Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hồi sinh cuộc đời bằng phương pháp ECMO

Thứ sáu, 10:32 03/06/2016 | Y tế

GiadinhNet - Nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, thậm chí gia đình hai bên đã xác định tình huống xấu nhất, nhưng nhờ được áp dụng phương pháp mới nhất – ECMO, bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục, thậm chí, hồi phục nhanh hơn dự kiến.

Cách đây 2 tuần, bệnh nhân Lê Thị Dung đã phải nghĩ đến cái chết song nay đã nở nụ cười. Ảnh: V.Thu
Cách đây 2 tuần, bệnh nhân Lê Thị Dung đã phải nghĩ đến cái chết song nay đã nở nụ cười. Ảnh: V.Thu

Gia đình đã chuẩn bị tình huống xấu nhất

Có mặt tại buổi lễ ra viện bệnh nhân viêm phổi nặng ARDS được điều trị bằng phương pháp kỹ thuật trao đổi ôxy ngoài cơ thể (ECMO) sáng 2/6, bệnh nhân Lê Thị Dung (44 tuổi, là lao động tự do, ở Hà Nội) không giấu được giọt nước mắt xúc động. Chỉ cách đây chưa đến 2 tuần, chị và gia đình đã từng nghĩ đến tình huống xấu nhất là cái chết.

Chị Dung cho biết, tiền sử chị bị huyết áp thấp, không có tiếp xúc với gia cầm ốm, chết, cũng không có bệnh lý nội – ngoại khoa nào trước đây. Thế nhưng, khoảng đầu tháng 5, chị đột ngột sốt cao 39-40 độ. Cơn sốt này kéo dài hành hạ chị, có lúc còn kèm gai rét. Sau 4 ngày điều trị ở nhà không đỡ, bệnh nhân tiếp tục đi ngoài phân lỏng, ho đờm trắng, nên gia đình đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhà khám, điều trị ngoại trú. Ba ngày sau, bệnh nhân xuất hiện khó thở gia tăng. Chị Dung được đưa vào Bệnh viện 19/8 trong tình trạng viêm phổi nặng, suy hô hấp, thở ống nội khí quản. Ngày 18/5, bệnh nhân Dung được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

“Khi mẹ em được đưa vào Bệnh viện 19/8 thì đã bị hôn mê, hoàn toàn không biết gì. Sau đó, tình trạng càng nặng lên, đặc biệt khi mẹ em vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hai bên nội- ngoại gia đình em đã xác định tinh thần, chuẩn bị tâm lý xấu nhất. Em nhớ, lúc đó da bà đã tím tái hoàn toàn...”, anh Vũ Thanh Sơn, con trai bệnh nhân Dung chia sẻ.

Khoa Hồi sức tích cực thường được ví như “ga cuối cùng” trong cuộc hành trình của cả bệnh nhân và bác sĩ để giành giật lại sự sống. Những phương pháp tối ưu nhất trong y khoa nói chung và hồi sức cấp cứu nói riêng sẽ được áp dụng cho bệnh nhân nơi này. Nhưng đôi khi, chỉ nỗ lực không thôi chưa thể cứu sống được một con người. ThS.BS Vũ Đình Phú – Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, người trực tiếp theo dõi, điều trị cho bệnh nhân này chia sẻ: “Sau 24 giờ theo dõi điều trị cho bệnh nhân Dung, tình trạng không được cải thiện, thậm chí bệnh nhân đi vào tình trạng sốc, tụt huyết áp, tiên lượng rất xấu. Lúc này, phổi bệnh nhân đã bị tổn thương lan tỏa chiếm 3/4 phổi, suy hô hấp nặng. Khoa đã tiến hành hội chẩn cấp cứu, đồng thời xin ý kiến Ban Giám đốc Bệnh viện, thống nhất chỉ định triển khai áp dụng kỹ thuật ECMO cho bệnh nhân.

