Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2: Làm chủ các kỹ thuật cao, vươn tầm thế giới

Thứ sáu, 09:51 26/02/2016 | Y tế

GiadinhNet - Nhờ làm chủ kỹ thuật cao, không ít bệnh viện tuyến cơ sở đã giúp người dân thụ hưởng những thành tựu y học tiên tiến, vừa tiết kiệm chi phí, giúp giảm tải tuyến trên, vừa tạo thương hiệu cho bệnh viện. Tại tuyến Trung ương, các chuyên gia y tế không ngừng học tập, nghiên cứu nhiều phương pháp mới, nỗ lực áp dụng thành thường quy để người bệnh không phải tốn hàng tỷ đồng ra nước ngoài chữa trị…

Một ông bố được điều dưỡng viên hướng dẫn chăm sóc trẻ sinh non, nhẹ cân bằng phương pháp “da kề da”. Ảnh: V.Thu
Một ông bố được điều dưỡng viên hướng dẫn chăm sóc trẻ sinh non, nhẹ cân bằng phương pháp “da kề da”. Ảnh: V.Thu

Làm chủ các kỹ thuật cao

Khoa Nội nhi - Sơ sinh (Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh) mới được thành lập cách đây 18 tháng cùng với sự ra đời của bệnh viện. Việc chăm sóc hàng chục bệnh nhi sinh non, bệnh lý phức tạp, cân nặng từ 1 - 1,5kg là “chuyện thường ngày” với đội ngũ bác sĩ trẻ trong khoa.

BS Đặng Hồng Duyên, phụ trách Khoa Nội nhi - Sơ sinh chia sẻ, em bé nhẹ cân nhất mà khoa từng tiếp nhận và điều trị là bé N.T.K, chào đời khi chỉ mới 26 tuần thai, nặng vẻn vẹn 700g. Bé sinh non, mang trong mình nhiều nguy cơ, khó khăn, trong đó có vấn đề dinh dưỡng và hô hấp bởi kích thước đường thở chỉ nhỏ bằng đầu chấm bút bi. Để nuôi sống bé, bác sĩ phải nuôi dưỡng tĩnh mạch dài ngày, bằng cách áp dụng kỹ thuật đặt đường truyền dài từ ngoại vi vào tĩnh mạch trung ương (longline) để duy trì một đường truyền dài ngày. Kỹ thuật cao, khó này đòi hỏi bác sĩ phải được đào tạo và thực hành nhiều. Nhờ trang thiết bị hiện đại, cập nhật phương pháp mới liên tục, lần đầu tiên tại Quảng Ninh, các bác sĩ đã thực hiện được thành công. Chỉ sau một thời gian đặt ống cùng nhiều biện pháp bổ trợ, bé đã có thể tự thở, tự ăn sữa bằng miệng, hạn chế dịch truyền. 45 ngày sau sinh, bé đã tăng từ 700g lên 1,2kg. Đến nay, kỹ thuật longline được bệnh viện chỉ định thường quy cho những em bé non tháng, cân nặng dưới 1.000gr.

BS Đặng Hồng Duyên chia sẻ: “Các kĩ thuật cao khác như thay máu, bơm thuốc trực tiếp vào buồng tim, bơm thuốc surfactant, đặt ống thông tĩnh mạch rốn nuôi dưỡng dài ngày, đặt catheter tĩnh mạch trung ương… cũng được chúng tôi thực hiện thành thạo. Khoa cũng can thiệp ngoại khoa thành thạo với những trường hợp trẻ sơ sinh 3 ngày tuổi chỉ nặng 1,2kg, non tháng 32 tuần mắc dị tật bẩm sinh teo tá tràng. Những trường hợp này phẫu thuật rất khó khăn do bé quá nhẹ cân, phẫu trường rất nhỏ, bụng chỉ bé bằng ngón tay cái bác sĩ, khó thao tác”.

