Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hướng tới một thế giới không còn AIDS

Thứ tư, 15:00 30/12/2015 | Y tế

GiadinhNet - Hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2015 (từ 10/11 - 10/12/2015), nhiều tỉnh, thành trên toàn quốc đã tổ chức triển khai tháng hành động với chủ đề “Hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam”.

 

Không kỳ thị với người có H. tranh minh họa
Không kỳ thị với người có H. tranh minh họa

 

Nâng cao trách nhiệm thanh niên trong phòng, chống HIV/AIDS

Xác định chống tệ nạn xã hội, phòng, chống HIV/AIDS không chỉ là trách nhiệm của cơ quan chức năng mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân và toàn xã hội; trong đó, Đoàn Thanh niên có vai trò tích cực, những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, phòng, chống ma túy, HIV/AIDS luôn được Thành đoàn Hà Giang rất chú trọng.

Với gần 4.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) đang sinh hoạt tại 24 cơ sở, chi đoàn trực thuộc, thời gian qua, các cơ sở Đoàn ở Hà Giang đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành chức năng chỉ đạo, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo sự chuyển biến tích cực trên lĩnh vực phòng, chống ma túy, HIV/AIDS trong tầng lớp thanh, thiếu niên.

Từ đầu năm đến nay, Thành đoàn của Hà Giang đã tổ chức được 14 buổi tuyên truyền về chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội, thu hút trên 3.000 lượt ĐVTN tham gia. Chỉ đạo các cơ sở Đoàn tổ chức cho 2.561 ĐVTN, học sinh ký cam kết không vi phạm Luật Giao thông đường bộ; không tàng trữ, mua bán, sử dụng ma túy cũng như tham gia các tệ nạn xã hội khác. Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa với nội dung và hình thức phong phú như: Phối hợp với Công an thành phố tổ chức Hội thi “Tuổi trẻ tham gia phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội”, tổ chức ngày hội “TN với pháp luật”, các buổi nói chuyện chuyên đề, hội diễn văn nghệ... Qua đó, đã tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cũng như góp phần nâng cao nhận thức cho ĐVTN, tránh tình trạng bị lôi kéo, sa vào các tệ nạn xã hội.

Hiện nay, Thành đoàn Hà Giang có 4 đội Thanh niên tình nguyện “Thắp sáng niềm tin” có nhiệm vụ cảm hóa những ĐVTN “chậm tiến” trên địa bàn, tuyên truyền cho họ có lối sống lành mạnh, không vi phạm pháp luật hay tham gia các tệ nạn xã hội. Câu lạc bộ “Vững bước” ở phường Ngọc Hà nhằm giúp đỡ những ĐVTN đã hoàn thành thời gian cải tạo trong các trại tạm giam, giáo dưỡng sớm hòa nhập với cộng đồng, tích cực lao động chân chính để làm lại cuộc đời. Bên cạnh đó, ở mỗi trường học đều có Câu lạc bộ tìm hiểu pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, giúp các em nắm vững kiến thức về pháp luật, tránh xa các tệ nạn xã hội. Thành đoàn còn phối hợp với Trung tâm DS/KHHGĐ tổ chức các buổi tuyên truyền về kiến thức sinh sản lồng ghép với phòng, chống tệ nạn xã hội tại các xã, phường và đơn vị trường học. Những hoạt động cụ thể trong công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội của tổ chức Đoàn thanh niên đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức phòng, chống các tệ nạn cho ĐVTN, nhân dân. Thông qua công tác tuyên truyền, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo ANTT tại địa phương cũng như tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức cơ sở Đoàn và ĐVTN trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn.

Thời gian tới, Thành đoàn Hà Giang tiếp tục phối hợp với Công an thành phố, các ngành chức năng đẩy mạnh hoạt động truyền thông đến từng tổ dân phố, thôn bản và các đơn vị trường học; tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa như nói chuyện chuyên đề, hội thi, hội diễn văn nghệ... để tạo “sân chơi” lành mạnh cho thanh, thiếu niên; qua đó phát huy vai trò trách nhiệm, tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS.

