Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm thế nào để giảm nguy cơ tự tử vì áp lực học hành?

Thứ sáu, 09:00 28/09/2018 | Y tế

GiadinhNet - Điểm số gây áp lực nặng nề với nhiều học sinh, thậm chí đã gây ra những hậu quả rất tiêu cực trong bối cảnh việc chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường còn bị bỏ ngỏ.

Cái chết của một học sinh lớp 10 trường Nguyễn Khuyến (TP Hồ Chí Minh) bằng việc gieo mình từ tầng cao, hồi tuần qua thêm một lần khiến cả xã hội bàng hoàng và đớn đau.

Đau lòng hơn, trường hợp của học sinh ở trường THPT Nguyễn Khuyến nói trên không phải cá biệt. Theo thống kê, mỗi năm có hàng nghìn thanh niên Việt Nam tự tử vì áp lực học hành.

Mới đây, một nữ sinh lớp 8 ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình nhảy sông tự tử sau khi bị mẹ mắng vì không làm hết bài thi. Hay như trường hợp 1 học sinh trường chuyên Nguyễn Khuyến Đà Nẵng học rất giỏi và ngoan ngoãn nhưng vì bị bố mẹ thường xuyên giám sát, thúc ép việc học nên em bị trầm cảm nặng, phải vào Bệnh viện tâm thần cấp cứu.

Sau thời gian điều trị và được các bác sỹ tư vấn, sức khỏe của em này dần ổn định. Những tưởng, sau vụ việc ấy bố mẹ em sẽ rút ra được bài học bổ ích trong việc chăm sóc, dạy dỗ con cái. Thế mà, khi thấy con trở lại bình thường, họ tiếp tục quản thúc việc học của con, khiến bệnh của em tái phát nặng hơn…

Nhìn lại sau nhiều năm cải cách nhằm giảm tải của ngành giáo dục, đến nay, áp lực điểm số và bệnh thành tích vẫn đang đè nặng lên nhiều học sinh và phụ huynh, thậm chí cả thầy cô giáo.

Học sinh lo lắng trước áp lực học tập, thi cử. Ảnh: VOV

Học sinh lo lắng trước áp lực học tập, thi cử. Ảnh: VOV

Sự kỳ vọng của cha mẹ vào thành tích cao nhất trong học tập của con sẽ là chính đáng khi điều đó phù hợp với khả năng và sở nguyện của con, và trên hành trình chinh phục đỉnh cao của con luôn có sự chia sẻ, đồng hành của cha mẹ. Nhưng kỳ vọng sẽ trở thành sự tham lam, độc ác với con trẻ khi cha mẹ tạo áp lực quá lớn, vượt xa khả năng của con cái.

Trong khi cha mẹ luôn lấy muôn vàn lý do để khoán trắng cho nhà trường. Họ đã “nhốt” con em của mình trong những trường học với môi trường ganh đua đầy khắc nghiệt và không đoái hoài đến những khó khăn của con trẻ trong giai đoạn tâm sinh lý đang có nhiều biến đổi, thậm chí rối loạn.

Trong khi đó, vì thành tích hoặc/và vì lợi nhuận, nhà trường đã đẩy áp lực học tập lên mức quá ngưỡng đối với học sinh của mình. Nhiều nơi trường học được xem như lò luyện và các thầy cô giáo được thuê để làm nhiệm vụ nhồi nhét kiến thức hơn là dạy cho học sinh phát triển hài hòa trí tuệ, thể chất và các kỹ năng sống.

Trong thư tuyệt mệnh, một nữ sinh ở trường PTTH Đồng Xoài (Bình Phước) đã gào thét trong sự tuyệt vọng: “Tương lai sau này của con cũng không còn nữa, con xin lỗi bố mẹ. Không, không, con không thể chịu nổi nữa rồi... Tương lai con mù mịt, suy nghĩ con mù mịt, con đường con đi cũng mù mịt, mọi thứ xung quanh con mù mịt... Hết rồi, tất cả kết thúc rồi”.

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Duy, điều đó cho thấy nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam ở độ tuổi thanh xuân nhất lại đang quá cô đơn trên hành trình trưởng thành của mình. Do đó, bên cạnh những nỗ lực thay đổi tư tưởng từ gia đình, nhà trường và từ chính học sinh, hơn lúc nào hết rất cần sân chơi để giải tỏa tâm lý cho những người trẻ.

Luôn có những cách để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống, nhưng căn cơ nhất là phải giải tỏa được "hòn đá tảng" mang tên áp lực thành tích đang đè nặng, khiến trẻ em quên cả niềm vui được chơi, bố mẹ quên việc làm điểm tựa tâm lý cho con, còn nhà trường quên sự sẻ chia, xoa dịu áp lực cho học trò. Việc chạy theo điểm số sẽ có thể tạo ra những con robot có bảng điểm đẹp nhưng dễ sa sút khi vấp phải thất bại trong cuộc sống.

Một trong những phương án để giảm áp lực học hành dẫn đến các trường hợp tự tửu thương tâm như trên là phải chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe tâm thần ở học đường cũng như ở gia đình.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và có sự liên lạc trao đổi với bạn học cùng lớp của các em là vấn đề vô cùng quan trọng. Cần tạo sự gần gũi gắn bó với con cái, để trẻ có thể tâm sự, chia sẻ với cha mẹ khi gặp phải khó khăn trong việc học hành, trong các mối quan hệ xã hội.

Người lớn biết lắng nghe, can thiệp kịp thời và đặc biệt biết tạo áp lực vừa đủ, cùng cách sử dụng những sự động viên, khích lệ, chia sẻ chính là một cách giúp đỡ trẻ hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết một người có ý định tự tử:

- Thường xuyên nói về cái chết, cảm thấy mất hy vọng và không muốn sống nữa;

- Tìm kiếm cách kết thúc cuộc sống hoặc thường tới những nơi có thể tự tử;

- Thường xuyên dùng chất kích thích hoặc rượu bia quá mức;

- Sống khép mình, tự cô lập mình với người thân, bạn bè;

Tuy nhiên cũng có những người thay đổi hoàn toàn thói quen, bất ngờ tới thăm hoặc gọi điện cho người thân, bạn bè và nhanh chóng hoàn thành nốt các công việc còn dang dở.

Chúng ta cần phải làm gì khi biết một người có ý định tự tử?

Tiến sĩ Jodi Gold, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe tâm thần Mỹ đưa ra lời khuyên: "Nếu có một người thân bị trầm cảm đừng ngại hỏi thẳng họ. Hỏi luôn xem họ có ý định tự tử không. Mặc dù hơi đường đột nhưng ít nhất chúng ta đã hỏi và biết vấn đề của họ. Điều quan trọng là phải cho họ thấy họ không cô đơn".

Lily (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 42 phút trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 3 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 6 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Top