Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hiến máu dự bị - “kéo” truyền máu vùng sâu về gần đô thị

Thứ bảy, 12:16 26/12/2015 | Y tế

GiadinhNet – Dù hoạt động chưa lâu, mô hình hiến máu dự bị (HMDB) đã phát huy rất hiệu quả. Việc các cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có lực lượng hiến máu dự bị khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn hiến máu đã giúp địa phương tiết kiệm rất nhiều chi phí, rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi “án tử hình”.

“Chuyện thật như mơ”

Nhớ lại hình ảnh sản phụ người dân tộc H’mông tử vong do băng huyết sau sảy thai trong khi người nhà kiên quyết không cho xe đưa bệnh nhân về cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện, bác sĩ Nguyễn Văn Minh – Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) vẫn chưa hết bất ngờ về những gì họ đã làm được trong 3 năm qua.

Bệnh nhân Thào Thị C. (bản Phì Xua A, xã Phình Giàng, huyện Điện Biên Đông) có thai tuần thứ 12, băng huyết sau sảy thai, nhập viện ngày cuối tháng 3/2015 trong tình trạng đau bụng dữ dội, thiếu máu nặng, da xanh, niêm mạc nhợt, thể trạng gầy yếu. Trước tình hình như vậy, có thể đe dọa đến tính mạng do mất nhiều máu, các bác sĩ chỉ định truyền 2 đơn vị máu toàn phần nhóm O. Ngay lập tức, 2 đơn vị máu đã được hiến tặng từ người nhà của bệnh nhân và từ một thành viên câu lạc bộ hiến máu dự bị (HMDB) của huyện.

Cũng chỉ là truyền máu và hiến máu - điều vốn bình thường ở các cơ sở y tế nơi thành phố, vùng đồng bằng nhưng lại vô cùng ý nghĩa ở địa bàn vùng sâu, vùng xa như vậy – nơi có thời điểm “nhận máu của người khác thì con ma nhà khác sẽ ám vào mình mất…”.

Đến bây giờ, từ ca truyền máu đầu tiên tại huyện vào tháng 11/2013, đã có thêm nhiều trường hợp bệnh nhân nữa được truyền máu từ nguồn máu của người HMDB trong năm 2015 này.


Ngư dân bị tai nạn được truyền máu cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Bạch Long Vĩ (tháng 8/2015) (Ảnh do bệnh viện cung cấp)

Ngư dân bị tai nạn được truyền máu cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Bạch Long Vĩ (tháng 8/2015) (Ảnh do bệnh viện cung cấp)

Còn bác sĩ Nguyễn Đức Quân – người đã 11 năm gắn bó với đảo Bạch Long Vĩ có lẽ là người vui nhất khi tại đảo của mình đã có được “ngân hàng máu sống”. Ở bệnh viện “vừa là tuyến đầu, vừa là tuyến cuối” này, hàng năm, nhiều ca bệnh nặng và khó như viêm ruột thừa cấp, thủng dạ dày, vết thương gan, chửa ngoài tử cung vỡ… đều được xử trí thành. “Lúc nguy cấp, có nhờ tàu cá để chuyển được bệnh nhân về đất liền cũng phải mất 10 – 12 tiếng, sự sống của người bệnh khó mà giữ được, giờ có được nguồn máu tại chỗ giúp chúng tôi yên tâm hơn trong cấp cứu và điều trị.”

Chặng đường đầy gian khó

Để có được sự chuyển biến tích cực trong việc đảm bảo an toàn truyền máu đó, được sự cho phép của Bộ Y tế, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã triển khai đề tài cấp Bộ “Xây dựng nguồn người hiến máu dự bị cho vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo” tại 2 huyện đảo là Cát Hải, Phú Quốc và 2 huyện vùng sâu, biên giới là Tịnh Biên (tỉnh An Giang), Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên).