Rốt ráo phòng, chống HIV/AIDS tại mảnh đất vùng biên

An Giang là tỉnh đầu nguồn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, dân số trên 2,2 triệu người, có đường biên giới tiếp giáp Campuchia, có 18 xã biên giới và 7 cửa khẩu giáp Campuchia, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai bên biên giới thông thương, buôn bán. Tuy nhiên bên cạnh đó, xuất hiện việc xuất nhập cảnh trái phép, tình hình tệ nạn xã hội ngoại biên diễn biến phức tạp, đặc biệt tuyến biên giới Campuchia.

Theo thống kê năm 2006, An Giang là một trong 5 tỉnh có số lượng người nhiễm HIV cao nhất nước. Trước tình hình trên, tỉnh An Giang đã tập trung triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với nhiều mô hình, nhiều cách làm phong phú; thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa y tế, có sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh An Giang đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang tổ chức hiệu quả chương trình tuyên truyền về chính sách, pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS. Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức hàng trăm lớp tập huấn cho trên 20.000 lượt cán bộ hội là đội ngũ truyền thông viên cơ sở. Tổ chức gần 20.000 buổi truyền thông lồng ghép các buổi sinh hoạt tổ, nhóm câu lạc bộ cho gần 1 triệu lượt phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, người có hành vi nguy cơ cao. Từ những hoạt động trên, trong những năm gần đây, tốc độ lây nhiễm và tử vong vì HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh An Giang đã giảm dần qua từng năm.

Tuy nhiên, công tác phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh vẫn còn một số hạn chế như: Công tác tuyên truyền, thực hiện phòng, chống HIV/AIDS ở một số cơ sở hội hiệu quả chưa cao, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách địa phương còn hạn chế…

Trong thời gian tới, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh An Giang kiến nghị: Tăng kinh phí cho công tác tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở, có chính sách hỗ trợ như vay vốn ưu đãi, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người có HIV, nhóm phụ nữ có nguy cơ lây nhiễm cao.

 

Hướng tới kết thúc dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vào năm 2030

Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2015 có 4 mục tiêu:

1. Thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân vào thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”, hưởng ứng các mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người nhiễm HIV chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virus và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng virus kiểm soát được số lượng virus ở mức thấp) và hướng tới kết thúc dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vào năm 2030;

3. Nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người về dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS;

2. Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động  phòng, chống HIV/AIDS.

4. Mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng, tính dễ tiếp cận của các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS đến mọi người dân.

Năm 2015, Việt Nam tập trung vào chủ đề “Hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam”.

 

Đẩy mạnh công tác tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai

Năm 2015, tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tập trung vào hoạt động cung cấp dịch vụ can thiệp dự phòng lây truyền HIV như: Đẩy mạnh công tác tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, tư vấn và xét nghiệm ngay từ lần đầu khi phụ nữ mang thai đến khám thai tại các cơ sở y tế; mở rộng tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại tuyến xã; tăng cường hình thức xét nghiệm lưu động tại nơi có tình hình dịch cao, phụ nữ mang thai khó tiếp cận với y tế.

Chương trình đã  tăng cường cơ chế phối hợp để chuyển gửi hiệu quả giữa cơ sở phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm HIV với cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, đảm bảo phụ nữ mang thai nhiễm HIV phải được điều trị ARV sớm để phòng lây truyền HIV sang con; đảm bảo việc cung ứng thuốc ARV liên tục, sử dụng phác đồ điều trị phù hợp, hỗ trợ tuân thủ điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV để giảm tối đa tình trạng nhiễm HIV từ mẹ.

Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế)  cho biết, Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai trên toàn quốc từ cuối năm 2004 với mục tiêu đến năm 2015 giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5%. Chương trình đã triển khai nhiều gói dịch vụ phòng lây nhiễm mẹ con toàn diện tại các cơ sở y tế. Nhờ đó, năm 2014, tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị ARV dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là hơn 57% và tỷ lệ phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV và nhận kết quả xét nghiệm là gần 65%.

N.Phương - X.Hoàng/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 17 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top