Ca đặc biệt

Dù là ca thứ 8 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương áp dụng phương pháp ECMO, nhưng PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện cho biết, đây lại là ca đánh dấu sự khác biệt lớn nhất. Bởi đây là trường hợp đầu tiên ở Việt Nam được bỏ máy thở ngay trong khi chạy ECMO. Thông thường bệnh nhân phải trải qua thời gian điều trị ECMO kéo dài mới “cai” được máy thở.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Kính cho biết thêm, ECMO đã được giới chuyên gia đánh giá là kỹ thuật cao cấp nhất trong hồi sức cấp cứu tích cực hiện nay, là cứu cánh cuối cùng của bệnh nhân khi các phương pháp khác đã không mang lại kết quả. Song, cũng là một kỹ thuật phức tạp, khó triển khai, phải là những bác sĩ được đào tạo mới thực hiện được.

Đây là một trong những kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể, máu sẽ được đưa ra khỏi cơ thể bệnh nhân và chạy qua một hệ thống máy có màng lọc sau đó trả về cho người bệnh. Trước đây, những trường hợp phải hỗ trợ thở máy nếu lượng bão hòa ôxy máu của bệnh nhân không đạt người bệnh sẽ tử vong. Nay phương pháp ECMO được sử dụng cho những bệnh nhân bị suy hô hấp cấp nặng không đáp ứng với việc hỗ trợ thở máy và bệnh nhân bị suy tim cấp như viêm cơ tim cấp do virus và suy tim cấp nặng mà các phương pháp điều trị thông thường không cải thiện được.

Chia sẻ về những nguy cơ, rủi ro khi áp dụng biện pháp mới, khó nhất này cho bệnh nhân, PGS.TS Nguyễn Văn Kính xác định: “Kể cả dùng ECMO đi chăng nữa, khi những tổn thương của cơ quan nội tạng do mầm bệnh gây nên quá nặng, không phải lúc nào hiệu quả cũng tối đa. Thậm chí trên thế giới, nếu có áp dụng ECMO tỷ lệ cứu sống cũng chỉ 30% bệnh nhân. Những ca quá nặng vẫn phải xác định là tử vong. Hơn nữa, chi phí cho điều trị bằng ECMO rất đắt, nhưng còn nước còn tát, chúng tôi vẫn quyết tâm áp dụng cho bệnh nhân Dung”. Kết quả, sau 7 ngày được điều trị ECMO, từ chỗ tính mạng nguy kịch, sức khỏe bệnh nhân tiến triển tốt và được bỏ thở máy, rút ống nội khí quản. Một ngày sau bệnh nhân đã tự thở được. Bệnh nhân chỉ nằm viện 15 ngày, với 10 ngày dùng kháng sinh.

“Là trường hợp đầu tiên Bệnh viện đã rút máy thở của người bệnh trước khi rút ECMO, các bác sĩ đã phải theo dõi rất sát sao tiến triển của bệnh nhân. Rất may mắn, Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện đảm bảo tiêu chuẩn ISO, điều kiện chống nhiễm khuẩn trong phòng bệnh tốt nên đảm bảo môi trường khi bệnh nhân rút thở máy. Khi rút được máy thở sớm, bệnh nhân sẽ tránh được nguy cơ bị bội nhiễm, rút ngắn thời gian điều trị, giúp chức năng hô hấp của phổi nhanh hồi phục, giảm thiểu di chứng tổn thương phổi” PGS.TS Nguyễn Văn Kính chia sẻ.

300 - 500 triệu đồng cho một ca điều trị ECMO

Trước đây, ECMO chỉ được dùng trong phẫu thuật tim hở, ghép tim, nhiễm độc phổi, nay Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã ứng dụng phương pháp này trong ca suy hô hấp nặng. Được biết, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, khi chưa triển khai kỹ thuật này với những bệnh nhân bị viêm phổi nặng, nguy kịch, tỷ lệ tử vong chiếm hơn 80% nhưng hiện nay đã có rất nhiều bệnh nhân được cứu sống. Chi phí điều trị cho mỗi ca khoảng 300- 500 triệu đồng.