Trong lĩnh vực điều trị vô sinh, hiếm muộn, Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh được đánh giá là nơi mạnh dạn ứng dụng nhanh các kỹ thuật cao. ThS.BS Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc bệnh viện thông tin, 8 tháng đi vào hoạt động, bệnh viện đã đón em bé đầu tiên ra đời bằng thụ tinh nhân tạo IUI. Đến nay, đã có 35 trẻ được sinh ra bằng phương pháp này. Bệnh viện tiếp tục triển khai kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm IVF, nâng cao hiệu quả điều trị vô sinh. Bệnh viện cũng triển khai lọc rửa và lưu trữ, đông lạnh tinh trùng, hiện đang hoàn thiện quy trình tiếp nhận, lưu trữ trứng, noãn. BS Nguyễn Quốc Hùng cho biết: “Nhờ ứng dụng những kỹ thuật cao của tuyến Trung ương, gần 98% bệnh nhân thuộc chuyên khoa Phụ sản và Nhi khoa được khám và điều trị tại tỉnh, không phải chuyển tuyến trên”.

Còn tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Lào Cai, BS Hoàng Văn Hiếu - Phó Giám đốc bệnh viện chia sẻ, sỏi hệ tiết niệu tại Việt Nam là một bệnh lý đứng hàng đầu trong số các bệnh lý của hệ tiết niệu, đặc biệt đối với vùng cao do bà con uống nước từ núi đá vôi. Trước đây, tại BVĐK tỉnh Lào Cai, khi gặp bệnh nhân bị sỏi hệ tiết niệu, các bác sĩ phải mổ một đường rất lớn để gắp viên sỏi chỉ khoảng 1cm ra. Nhưng nay, bằng kỹ thuật tán sỏi niệu quản qua nội soi ngược dòng bằng laser - một phương pháp hiện đại có thể tán được tất cả các loại sỏi, kể cả những viên sỏi có kích thước lớn mà không gây tổn thương niệu quản, viên sỏi trong hệ tiết niệu sẽ được “xử lý” gọn gàng chỉ với 15 phút. Chỉ 1- 2 ngày sau, bệnh nhân ra viện, thay vì nằm viện điều trị hàng tuần như trước đây.

Một kỹ thuật khác được các bác sĩ tại BVĐK tỉnh Lào Cai và một số BVĐK tỉnh khác là Hà Giang, Điện Biên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Ninh Bình cũng thực hiện thành thạo, giảm tối đa bệnh nhân chuyển tuyến Trung ương, đó là phẫu thuật chấn thương, vết thương mạch máu ngoại vi, mổ máu tụ trong não. Theo GS.TS Trần Bình Giang - Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, phẫu thuật mạch máu là loại phẫu thuật tinh tế, phức tạp nhất trong ngoại khoa. Ngoài yêu cầu về trang thiết bị, để nối mạch máu đứt vì chấn thương, hoặc thay đoạn mạch máu đòi hỏi kỹ thuật viên có trình độ tay nghề rất cao. Nếu phẫu thuật viên không được chuẩn bị kỹ thì dù có nối được, mạch máu cũng sẽ bị đông, bị tắc, khiến chi không được cấp máu, chỉ trong khoảng 6 tiếng, chi sẽ hoại tử. Lúc này, cắt cụt chi là biện pháp cuối cùng để cứu sống tính mạng bệnh nhân. Hoặc với mạch máu não thì chỉ 2 phút não không được cấp máu, bệnh nhân có thể tử vong, chỉ còn cách thực hiện kỹ thuật tại chỗ mới có hi vọng cứu được người bệnh. Trên thực tế, trước đây, các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đã phải cắt cụt chi không ít bệnh nhân chuyển đến từ bệnh viện tuyến dưới do kỹ thuật phẫu thuật chấn thương, vết thương mạch máu ngoại vi chưa phát triển, trang thiết bị chưa đáp ứng được.

Khi người nước ngoài... sang Việt Nam chữa bệnh

Những ngày cuối năm 2015, sự kiện các bác sĩ của Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) xạ phẫu điều trị thành công khối u trong não bệnh nhân P.M (74 tuổi, quốc tịch Thái Lan) trở thành sự kiện đáng nhớ.