Quá trình xây dựng lực lượng HMDB bao gồm các bước: truyền thông về sự cần thiết và ý nghĩa của HMDB; tuyển chọn người đăng ký HMDB (theo nhóm máu, có kết quả xét nghiệm sàng lọc viêm gan B, viêm gan C, HIV âm tính và cam kết sẵn sàng hiến máu bất cứ lúc nào); tổ chức quản lý lực lượng HMDB theo sổ sách và thành lập câu lạc bộ; tổ chức thao diễn, lập tình huống báo động giả để mời người HMDB đến hiến máu khẩn cấp và huy động máu từ người HMDB cho bệnh nhân cần máu cấp cứu, theo đúng các quy trình đã thống nhất. Nhờ cách làm bài bản, khoa học đó mà đến nay, 4 huyện thuộc địa bàn nghiên cứu đã duy trì được danh sách HMDB gồm 321 thành viên.

“Đến giờ, mô hình đang phát huy rất tốt. Có những trường hợp bị chảy máu cấp về sản khoa cần vài đơn vị máu. Ngay trong đêm, bệnh viện gọi điện thì người HMDB đã có mặt sau ít phút, nhiều bệnh nhân đã vượt qua cơn hiểm nghèo. Các địa phương phản hồi rất tốt về mô hình này bởi không cần phải dự trữ máu thường xuyên, tiết kiệm được chi phí, cũng không đòi hỏi kỹ thuật cao”, GS.TS Nguyễn Anh Trí – Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương khẳng định.

Sẽ có thêm nhiều “ngân hàng máu sống” khác

GS. TS Nguyễn Anh Trí cũng cho biết thêm: “Không phải địa phương vùng sâu, vùng xa, hải đảo cũng đủ chi phí để trang bị tủ lạnh và điều kiện cần thiết cho trữ máu. Còn khi cấp cứu, vận chuyển máu khẩn cấp hoặc chuyển bệnh nhân đi thì cũng khó mà kịp thời. Nước ta có 3.000 đảo, chi phí không phải đơn giản để đầu tư 3.000 chiếc tủ lạnh; nếu đầu tư tủ lạnh cần có máu chứ, chuyển máu ra đảo cũng là cả vấn đề, chưa kể đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa khác. Vì vậy, xây dựng lực lượng hiến máu dự bị tại chỗ là phương án tối ưu nhất. Có thể nói, người HMDB chính là “ngân hàng máu sống” có thể cung cấp máu bất cứ lúc nào cần, chi phí bảo quản rẻ mà phương thức bảo quản hoàn hảo, máu luôn được đổi mới lại có thể huy động bất cứ lúc nào”.

 


Lấy máu xét nghiệm định kỳ cho người hiến máu dự bị tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang (ảnh: Lý Hảo)

Lấy máu xét nghiệm định kỳ cho người hiến máu dự bị tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang (ảnh: Lý Hảo)

 

Từ hiệu quả đã được khẳng định này, tiếp sau những kết quả của mô hình xây dựng lực lượng hiến máu dự bị được Viện nghiên cứu tiến hành thí điểm tại 4 địa phương, Trung tâm Truyền máu Hải Phòng cũng đã áp dụng cách làm này tại huyện đảo Bạch Long Vĩ. Trong năm 2015, mô hình tiếp tục được Viện triển khai tại đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị), đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), các huyện vùng sâu của tỉnh Hà Giang, Quảng Bình, Lào Cai. Trong thời gian tới, nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa hay như đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận), Trường Sa cũng sẽ có được những ngân hàng máu sống như vậy.

Với những kết quả ban đầu hết sức khả quan, mô hình này đã minh chứng cho giải pháp hết sức tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu truyền máu ngày càng cao của người dân ở mọi vùng miền, mọi điều kiện địa lý.

 

Đảm bảo đủ nguồn máu an toàn, có chất lượng để phục vụ cho cấp cứu, điều trị người bệnh và có đủ máu dự trữ cho an ninh, quốc phòng, dự phòng thảm họa, đặc biệt là quan tâm đến truyền máu ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo là thành tựu của ngành truyền máu cả nước. Kết quả có được là nhờ vai trò then chốt của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, danh hiệu Anh hùng Lao động được trao tặng cho tập thể Viện là hoàn toàn xứng đáng cho những nỗ lực này.

Thanh Hằng/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 7 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 tuần trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Top