Võ Thu/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trong thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều

Hà Nội gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trong thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Tính từ đầu năm 2024 đến giữa tháng này, Hà Nội ghi nhận 513 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Còn 164 người nghi ngộ độc sau ăn cơm gà Trâm Anh đang nằm viện

Còn 164 người nghi ngộ độc sau ăn cơm gà Trâm Anh đang nằm viện

Y tế - 1 ngày trước

Bác sĩ Trịnh Ngọc Hiệp, Phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa cho biết, tất cả các bệnh nhân phải nhập viện nghi ngộ độc sau ăn cơm gà quán Trâm Anh (đường Bà Triệu, Nha Trang) sức khỏe đã ổn định.

Uống nhầm thuốc giảm cân của chị gái mua trên mạng, bé 3 tuổi phải nhập viện cấp cứu

Uống nhầm thuốc giảm cân của chị gái mua trên mạng, bé 3 tuổi phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi ăn nhầm 7/14 viên thuốc giảm cân được chị gái mua ở trên mạng về, bé gái nôn nhiều, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, được đưa đi cấp cứu.

Vụ ngộ độc cơm gà: Số ca lên tới 345, xác định tác nhân gây bệnh

Vụ ngộ độc cơm gà: Số ca lên tới 345, xác định tác nhân gây bệnh

Y tế - 3 ngày trước

Kết quả cấy phân của 2 bệnh nhi ngộ độc thực phẩm nghi do ăn cơm gà, kết quả cho ra dương tính với vi khuẩn Salmonella, tác nhân chính gây nhiễm khuẩn đường ruột. Các ca ngộ độc tiếp tục tăng cao.

Bé gái 5 tuổi bị chó dữ cắn trọng thương vùng mặt

Bé gái 5 tuổi bị chó dữ cắn trọng thương vùng mặt

Y tế - 3 ngày trước

Sáng 15/3, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 cho biết, các bác sĩ Bệnh viện vừa tiến hành xử lý vết thương nặng ở vùng mặt cho một bệnh nhi do bị chó dữ tấn công.

Thông tin mới nhất vụ 222 người phải nhập viện sau ăn cơm gà ở Nha Trang

Thông tin mới nhất vụ 222 người phải nhập viện sau ăn cơm gà ở Nha Trang

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cơ quan chức năng đang tổ chức điều tra, xác định định rõ nguyên nhân và sẽ công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Đã có 222 người ngộ độc nhập viện, nghi do ăn cơm gà Trâm Anh ở Khánh Hoà

Đã có 222 người ngộ độc nhập viện, nghi do ăn cơm gà Trâm Anh ở Khánh Hoà

Y tế - 4 ngày trước

Đến chiều 14/3, các cơ sở y tế ở Khánh Hòa đã ghi nhận 222 trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm do ăn cơm gà tại quán gà ở TP Nha Trang.

Đi khám chữa răng, bé trai 8 tuổi nghịch ngợm nuốt cả kim diệt tủy

Đi khám chữa răng, bé trai 8 tuổi nghịch ngợm nuốt cả kim diệt tủy

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Trong quá trình diệt tủy răng, do bệnh nhi hiếu động nên kim diệt tủy đã bị rơi vào đường tiêu hóa.

22 trường hợp tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ tiếp tục gia tăng

22 trường hợp tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ tiếp tục gia tăng

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023

Sợi tóc thắt vào chân, bé gái 4 tháng tuổi suýt mất ngón

Sợi tóc thắt vào chân, bé gái 4 tháng tuổi suýt mất ngón

Y tế - 5 ngày trước

Một bé gái 4 tháng tuổi ở TP Vinh (Nghệ An) được người nhà đưa đến bệnh viện với ngón chân sưng đỏ do bị một sợi tóc rụng thắt vào.

Top