Trước khi sang Việt Nam, ông P.M có tiền sử mổ u dây thần kinh số VIII bên trái tại một bệnh viện của Thái Lan. Sau phẫu thuật, khối u không thuyên giảm, tái phát tại chỗ, chèn ép, bịt kín ống tai trong, gây điếc hoàn toàn tai trái. Không những vậy, khối u còn xâm lấn dây thần kinh số VII bên trái, gây liệt mặt trái. Ông tìm đến Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu sau nhiều cuộc hội chẩn với các chuyên gia y tế hàng đầu của Thái Lan và nhiều nước khác. GS.TS Mai Trọng Khoa - Giám đốc trung tâm cho biết, cuộc phẫu thuật thành công, ông P.M thực sự ngưỡng mộ trình độ chuyên môn và tay nghề của các bác sĩ Việt Nam. Đây không chỉ là niềm động viên vô cùng lớn lao mà còn là động lực để những người thầy thuốc tiếp tục cố gắng hoàn thành sứ mệnh chữa bệnh, cứu người.

Ông P.M chỉ là một trong số nhiều bệnh nhân người nước ngoài lựa chọn Việt Nam là điểm đến chữa bệnh. Sự kiện trên đây cũng không phải là thành tựu y học duy nhất của nước ta được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Năm 2015, ca ghép tạng xuyên Việt hi hữu được các y, bác sĩ Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) phối hợp thực hiện thành công, một lần nữa khẳng định trình độ chuyên môn, kỹ thuật và tay nghề của các thầy thuốc nước nhà. Cũng chính tại Bệnh viện Việt Đức, giới chuyên môn đã không ít lần bày tỏ ngưỡng mộ với phương pháp hybrid cứu hàng trăm trường hợp mắc bệnh lý tim mạch phức tạp, đa thương tổn có thể được hồi sinh sự sống, tiết kiệm chi phí, thời gian phục hồi. Phương pháp này giúp bệnh nhân không phải trải qua cuộc đại phẫu thuật có nguy cơ rủi ro cao, chi phí lớn, chăm sóc hậu phẫu phức tạp. Kỹ thuật này đã được lựa chọn tham gia báo cáo tại Hội nghị Can thiệp tim mạch toàn quốc diễn ra vào cuối tháng 10/2015 trước hàng chục chuyên gia đầu ngành về can thiệp tim mạch nước ngoài. Cùng với nhiều kỹ thuật tiên tiến về can thiệp tim mạch khác, nhiều chuyên gia đánh giá, Việt Nam đã ứng dụng sáng tạo khoa học công nghệ hiện đại trên thế giới vào điều kiện của nước nhà, giúp người dân được tiếp cận kỹ thuật tiên tiến mà không phải ra nước ngoài điều trị.

Vươn ra “biển lớn y học”

Điểm lại những thành tựu xứng tầm thế giới, vươn ra “biển lớn y học”, không thể không kể đến những tiến bộ trong lĩnh vực sản xuất vaccine. 10/11 loại vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã được Việt Nam sản xuất. Năm 2015, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công nhận Hệ thống quản lý Quốc gia về vaccine (NRA) của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ đây, các vaccine sản xuất tại Việt Nam có đủ điều kiện để tiền thẩm định trước khi xuất khẩu.

Bên cạnh đó, điểm nhấn y tế hội nhập và phát triển trong năm qua phải kể đến việc hợp tác y tế trong cộng đồng ASEAN ngày càng sâu rộng. Năm 2015, Việt Nam chính thức được bầu làm thành viên Hội đồng Chấp hành Đại hội đồng Y tế Thế giới. Theo đó, từ năm 2016, Việt Nam sẽ đại diện cho 37 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO đưa ra tiếng nói, khuyến nghị của mình và các quốc gia trong khu vực để đưa vào các quyết sách toàn cầu trong lĩnh vực y tế. Việt Nam cũng “tuyên chiến” với kháng thuốc theo kế hoạch toàn cầu phòng, chống kháng thuốc của Đại hội đồng Y tế Thế giới…

Võ Thu/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 22 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top