Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hội thảo Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế trong tình hình mới: Nếu “cắt” thì mọi thành quả sẽ đổ bể

Thứ tư, 08:00 30/10/2013 | Y tế

GiadinhNet - “Cần phải có chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế”. Đó là ý kiến khẳng định của đại biểu Đỗ Mạnh Hùng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tại Hội thảo “Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) thuộc lĩnh vực y tế trong tình hình mới” do Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội phối hợp cùng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam tổ chức tối 28/10 tại Hà Nội.

Hội thảo Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế trong tình hình mới: Nếu “cắt” thì mọi thành quả sẽ đổ bể 1
Chương trình MTQG đã góp một phần rất quan trọng trong công tác DS-KHHGĐẢnh: P.V
 
Quản lý Chương trình MTQG khác hoàn toàn với quản lý chi thường xuyên

Tại Hội thảo, một số đại biểu Quốc hội đã băn khoăn về tính thiết thực, hiệu quả của các chương trình MTQG và có nên tiếp tục Chương trình MTQG hay chuyển về chi thường xuyên…TS Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đã lấy Chương trình MTQG Dân số- KHHGĐ để minh họa thêm trong phần lý giải của mình.

Có thể nói trong suAốt thời gian qua, công tác DS-KHHGĐ tập trung vào mục tiêu duy nhất là giảm sinh. Từ năm 1989, các nhà khoa học đã dự báo: Đến năm 2010, dân số Việt Nam là 105 triệu người; đến năm 2013 là 110,8 triệu người. Trên thực tế, theo số liệu công bố chính thức của Tổng cục Thống kê, ngày 1/11/2013 tới đây, dân số Việt Nam tròn 90 triệu. Trước đó, năm 1989, các nhà khoa học dự báo Việt Nam đã đạt 90 triệu người từ năm 2002. Như vậy, Việt Nam đã tránh sinh được 20,8 triệu trường hợp. Giai đoạn 1989- 1999, mỗi năm Việt Nam tăng trung bình 1,2 triệu người. Đây là minh chứng cho việc thực hiện Chương trình MTQG rất hiệu quả.

Vậy có nên tiếp tục Chương trình MTQG không, hay chuyển về chi thường xuyên? TS Dương Quốc Trọng khẳng định: Bản chất chương trình MTQG theo đúng tên gọi của nó, như lời của GS Mai Kỷ (một trong những người đầu tiên đề xuất Chương trình MTQG- PV)- đây là “cây Chương trình MTQG”: Đề ra mục tiêu nào thì có chỉ tiêu kèm theo, chỉ tiêu nào thì phải có giải pháp, giải pháp nào thì phải có kinh phí, phải có đầu ra, có đầu ra mới có tiền. Đó là bản chất của Chương trình MTQG. Quản lý chương trình MTQG khác hoàn toàn với quản lý chi thường xuyên.

Trả lời cho câu hỏi có nên tiếp tục Chương trình MTQG Dân số- KHHGĐ hay không, TS Dương Quốc Trọng khẳng định: “Chương trình MTQG đã góp một phần rất quan trọng trong công tác Dân số thời gian qua. Số con trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cách đây 50 năm (1961) là 6,4 con, đến nay là 2,05 con. Tôi cho rằng đây là một thành tựu ngoạn mục của Việt Nam, trong khi đó, thế giới giảm từ 5 con xuống còn 2,5 con”.
 
Ưu tiên tập trung nâng cao chất lượng dân số

Từ một góc độ khác, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đặt vấn đề: “Theo báo cáo của Chính phủ, giai đoạn tới (sau 2015), chúng ta sẽ cắt giảm các chương trình MTQG xuống còn vài ba chương trình (trong đó có các chương trình như giảm nghèo, nông thôn mới hay môi trường…). Theo quan điểm của tôi, cần phải giữ Chương trình MTQG về Y tế”, ông Hùng nói.

Về Chương trình MTQG DS – KHHGĐ, theo ông Hùng, dân số không chỉ quan tâm đến vấn đề sinh, tỷ lệ sinh, mà còn cần quan tâm đến vấn đề chất lượng dân số, phải quan tâm ngay đến giai đoạn đầu đời của trẻ.

TS Dương Quốc Trọng cho biết: Chiến lược Dân số và SKSS Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt có 5 nội dung ưu tiên trong thời gian tới, nội dung ưu tiên số một chính là tập trung nâng cao chất lượng dân số; (2) Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, (3) Tận dụng cơ cấu dân số “vàng”; (4) Chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số; (5) Kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh. Tập trung nâng cao chất lượng dân số cũng là nội dung ưu tiên trong thực hiện Chương trình MTQG DS – KHHGĐ giai đoạn 2011-2015. 
 
Ngành Dân số hiện đã và đang thực hiện một số đề án, mô hình nâng cao chất lượng dân số như: Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân (dự phòng cấp 1); Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh (dự phòng cấp 2); Sàng lọc, chẩn đoán sơ sinh (dự phòng cấp 3).

Trong thời gian tới, ngành Dân số luôn coi nâng cao chất lượng dân số là mục tiêu ưu tiên nhất trong thực hiện Chiến lược Dân số và SKSS cũng như Chương trình MTQG DS-KHHGĐ.

“Trong thời gian tới, chúng ta sẽ tiếp tục duy trì mức sinh thấp hợp lý để đảm bảo một cơ cấu dân số hợp lý trong tương lai. Công tác dân số hiện có những thách thức rất lớn về mất cân bằng giới tính khi sinh, già hóa dân số, chất lượng dân số còn thấp… Nếu trong thời gian tới  không đầu tư mạnh cho Chương trình MTQG thì có thể nói, chúng ta sẽ lỡ nhịp, những thành quả trước đây về DS-KHHGĐ sẽ đổ bể”, TS Dương Quốc Trọng chia sẻ.
 
Võ Thu
phamhuongthuviec
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 3 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 6 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Top