định.

Uống nhầm thuốc giảm cân của chị gái mua trên mạng, bé 3 tuổi phải nhập viện cấp cứu

Uống nhầm thuốc giảm cân của chị gái mua trên mạng, bé 3 tuổi phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi ăn nhầm 7/14 viên thuốc giảm cân được chị gái mua ở trên mạng về, bé gái nôn nhiều, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, được đưa đi cấp cứu.

Vụ ngộ độc cơm gà: Số ca lên tới 345, xác định tác nhân gây bệnh

Vụ ngộ độc cơm gà: Số ca lên tới 345, xác định tác nhân gây bệnh

Y tế - 3 ngày trước

Kết quả cấy phân của 2 bệnh nhi ngộ độc thực phẩm nghi do ăn cơm gà, kết quả cho ra dương tính với vi khuẩn Salmonella, tác nhân chính gây nhiễm khuẩn đường ruột. Các ca ngộ độc tiếp tục tăng cao.

Bé gái 5 tuổi bị chó dữ cắn trọng thương vùng mặt

Bé gái 5 tuổi bị chó dữ cắn trọng thương vùng mặt

Y tế - 3 ngày trước

Sáng 15/3, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 cho biết, các bác sĩ Bệnh viện vừa tiến hành xử lý vết thương nặng ở vùng mặt cho một bệnh nhi do bị chó dữ tấn công.

Thông tin mới nhất vụ 222 người phải nhập viện sau ăn cơm gà ở Nha Trang

Thông tin mới nhất vụ 222 người phải nhập viện sau ăn cơm gà ở Nha Trang

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cơ quan chức năng đang tổ chức điều tra, xác định định rõ nguyên nhân và sẽ công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Đã có 222 người ngộ độc nhập viện, nghi do ăn cơm gà Trâm Anh ở Khánh Hoà

Đã có 222 người ngộ độc nhập viện, nghi do ăn cơm gà Trâm Anh ở Khánh Hoà

Y tế - 4 ngày trước

Đến chiều 14/3, các cơ sở y tế ở Khánh Hòa đã ghi nhận 222 trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm do ăn cơm gà tại quán gà ở TP Nha Trang.

Đi khám chữa răng, bé trai 8 tuổi nghịch ngợm nuốt cả kim diệt tủy

Đi khám chữa răng, bé trai 8 tuổi nghịch ngợm nuốt cả kim diệt tủy

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Trong quá trình diệt tủy răng, do bệnh nhi hiếu động nên kim diệt tủy đã bị rơi vào đường tiêu hóa.

22 trường hợp tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ tiếp tục gia tăng

22 trường hợp tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ tiếp tục gia tăng

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023

Sợi tóc thắt vào chân, bé gái 4 tháng tuổi suýt mất ngón

Sợi tóc thắt vào chân, bé gái 4 tháng tuổi suýt mất ngón

Y tế - 5 ngày trước

Một bé gái 4 tháng tuổi ở TP Vinh (Nghệ An) được người nhà đưa đến bệnh viện với ngón chân sưng đỏ do bị một sợi tóc rụng thắt vào.

Top